Bi kịch trong hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết y ban (LV00894) (Trang 46 - 57)

Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT Y BAN

2.2. Các kiểu nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y Ban

2.2.1.3. Bi kịch trong hôn nhân và gia đình

Cùng với tình yêu, hôn nhân và gia đình cũng là đề tài được nhiều cây bút nữ quan tâm. Cũng như nhiều nhà văn nữ cá tính khác, Y Ban đã đề cập trực diện đến những vấn đề phức tạp, bức bối trong đời sống gia đình người Việt hôm nay, mà trong đó, người phải gánh chịu đầu tiên và nhiều nhất không ai khác

chính là người phụ nữ. Sự nhân hậu, vị tha, đức hi sinh là một trong những nguyên nhân mang đến cho phụ nữ nhiều bất hạnh. Vì luôn cam chịu, nhẫn nhục, chấp nhận sự thiệt thòi về mình để hi sinh cho người khác mà họ luôn phải gánh chịu những khổ đau trong cuộc sống. Thông qua các sáng tác của mình, Y Ban còn muốn gửi gắm một thông điệp: phụ nữ cũng cần thay đổi quan niệm về sự hi sinh, cần có cân bằng giữa cho và nhận, đồng thời phải biết làm chủ cuộc đời mình. Bà cũng đã diễn tả rất hay, rất khéo cái dở dang của đời người để độc giả nhận thấy những thân phận đàn bà cùng những phẩm chất, tính cách tốt đẹp của họ trong gia đình.

Nhân vật Xuân trong Xuân Từ Chiều vốn là cô nuôi dạy trẻ, con gái nhà quê lấy chồng ra phố. Bằng sự chịu thương chịu khó và quyết tâm, cô đã phấn đấu không ngừng, rồi trở thành trưởng khoa của một trường đại học. Chồng cô cũng là một người đàn ông có tài, có địa vị và yêu cô hết lòng. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười chào đón họ nhưng trớ trêu thay, số phận của họ lại bị tạo hóa trêu ngươi, ông trời cay nghiệt không cho tình yêu của họ đơm hoa kết trái. Gia đình Xuân nhìn bề ngoài thì ngỡ như hạnh phúc tràn đầy, viên mãn nhưng nội tình lại lắm nỗi éo le. Cái hạnh phúc lớn lao nhất của người phụ là được làm vợ, làm mẹ nhưng Xuân không có cái may mắn đó. Người mang lại nỗi bất hạnh này cho Xuân không phải ai khác mà chính là Tuấn - người chồng hết lòng yêu thương cô và cũng là người mà cô yêu thương hết mực. Sự không trung thực, giấu giếm sự thật của chồng đã đem lại nỗi khổ đau, bất hạnh cho người vợ hiền thục ấy. Xuân đã phải chịu đựng bao lời chì chiết, bóng gió của bố mẹ chồng: “Thôi bà đừng có mà ước này ước nọ, cứ nói trắng phớ cho thiên hạ biết là nhà này vô phúc cưới phải con dâu như vậy” [5, tr.86]; hay: “Nó biết ăn biết ở với nhà chồng, cái đó thì nhỏ thôi, ai chẳng biết ăn biết ở. Cái chính là đàn

bà phải biết đẻ con. Đàn bà mà không biết đẻ con thì vứt đi… Nói đơn giản cho dễ hiểu, nó như hạt giống ấy, trên đất này thì nó nảy mầm được, trên đất khác thì nó chết thối. Đàn bà là đất, đàn ông là hạt giống. Đàn bà phải là đất phù sa màu mỡ chứ, đằng này lại là đất phèn đất chua thì sao mà giống nó mọc được. Đã phân tích hết nước hết nhẽ rồi mà con mình nó ngu, nó không nghe lời. Nó ăn phải bùa mê thuốc lú của con này rồi nên nó không dám bỏ” [5, tr.86-87]. Đã bao lần Xuân phải tủi nhục nghe điều ong tiếng ve: “Thì mẹ anh Tuấn bảo nếu anh Tuấn không nghe lời bà thì bà cắn lưỡi mà chết. Rồi thì bà ấy đấm ngực thùm thụp đến chết ngất cả nhà ra” [5, tr.85].

