Biện pháp 3: Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung, chương trình hoạt động GDNGLL

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông búng lao huyện mường ảng, tỉnh điện biên luậ (Trang 81 - 95)

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT BÚNG LAO, HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN …

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở trường trung học phổ thông Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

3.2.3. Biện pháp 3: Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung, chương trình hoạt động GDNGLL

3.2.3.1. Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên về tổ chức hoạt động GDNGLL

Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

Tổ chức các chuyên đề về hoạt động GDNGLL.

Cử GV tham gia tập huấn bồi dưỡng ở các cấp về hoạt động GDNGLL.

Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên.

Có những động viên, khuyến khích kịp thời để GV tự học, nâng cao trình độ và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL.

3.2.3.2. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức thực hiện hoạt động GDNGLL

Ban chỉ đạo nhà trường tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội: Phòng văn hoá, Ytế học đường, Công an, Mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội khuyến học.v.v..

Sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường: Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học, hội chữ thập đỏ.v.v.. Để các đoàn thể hỗ trợ về tinh thần cũng như cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của nhà trường. Tổ chức cho học sinh giao lưu kết nghĩa với các trường đóng trên địa bàn, phối kết hợp với địa phương tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng các ngày lễ như ngày hội đại toàn dân đoàn kết, trung thu, tết nguyên đán……

3.2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động GDNGLL Ban giám hiệu trường THPT Búng Lao chỉ đạo quán triệt đẩy mạnh công tác sử dụng các kênh thông tin nghe, nhìn để vận dụng tổ chức hoạt động GDNGLL.

Xây dựng các phần mềm tổ chức, quản lý hoạt động GDNGLL.

Tổ chức tập huấn cho GV, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động GDNGLL.

3.2.3.4. Huy động tài chính, cơ sở vật chất cho tổ chức hoạt động GDNGLL Qua thực tế trường THPT Búng Lao đã cân đối ngân sách, ưu tiên đầu tư nguồn tài chính có thể để tổ chức hoạt động GDNGLL.

Tận dụng tối đa cơ sở vật chất, thiết bị hiện có của nhà trường cho việc tổ chức hoạt động GDNGLL.

Huy động mọi nguồn lực, sự đóng góp của phụ huynh HS và các tổ chức xã hội cho tổ chức hoạt động GDNGLL.

Khai thác tiềm năng của xã hội, của cộng đồng, của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn cho tổ chức hoạt động GDNGLL như: Cơ sở vật chất, cơ sở văn hoá của địa phương, các nguồn tài chính giúp đỡ của địa phương,…

3.2.4. Biện pháp 4: Đa dạng hoá các loại hình hoạt động ngoài giờ lên lớp 3.2.4.1. Hoạt động chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật

Xã hội nào cũng đều xây dựng cho mình một con người lý tưởng. Con người lý tưởng là con người mang tư tưởng tiên tiến của thời đại và hành động theo lý tưởng ấy. Trong xã hội chủ nghĩa của chúng ta nhằm xây dựng học sinh thành người lao động thành thạo một nghề, năng động đáp ứng nền kinh tế tri thức. Với hoạt động GDNGLL, một yêu cầu rất cơ bản là giáo dục tư tưởng

chính trị cho HS. Ở giai đoạn hiện nay làm việc này thật khó. Chúng ta không thể tập hợp các em để phổ biến Chỉ thị, Nghị quyết vì làm như thế hiệu quả rất thấp, chính vì vậy trường THPT Búng Lao đã đưa ra một số hình thức tiến hành thực hiện HĐGDNGLL, muốn có hiệu quả cao cần phải qua hoạt động văn hóa, xã hội, qua đoàn thể mà tiến hành, có như vậy mới đi vào lòng học sinh và bền vững thực tế trải nghiệm đã đem lại hiệu quả khả quan trong công tác giáo dục toàn diện học sinh của nhà trường.

