Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT BÚNG LAO, HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.4. Những khó khăn của cán bộ giáo viên khi thực hiện HĐGDNGLL
Qua thực tế thực hiện có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức quản lý thực hiện hoạt động GDNGLL. Có thể chỉ ra các nhân tố cơ bản sau:
+ Văn bản chỉ thị và hướng dẫn thực hiện.
+ Công tác tập huấn bồi dưỡng.
+ Công tác tổ chức (Thành lập Ban chỉ đạo, phân cấp quản lý, chỉ đạo, và tổ chức thực hiện).
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.
+ Cơ sở vật chất trang thiết bị.
+ Công tác kiểm tra đánh giá thi đua khen thưởng.
Để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện hoạt động GDNGLL của cán bộ giáo viên ở trường THPT, chúng tôi qua khảo sát ở trường THPT Búng Lao, huyện Mường Ảng, với câu hỏi số 10 (Phụ lục 2) có kết quả thu được như sau:
Bảng 2.11. Khó khăn của cán bộ giáo viên khi tổ chức hoạt động GDNGLL
Khó khăn của cán bộ giáo viên khi tổ chức hoạt động GDNGLL
Ý kiến của giáo viên Số lượng Tỉ lệ
(% ) a Cán bộ quản lý nhà trường chưa quan tâm 3 4,7
b Không có kinh phí 51 79,6
c Học sinh chưa tích cực 8 12,5
d Bản thân thiếu kinh nghiệm 2 3,1
e Phụ huynh học sinh không ủng hộ 0 0
g Các khó khăn khác 0 0
Nhìn vào bảng trên cho thấy: Có 79,6% giáo viên được hỏi cho ý kiến là khó khăn về kinh phí; 4,7% giáo viên được hỏi cho ý kiến là khó khăn do cán bộ
quản lý chưa quan tâm; 3,1% giáo viên được hỏi cho ý kiến là khó khăn do bản thân thiếu kinh nghiệm và 12,5 % giáo viên được hỏi ý kiến cho là khó khăn do học sinh chưa tích cực. Như vậy, trở ngại lớn nhất vẫn là thiếu kinh phí, đa số giáo viên cho rằng chủ đề hoạt động có hay, phương pháp tổ chức có tốt mấy nhưng không có kinh phí chi cho hoạt động thì rất ít tác dụng.
Mặt khác, số biên chế không tăng trong khi số tiết dạy học tăng, số môn học tăng, cơ sở vật chất vốn đã thiếu thốn nên chưa thể đáp ứng tốt cho việc chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả tốt nhất trong hoạt động GDNGLL nói riêng và các hoạt động giáo dục toàn diện nói chung. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học buộc phải đặc biệt linh hoạt, dựa theo hoàn cảnh đặc biệt của nhà trường. Công tác quản lý vì thế cũng gặp không ít khó khăn, vất vả. Nội dung chương trình sách giáo khoa mới về hoạt động GDNGLL mặc dù đã được triển khai thực hiện, song trong quá trình thực hiện cũng có những nhược điểm gây bất lợi cho công tác quản lý.
Ví dụ: Hoạt động Diễn đàn thanh niên theo chủ đề ở lớp 11 rất khó thực hiện nhất là với HS miền núi.
Về mặt định hướng, Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL cần thiết phải đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh. Tổ chức cho học sinh hoạt động GDNGLL một cách tự giác, tích cực, tự quản, sáng tạo và cần khai thác các lực lượng ngoài nhà trường để xây dựng, tổ chức các hoạt động. Đồng thời cần chú ý các hoạt động để nhằm giáo dục học sinh tham gia, tổ chức tốt các ngày truyền thống trong năm học, các chủ điểm giáo dục hàng tháng.
Về phối hợp với các lực lượng giáo dục, hiện nay, các nhà trường trên địa bàn huyện đặc biệt khó khăn, trường THPT Búng Lao huyện Mường Ảng đã tranh thủ được sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng vào các hoạt động GDNGLL của HS. Mặc dù còn chưa được nhiều và chưa thường xuyên, nhưng đã phần nào góp phần ngày càng nâng cao chất lượng các hoạt động GDNGLL để giáo dục toàn diện HS. Đã phối hợp với các ban, ngành của địa phương để tuyên truyền, cổ động góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. Nhà trường cũng đã phối hợp tốt với hội cha mẹ HS trong việc tham gia tổ chức thực hiện các hoạt động GDNGLL trong năm học. Tuy nhiên, hiện nay còn có cán bộ quản lý chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý hoạt động GDNGLL, còn tình trạng giao cho một GV hay cán bộ Đoàn phụ trách mà chưa tham gia quản lý một cách sát sao, cụ thể. Do đó công tác quản lý hoạt động GDNGLL ở các trường THPT còn gặp rất nhiều khó khăn. Hoạt động GDNGLL phần lớn còn do GV tự tìm tòi và tổ chức hoạt động theo khả năng của mình, mà chưa được sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo nhà trường một cách thỏa đáng. Vì vậy hiệu quả của công tác chỉ đạo hoạt động GDNGLL trong các trường THPT hiện nay còn thấp, chưa thực sự tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh. Học sinh còn ít có cơ hội được tự khẳng định mình, còn bị thụ động, mọi hoạt động và sự tham gia hoạt động hầu hết vẫn đều do GV điều khiển mà HS chưa được tự mình thiết kế, tự mình điều khiển các hoạt động theo ý tưởng của cá nhân, nhằm phát huy khả năng của mình và tự khẳng định bản thân.
Về đội ngũ quản lý và giáo viên, việc tổ chức hoạt động GDNGLL cũng rất cần cán bộ có năng lực trong các hoạt động tập thể, hoạt động có tính cộng đồng cao.
Về cơ sở vật chất thiết bị: Tài liệu tham khảo, nguồn thông tin, tư liệu cho nội dung GDNGLL nói riêng v.v... cũng giống như giáo dục trong giờ lên lớp rất quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của hoạt động đặc biệt là phương tiện nghe nhìn; thiết bị, công cụ cần thiết cho tư vấn nghề v.v...Còn khác với giáo dục trong giờ lên lớp, đối với hoạt động này cần phải có không gian rộng cho hoạt động tập thể với quy mô toàn trường hoặc toàn khối.
Về phương pháp, hình thức tổ chức quản lý hoạt động GDNGLL đối với các khối lớp sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV, HS chủ động tham gia các hoạt động, tạo nên không khí học tập sinh động, vui vẻ, thoải mái. Trong từng chủ đề hoạt động, ở sách hướng dẫn GV đều có gợi ý tổ chức các hoạt động. Tuy vậy, tuỳ từng hoàn cảnh và điều kiện của trường, của lớp mà thầy trò
thiết kế những hoạt động thích hợp, bám sát mục tiêu bài học, không nhất thiết phải làm đúng những gì đã gợi ý trong sách.
Sau cùng là vấn đề kinh phí chi cho hoạt động. Bằng kinh nghiệm quản lý; qua điều tra ở trường và các lớp đều tổ chức hoạt động dưới hình thức dự thi.
Do đó, chi thưởng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong khi kinh phí của nhà trường rất hạn chế, ngành lại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, nên kinh phí hoạt động những năm qua được nhà trường cùng với hội cha mẹ học sinh vận dụng khá linh hoạt tuỳ từng đơn vị bằng các nguồn ủng hộ từ cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội khác.