Bất hạnh đến với Xuân từ ngày chồng cô còn trong quân ngũ mà cô không thể biết. Khi trở về, mỗi lần vợ chồng bên nhau, chồng cô không bao giờ cho phép cô được nhìn mó hay âu yếm “con giống con má”. Anh còn ban ra: “đó là vật linh thiêng chỉ để duy trì nòi giống thôi chứ không phải là vật để giải trí” [ 5, tr.39] khiến Xuân phải kìm nén cảm xúc của mình để rồi phải đeo đẳng nỗi hoài nghi suốt một đời làm vợ. Đau đớn và trớ trêu hơn, trong khi Xuân khao khát có một đứa con thì lại thường xuyên phải chứng kiến những đứa trẻ bị mẹ của chúng ruồng bỏ không thương tiếc. Ngay cả Từ, mỗi lần đi phá thai đều nhờ Xuân đưa đi. Sự trớ trêu này làm nỗi đau như được nhân lên gấp bội.

Có thể nói, Y Ban đã để nhân vật của mình trong nhiều tình huống trớ trêu của cuộc đời để khắc sâu thêm những điều đem lại ý nghĩa lớn lao đối với người phụ nữ. Không biết bao lần Xuân ao ước: “Sao không linh hồn nào đậu vào lòng chị thế hả em”, “có cách gì để cấy cái thai của em vào bụng chị không nhỉ?” [5, tr.107]. Người phụ nữ ấy sẵn sàng đánh đổi tất cả những gì mà mình đang có để có được cái thiên chức làm mẹ: “Mày cho chị nhé, giá mà chị có được nó nhỉ, chị đánh đổi hết những gì chị có” [5, tr.49]. Ẩn sau lời nói tưởng như đùa ấy là sự tê

tái đến tột cùng. Cái hạnh phúc tưởng chừng như quá giản đơn, nhỏ nhoi mà người phụ nữ nhân hậu này cũng không có được. Một cuộc sống giàu sang, thành đạt, một người chồng đẹp trai và yêu vợ tha thiết, những tưởng cô đã có tất cả. Nhưng rốt cuộc, tất cả đều không thể bù đắp cho những khát khao mong mỏi có một đứa con trong cô. Bi kịch của đời cô được giấu kín cho tới lúc chồng cô mất. Khi đau đớn giã biệt chồng, cô mới biết cái vật linh thiêng mà chồng cô vẫn giấu giếm bao ngày chính là đồ giả. Đau đớn bàng hoàng vì đến bây giờ cô mới biết sự thật. Chồng mất nhưng còn đó nỗi băn khoăn dằn vặt cõi lòng người vợ:

“Đã xong, người chết đã mồ yên mả đẹp, còn lại người sống với niềm thương nỗi nhớ và nỗi đau ngày một nguôi ngoai. Với Xuân còn là một bí mật chất chứa đầy tâm can, anh Tuấn là người thế nào? Mười bảy năm chung sống với anh chẳng lẽ một bí mật như thế mà chưa một lần Xuân đặt dấu hỏi? Có lẽ nào người ta lại làm giả cả cái đấy. Xuân phải hỏi cho ra nhẽ. Nhưng anh Tuấn chết rồi, còn hỏi để làm gì nữa” [5, tr.172] và “Xâu chuỗi các vấn đề lại với nhau Xuân đã lờ mờ hiểu được phần nào. Nhưng tại sao đến bây giờ khi anh Tuấn chết Xuân mới biết được sự thật đó?” [5, tr.174].

Đề cập đến bi kịch của người đàn bà như Xuân, Y Ban muốn nói tới một thời kỳ mà con người luôn che giấu những cảm xúc thật của mình, e ngại nói về những riêng tư cá nhân: “Xuân sống trong một thời kỳ được dạy dỗ rằng, cái tôi chỉ là hạt cát, đành rồi, cái tôi, cái con người cá thể này tồn tại ở trên đời chỉ như một hạt cát trong sa mạc. Xuân đã học thuộc lòng câu ca dao: Con người đâu phải nhân gian, sống chăng chỉ đốm lửa tàn mà thôi. Nhưng con người là một cá thể sống, biết nói, biết cười, biết đau đớn biết yêu thương, biết hờn biết giận, biết phải biết trái… đành thế nhưng không được biểu hiện ra ngoài những cảm xúc đó. Ai càng biết giấu đi những cảm xúc đó thì là những người anh hùng. Kẻ nào