Một số hình thức có thể tiến hành là:

+ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể ở nhà trường: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn (ngày nhà giáo Việt Nam, ngày quốc phòng toàn dân 22-12,…). Thông qua các hoạt động này để giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa các ngày lễ trong năm.

+ Tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, giúp đỡ gia đình neo đơn,….., chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương.

+ Tổ chức cho HS tham gia các chương trình từ thiện để thông qua hoạt động này giáo dục cho học sinh lòng nhân ái, thương nòi.

+ Xây dựng các câu lạc bộ nếp sống văn minh, phòng chống tệ nạn xã hội,…để giáo dục cho học sinh nếp sống có văn hóa như đội an ninh xung kích, đội phòng chống các tệ nạn xã hội.

+ Nhà trường phối hợp tổ chức các chuyên đề tuyên truyền pháp luật cho học sinh như: mời công an nói chuyện, tuyên truyền cho học sinh về luật giao thông đường bộ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, luật giao thông đường bộ,…triển khai chương trình giáo dục đạo đức pháp luật trong nhà trường, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe vị thành niên…

+ Tổ chức các hoạt động để học sinh được tìm hiểu lịch sử địa phương, đất nước, truyền thống vẻ vang của dân tộc trong các thời kỳ đấu tranh giữ nước, cũng như thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay,…

+ Tổ chức các buổi hội thảo để HS được tranh luận, thảo luận về những vấn đề mà thanh niên hiện nay đang quan tâm. Thông qua các hoạt động trên không

những giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS mà còn hình thành nhiều phẩm chất khác ở các em như: tình đoàn kết gắn bó, tình yêu thương con người, lòng tự hào dân tộc và phát huy các bản sắc dân tộc Việt Nam….

3.2.4.2. Tìm hiểu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ học tập

Trong điều kiện nhà trường đã thành lập các nhóm nghiên cứu bộ môn để mở rộng, khắc sâu kiến thức đã học, để từ đó vận dụng vào cuộc sống. Chỉ đạo tổ chức thành lập các câu lạc bộ môn học như: Văn học, vật lý, hóa học,…. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về dân số, bảo vệ môi trường,… Thành lập tổ tư vấn đẩy mạnh ứng dụng khoa học vào đời sống.

3.2.4.3. Tổ chức các hoạt động lao động công ích, xã hội

Để nhằm giáo dục cho HS ý thức, trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng bảo vệ quê hương đất nước, nhà trường đã tổ chức các hoạt động thường xuyên như lao động giúp đỡ gia đình, để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội có thể bằng các hình thức: tham gia lao động trồng cây, tham gia lao động tu sửa trường lớp, tham gia xây dựng “Công trình thanh niên”, tham gia lao động giúp nhân dân địa phương, tham gia lao động giúp đỡ gia đình,… Những hình thức trên giúp HS nhận thức rõ hơn giá trị lao động, giá trị của cải, vật chất. Từ đó các em có thái độ đúng đắn với người lao động, góp phần bảo vệ thành quả lao động xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

3.2.4.4. Hoạt động văn hóa - nghệ thuật

Trường THPT Búng Lao tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ để bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, bồi dưỡng lòng khao khát cái đẹp, cái thiện đưa cái đẹp, cái thiện vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp của học sinh bằng các hình thức như: Giới thiệu những sách báo, tác phẩm có giá trị lớn mà thanh niên quan tâm. Tổ chức các cuộc thi mang tính văn hóa - giáo dục (thi sáng tác thơ văn, báo tường,…). Tổ chức hội diễn văn nghệ, sáng tác thơ, tổ chức các hội thi học sinh thanh lịch, tổ chức các hoạt đọng ngoại khóa như khởi động đầu tuần, xử lý tình huống nhanh, trưng bày truyền thống nhà trường bằng tranh ảnh, các tác phẩm do HS sáng tác,…Tổ chức cho HS xem phim, ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật,…

