Vai trò của hiệu trưởng trong tổ chức chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông búng lao huyện mường ảng, tỉnh điện biên luậ (Trang 47 - 51)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT

1.6. Vai trò của hiệu trưởng trong tổ chức chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.6. Vai trò của hiệu trưởng trong tổ chức chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDNGLL người hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng, phải đảm bảo chỉ đạo, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận, huy động các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục để đảm bảo hiệu quả cao. Do đó, hiệu trưởng phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình tổ chức hoạt động GDNGLL của từng khối lớp ở trường THPT, đặc điểm của chương trình, tính đồng tâm của chương trình v.v...để chỉ đạo triển khai hoạt động, tránh chồng chéo, trùng lặp. Phải chỉ đạo để tuyên truyền sao cho học sinh nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL, đồng thời triển khai đến giáo viên, Đoàn thanh niên nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT. Mặt khác, người hiệu trưởng phải nắm vững được phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động để triển khai tới Đoàn thanh niên, GV nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất về mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động GDNGLL.

1.6.1. Hiệu trưởng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trong việc tổ chức quản lý hoạt động GDNGLL người hiệu trưởng phải biết tổ chức quản lý hoạt động một cách khoa học, hợp lý bởi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phải tổ chức quản lý hoạt động GDNGLL sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường, phù hợp với tâm tư nguyện vọng, phù

hợp với lứa tuổi của HS. Chất lượng hoạt động GDNGLL phụ thuộc vào việc tổ chức quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động. Có thể tổ chức quản lý chỉ đạo thực hiện theo hướng sau:

Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL. Đây là tổ chức chịu trách nhiệm chính về hoạt động này ở trong trường THPT. Ban chỉ đạo dưới sự chủ trì của hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng với sự tham gia của các thành viên với đại diện: Công đoàn, Đoàn thanh niên, chi đoàn giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp, hội cha mẹ học sinh. Tuỳ theo đặc điểm của trường và thực tế địa phương, ban chỉ đạo có thể bổ sung thêm một số thành viên cốt cán khác để tạo điều kiện phối hợp các hoạt động giáo dục có hiệu quả...

Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình đó. Tổ chức các hoạt động lớn quy mô toàn trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường. Tổ chức hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp, Đoàn thanh niên, tiến hành hoạt động ở đơn vị mình có hiệu quả. Giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động trên lớp và ngoài giờ lên lớp.

1.6.2. Phối hợp các lực lượng giáo dục tổ chức quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Các lực lượng trong nhà trường: Đó là, toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đều có trách nhiệm thực hiện hoạt động GDNGLL. Ban chấp hành Đoàn trường, chi đoàn học sinh, Ban chấp hành Đoàn là tổ chức đại diện của HS có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động của HS, dưới sự hướng dẫn của nhà trường mà trực tiếp là Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL và Đoàn thanh niên. Các giáo viên chủ nhiệm cần biết rõ kế hoạch để phối hợp và tham gia quản lý. Cán bộ lớp (lớp trưởng), cán bộ đoàn (bí thư chi đoàn) trong nhà trường đều có trách nhiệm thực hiện hoạt động GDNGLL. Vai trò của GVCN là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cùng với học sinh thực hiện các hoạt động bởi GVCN là người quyết định trực

tiếp đến chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục toàn diện học sinh. Đoàn thanh niên dưới sự chỉ đạo của nhà trường trực tiếp chỉ đạo GVCN và các chi đoàn lớp thực hiện các hoạt động.

Các lực lượng ngoài nhà trường: Nhà trường cần tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội vào các hoạt động trên của học sinh. Các lực lượng này bao gồm: Mặt trận tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh địa phương, Hội phụ nữ, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh v.v...

Các tổ chức quần chúng và Hội cha mẹ học sinh có thể giúp đỡ cơ sở vật chất, hỗ trợ nhà trường đôn đốc hoạt động GDNGLL, đặc biệt là hoạt động ngoài nhà trường nhất là trong thời gian học sinh nghỉ hè.

Việc phối hợp với các ngành địa phương: Ban thông tin văn hoá để tuyên truyền, cổ động; Ban thương binh xã hội làm công tác từ thiện, Ban y tế chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh làm công tác chữ thập đỏ, môi trường, dân số; Ban công an tuyên truyền pháp luật, bảo vệ trật tự trị an, phòng chống tệ nạn xã hội. Các bản làng, hợp tác xã để HS gắn với đời sống, thâm nhập thực tế và phát huy vai trò “Xã hội hoá giáo dục”, “Nhà trường là trung tâm văn hoá”. Gia đình vừa là một tế bào của xã hội, vừa là một thành tố trong cộng đồng giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội.

Nhà trường mặc dù đóng vai trò chủ đạo trong cộng đồng giáo dục nhưng cần khai thác tiềm năng giáo dục của gia đình và xã hội nhằm tối ưu hoá quá trình giáo dục.

Kết luận chương 1

HĐGDNGLL được phân tích từ lịch sử nghiên cứu dựa vào các khía cạnh sư phạm, quản lý trường học mà chủ thể quản lý là Hiệu trưởng, các cộng sự trong trường và các lực lượng phối hợp ngoài nhà trường.

Về mặt cơ sở lý luận của quản lý HĐGDNGLL trước hết vận dụng những quan điểm của Đảng và nhà nước ta về giáo dục và đổi mới giáo dục phổ thông ; Chỉ thị, văn bản hướng dẫn của Bộ, của ngành giáo dục, xác định các khái niệm, quan điểm có lên quan và dựa vào các nhà khoa học quản lý đương đại với các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xác định các vấn đề cơ bản của quản lý HĐGDNGLL, các điều kiện cần thiết và vai trò của người Hiệu trưởng trong việc quản lý tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL.

Phân tích các yếu tố của chủ thể quản lý đối với HĐGDNGLL và các mối quan hệ giữa đối tượng quản lý để tiến hành các hoạt động. Bởi đây là cơ sở định hướng lý luận cần thiết khi xác định các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo định hướng giáo dục toàn diện học sinh có hiệu quả.

Nội dung quản lý hoạt động GDNGLL bao gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THPT là một trong nội dung quản lý cơ bản.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông búng lao huyện mường ảng, tỉnh điện biên luậ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)