không biết che giấu cảm xúc của mình, ví như yêu lại gào lên tôi yêu, ghét lại gào lên tôi ghét, sợ lại gào lên tôi sợ, đói lại gào lên tôi đói… thì là những kẻ hèn nhát, là những kẻ bỏ đi” [5, tr.174-175]. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của người phụ nữ. Bao nhiêu ngang trái hệ luỵ từ việc không có con mình Xuân phải gánh chịu. “Bây giờ trong bóng đêm bao phủ, không còn chồng nữa, cứ khóc đi cho vợi nỗi niềm oan ức, tủi thân của người đàn bà” [5, tr.175]. Nước mắt khổ đau của Xuân, oan ức của Xuân hay lời khóc thương của tác giả cho nhân vật đàn bà bất hạnh của mình. Là phụ nữ, Y Ban thấu cảm sự bất hạnh của người đàn bà bị tước đi cái quyền làm mẹ thiêng liêng. Mấu chốt bi kịch của người đàn như Xuân còn xuất phát bởi sự không trung thực, không muốn, không dám sẻ chia của người chồng. Nói theo một cách khác, Xuân chính là nạn nhân của sự ích kỷ trong tình cảm vợ chồng.

Trong Xuân Từ Chiều, còn có một kiểu bất hạnh đàn bà khác do chính người chồng, người con họ rất mực yêu thương gây ra. Chiều là người đàn bà Trực Bình. “Trực Bình là nước ở hồ tiên, là lẫm là kho chứa bạc tiền, gái giỏi tề gia ích phu tử”. Thông minh, giỏi giang, cô vẫn thường giải Toán giúp chồng để chồng từng bước học hành và leo dần lên nấc thang danh vọng. Trong gia đình, Chiều là người phụ nữ giầu đức hi sinh. Tình thương nơi cô như một thứ hương hoa thuần khiết luôn lan tỏa về phía người khác. Chiều thương chồng, yêu con, tận tụy, chi chút, hi sinh tất cả cho chồng con, mong sao có một gia đình hạnh phúc. Từ một hộ lý bệnh viện, Chiều tự nguyện bỏ việc đi buôn thuốc lá để cứu nguy cho gia đình. Khi cuộc sống bớt khó khăn hơn, Chiều lại chấp nhận hi sinh bản thân mình, ở nhà lo cơm nước cho chồng con để họ yên tâm phấn đấu, học hành tiến bộ. Cũng nhờ có người vợ Trực Bình này mà chồng cô, từ một anh chàng phải “nhờ vợ giải giúp Toán” ngày nào đã trở thành một phó giám đốc Sở,

leo lên đến Vụ trưởng, rồi Tổng giám đốc một doanh nghệp lớn. Hai cậu con trai thì “cu lớn đi học ở Liên Xô, cu bé thì đang học đại học ở trong nước nhưng cũng sắp đi học ở nước ngoài rồi” [5, tr.77]. Nhưng bất hạnh thay, khi chồng, con cô đều có được những điều mà họ và cô mong muốn cũng là lúc hạnh phúc gia đình rời xa cô. Giỏi giang, tần tảo nhưng khổ nỗi, cô nói ngọng, quê mùa nên khi gia đình hết cảnh bần hàn, cô trở nên cô đơn trong chính nơi biệt thự sang trọng của mình, lạc lõng giữa những con người mình rất mực yêu thương. Khi cuộc sống đã đủ đầy về vật chất, khi chồng con đã có công danh sự nghiệp cũng là lúc họ quay lưng lại với cô. Lời chia sẻ của Chiều với Xuân thật xót xa: “Chị cũng muốn đi làm, muốn đi học thêm nhưng anh ấy không cho đi. Anh ấy bảo, nuôi người làm việc nhà bây giờ tốn kém hơn nuôi bà. Chị buồn nắm, chán nắm, cứ như giam nỏng ấy, chả được đi đâu sất” [5, tr.77].