3.2.4.5. Hoạt động thể thao, quốc phòng, tham quan du lịch

Chào mừng các ngày lễ lớn trường THPT Búng Lao tổ chức cho HS tham gia các hoạt động thể dục thể thao: Bóng đá, bóng bàn, đá cầu, cầu lông, điền kinh, võ thuật,…. Tổ chức cho HS tham gia “Hội khỏe phù đổng”. Tổ chức kết nghĩa với các đơn vị bộ đội, công an, các đơn vị bạn đóng trên địa bàn. Tổ chức các đội phòng chống tệ nạn xã hội, đội thanh niên xung kích,…Tổ chức cho HS tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử của địa phương như hang Thẩm Pú, hầm Đờ Cát, Đồi A1….., tổ chức cho HS cắm trại, dã ngoại nhân các ngày lễ lớn,… Qua các hoạt động tập thể tạo cho học sinh niềm phấn khởi, mạnh dạn và học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động ngoài giờ lên lớp

Đây là hoạt động mang tính pháp chế để nhằm phân tích, xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc.

Do vậy Ban giám hiệu trường THPT Búng Lao đã chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động GDNGLL để phát hiện ra những mặt tốt, để kịp thời động viên, khuyến khích, đồng thời tìm ra những thiếu sót, lệch lạc, những gì còn chưa đạt được so với mục tiêu dự kiến, những mặt còn yếu kém, khó khăn trở ngại, những vấn đề mới nảy sinh cần giải quyết, những nguyên nhân tồn tại,… Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL để điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh những biện pháp quản lý, tìm ra những giải pháp uốn nắn những lệch lạc, xử lý những vi phạm và phát huy những nhân tố tích cực, để phát huy những ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tuyên truyền những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến làm cho đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phòng ngừa những sai phạm có thể xảy ra.

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các bộ phận, của các lớp học. Bao gồm việc kiểm tra các công việc nêu trong kế hoạch có được thực hiện không? Qua đó có thể chỉ ra những việc chưa làm được, xác định nguyên nhân và so sánh kết quả đạt được (với các kết quả có thể quan sát được, kiểm tra được) với mục đích yêu cầu của hoạt động. Đồng thời kiểm tra việc làm cụ thể

của HS, của GV để đi đến đánh giá về: mục tiêu hoạt động có đạt không, nội dung hoạt động có đa dạng, phong phú, thiết thực và phù hợp với đối tượng không. Hình thức tổ chức có đảm bảo tính sáng tạo, tự quản của HS không.Với HS cần kiểm tra, đánh giá về các mặt: Nhận thức, động cơ, thái độ tham gia hoạt động, các nề nếp sinh hoạt, học tập, thói quen đạo đức, kỹ năng hành vi và các thành tích đạt được trong các phong trào thi đua.

Việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDNGLL phải dựa trên chương trình, kế hoạch đã được quy định. Phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động, có thể định tính, định lượng được hoặc sự được thừa nhận của tập thể, của xã hội trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Nhà trường đã xây dựng tiêu chí đánh giá và nó khác với tiêu chí đánh giá hoạt động dạy học trên lớp bởi hoạt động GDNGLL đa dạng và phong phú, không có chuẩn chung cho mọi hành động để đánh giá kết quả giáo dục của mỗi hoạt động. Khi xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL ban chỉ đạo phải căn cứ vào mục đích, nội dung, yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá hoạt động đó, từ đó làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.

Việc kiểm tra giám sát nhà trường đã thực hiện thường xuyên liên tục hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Tiến hành kiểm tra đánh giá các hoạt động của tập thể lớp kết hợp với sự tự kiểm tra đánh giá của tập thể lớp có sự chỉ đạo giúp đỡ, tham mưu của giáo viên chủ nhiệm đối với tập thể lớp và cá nhân mỗi HS. Đồng thời kiểm tra hoạt động qua thăm dò dư luận, trưng cầu ý kiến của cá nhân, của tập thể. Việc kiểm tra đánh giá đã có sơ kết, có tổng kết, đánh giá thi đua và khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau. Đồng thời, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn các hoạt động tập thể, cũng như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường nói riêng và ở các đơn vị giáo dục nói chung.