Chua xót hơn, đường đường là một bà chủ trong ngôi biệt thự sang trọng, có chồng con thành đạt vậy mà khi bạn đến nhà chơi, muốn cho con bạn chút tiền mua hộp sữa, Chiều phải mở tủ lạnh moi cái gói tiền lẻ ở trên ngăn đá đếm và xếp vào thành hai mươi ngàn đưa cho bạn: “Tiền này cô đi chợ dôi ra ấy mà.

Cô chả tiêu gì nên không xin chú tiền” [5, tr.78]. Thân phận Chiều không bằng đứa ở. Tiền bạc không thể thay thế được tình người. Cô Chiều ngày càng héo mòn đi trong cái nhà cửa ngày càng to, càng đẹp của ông tổng giám đốc. Cái sự giàu sang lắm tiền nhiều của đã làm cho chồng cô quên mất cái ngày xưa, cái thời bên giếng nước hôm nào chồng cô còn bẽn lẽn bảo: “Này để tớ bế con cho, về giải cho tớ mấy bài toán, tối đi học rồi mà giải mãi không được”, bởi “cái lão Chiện đi học bổ túc cùng với vợ nhưng học toán dốt tệ, toàn phải nhờ vợ làm hộ toán” [5, tr.25]. Quyền lực, danh vọng, tiền bạc làm cho người ta quên đi nghĩa tình. Tình cảm vợ chồng năm nào bỗng trở nên nhạt nhẽo. Trong cái ngôi biệt

thự sang trọng, Chiều như một cái bóng âm thầm, ngày càng hiu hắt để rồi cuối cùng cô phải tự tìm đến cái chết và coi đó như một lối thoát duy nhất của cuộc đời mình.

Nếu như Xuân bất hạnh vì tình yêu thái quá, vì sự không trung thực của một người chồng như Tuấn, thì ngược lại, Chiều bất hạnh vì sự ghẻ lạnh, phụ bạc đến phũ phàng của một mẫu người chồng như Chiện. Cả hai người phụ nữ ấy đều tận tụy hi sinh, nhẫn nhục chịu đựng, luôn phấn đấu để có một gia đình hạnh phúc nhưng kết cục họ lại có chung một số phận bất hạnh, oan nghiệt từ chính người chồng, người thân yêu nhất của họ mang lại. Qua cái chết của Chiều, Y Ban đã gióng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh mọi người: Trong cái xã hội buổi giao thời này, những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam như tình nghĩa vợ chồng, cha con đang có nguy cơ rạn nứt, đổ vỡ. Đau đáu khôn khuây bởi những số kiếp con người, Y Ban viết về thân phận người phụ nữ với sự cảm thương và day dứt: Bao giờ người phụ nữ mới thoát ra khỏi cái bể đời khổ đau ấy?

Nói về thói gia trưởng, ích kỉ, về sự vô tình bạc bẽo, sự tha hóa vô cảm của con người, Y Ban đã chuyển dẫn tự nhiên những câu chuyện tâm thức gia đình thành những câu chuyện tâm thức mang ý nghĩa xã hội.

Trong “bộ ba bất hạnh” của Xuân Từ Chiều, bất hạnh của Từ lại có một sắc thái khác. Đảm bảo cho sự bền vững của một gia đình, nếu tình yêu là yếu tố đầu tiên thì kinh tế là yếu tố quan trọng thứ hai. Áp lực kinh tế hoàn toàn có thể gây ra đổ vỡ. Từ thông minh, nhanh nhẹn, có một cuộc sống gia đình ban đầu tạm gọi là hạnh phúc. Ngôi nhà nhỏ của Từ luôn đầy ắp tình thân: bố mẹ chồng, nàng dâu, chồng và con. Những tưởng như thế Từ đã được sống một cuộc sống

tròn trịa, êm xuôi. Nhưng cũng như nhân vật nữ khác trong các sáng tác của Y Ban, Từ cũng không thoát ra ngoài sự nổi nênh của kiếp đàn bà.

Chung sống cùng bố mẹ chồng, cả hai vợ chồng đều không có việc làm, lại sinh thêm một đứa con, cả năm người sống bằng hai suất lương hưu của bố mẹ. Không đành lòng, Từ phải ra đường kiếm sống bằng việc bán xôi chim.