3.3. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Búng Lao

Những biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THPT Búng Lao mà chúng tôi đề cập trên đây được rút ra từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và kết quả của quá trình khảo sát thực tế tại nhà trường. Để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp này chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trên quy mô nhỏ.

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong trường trung học phổ thông Búng Lao về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động GDNGLL, phân cấp quản lý, đa dạng hóa loại hình hoạt động, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL, huy động các nguồn lực tổ chức hoạt động GDNGLL và tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL. Từ những thực tế rút ra các bài học kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế thiếu sót, phát huy những yếu tố hoạt động hiệu quả, từ đó điều chỉnh xây dựng kế hoạch phù hợp, sát thực hơn với điều kiện thực tế.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm thông qua việc trưng cầu ý kiến của 20 chuyên gia cán bộ chuyên viên phòng Giáo dục trung học, cán bộ phòng giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học phổ thông Búng Lao và các chuyên gia đang trực tiếp tham gia quản lý, giảng dạy ở các đơn vị giáo dục có liên quan đóng trên địa bàn.

3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm

- Trưng cầu xin ý kiến các chuyên gia.

- Trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên ở trường THPT Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Qua thực tiễn tiến hành xin ý kiến các chuyên gia là cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT Búng Lao về các biện pháp quản lý tổ chức hoạt động

GDNGLL, về tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp quản lý tổ chức hoạt động GDNGLL, chúng tôi sử dụng phụ lục 3,4 và thu được kết quả sau đây:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL

Biện pháp quản lý

Mức độ Rất

cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản

lý, GV và HS về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động GDNGLL

18 = 90% 2 = 10% 0= 0%

2. Phân cấp quản lý 18 = 90% 2 = 10% 0 = 0%

3. Đa dạng hoá loại hình hoạt động, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL

19 = 95% 1 = 5% 0 = 0%

4. Huy động các nguồn lực tổ chức hoạt

động GDNGLL 18 = 90% 2 = 10% 0 = 0%

5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt

động GDNGLL 16 = 80% 4 = 20% 0 = 0%

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL

Biện pháp quản lý

Mức độ Rất

khả thi Khả thi Không khả thi 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ

quản lý, GV và HS về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động GDNGLL

16 = 80% 4 = 20% 0 = 0%

2. Phân cấp quản lý 16 = 80% 4 = 20% 0 = 0%

3. Đa dạng hoá loại hình, đổi mới

phương pháp tổ chức HĐGDNGLL 15 = 75% 5 = 25% 0 = 0%

4. Huy động các nguồn lực tổ chức

hoạt động GDNGLL 15 = 75% 5 = 25% 0 = 0%

5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt

động GDNGLL 14 = 70% 6 = 30% 0 = 0%

Qua kết quả bảng số liệu chúng tôi có nhận xét sau đây:

Về mức độ cần thiết: Năm biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao. Có >= 80% chuyên gia được hỏi cho ý kiến rằng các biện pháp quản lý thực hiện hoạt động GDNGLL là rất cần thiết. Còn lại các chuyên gia được hỏi đều cho ý kiến là các biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL là cần thiết. Không có ý kiến nào cho rằng không cần thiết. Điều này cho thấy, những chuyên gia được hỏi ý kiến đều cho rằng 5 biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất cần thiết để áp dụng vào việc quản lý thực hiện hoạt động GDNGLL trong giai đoạn hiện nay.

Về tính khả thi: 5 biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá có tính khả thi cao. Có >= 70% chuyên gia được hỏi cho ý kiến rằng các biện pháp quản lý HĐGDNGLL là rất khả thi. Còn lại các chuyên gia được hỏi đều cho ý kiến là các biện pháp quản lý HĐGDNGLL là khả thi. Không có ý kiến nào cho rằng không khả thi. Điều này cho thấy, những chuyên gia được hỏi ý kiến đều

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông búng lao huyện mường ảng, tỉnh điện biên luậ (Trang 81 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)