Thông minh, lanh lợi, học hai trường đại học, tốt nghiệp vào loại ưu nhưng thời buổi kinh tế khó khăn, giảm biên chế nhiều, Từ chấp nhận xoay xở, vật lộn, bươn chải với cơm áo gạo tiền, chật vật giằng co níu giữ tình yêu và gia đình bé nhỏ của mình. Cuộc sống công chức vỉa hè đã làm cho Từ bao phen dở cười dở khóc. Thậm chí có lúc Từ đã trở thành dân chơi đề chuyên nghiệp. Gánh nặng cuộc sống đè lên đôi vai bé nhỏ của Từ, làm Từ thay đổi. “Nhiều lần vào nhìn thấy chồng người gầy nhẳng, mặc mỗi cái quần đùi nằm ngủ sều cả bọt dãi, vừa kinh vừa thương. Từ tự vấn bản thân, sao mình thay đổi nhiều thế, trước đây mình mơ mộng thế, nay thì chỉ nghĩ đến tiền. Có phải vì tiền mà mình đã thay đổi đến thế không?” [5, tr.144]. Rồi lại nhận thấy như mình đang thiếu một cái gì đó, đang mất dần đi một cái gì đó. “Thực ra cái thú đánh đề của Từ cũng là do Từ muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng. Trong bóng tối Từ cười một cách chua chát, thì ra mình cũng là kể mơ mộng đấy chứ, thích kiếm tiền bằng cách đánh đề. Với chồng ngoài những lúc hai vợ chồng ôm ấp vồ vập nhau thì dường như Từ và chồng chẳng nói chuyện gì với nhau. Từ chẳng biết chồng đang làm gì, nghĩ gì vì thực ra Từ cũng chẳng buồn hỏi” [5, tr.146]. Mải miết lao vào vòng xoáy kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, duy trì sự sống cho gia đình bé nhỏ, Từ sao nhãng, thậm chí mất dần đi cảm giác yêu thương với chồng. Có lúc Từ giật mình tự hỏi: “Vậy có phải Từ không còn yêu chồng không?”. Thậm chí có lúc Từ đã nghĩ đến bỏ chồng. Bi kịch của Từ là bi kịch của người đàn bà được ăn học tử tế

bị hiện cảnh xã hội và đời sống áo cơm đẩy ra ngoài đường. Từ chua xót ý thức được sự tha hoá hàng ngày của chính mình. Khác với Xuân và Chiều, bên cạnh những bất hạnh khổ đau, vợ chồng Từ vẫn có hạnh phúc bởi cô và chồng đã dám sống thẳng thắn và thành thật với nhau. Gia đình bé nhỏ của cô, vì thế mà không tan vỡ.

Trong cái nhìn của Y Ban thì “cuộc đời đang dần thiếu đi những cổ tích tình yêu”. Sự phát triển của đời sống vật chất luôn đính kèm sự gia tăng các nhu cầu tinh thần của con người. Khi ăn no mặc đủ đã không còn là niềm mơ ước của nhiều người thì một đời sống tình cảm phong phú với những yêu thương nồng đượm có lẽ cũng không phải là đòi hỏi quá cao với bất kỳ gia đình nào. Tuy nhiên, đời sống xã hội phát triển lại chính là lúc con người ít có thời gian để dành cho nhau, cho gia đình, ít sống vì nhau hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ “xơ hóa cảm xúc” trong mối quan hệ vợ chồng. Y Ban hay viết về “những phút xao lòng, những giây phút ngoài chồng, ngoài vợ”. Có muôn vàn lý do để người đàn ông hoặc người đàn bà có thể xao lòng trước một ai đó. Tuy nhiên, một trong những căn nguyên mà nhân vật của bà luôn tự ý thức chính là sự “xơ hóa trong tình cảm”. Trong đời văn của mình, Y Ban đã dành nhiều trang viết để nói về thiếu hụt tinh thần của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình hiện đại. Nhiều người trong số họ rất thông minh, giỏi giang, có một người chồng tài hoa, con cái ngoan ngoãn nhưng như thế chưa chắc đã là sự đủ đầy. Họ đi tìm thi vị cho mình qua những mối tình ngoài chồng ngoài vợ ấy. Và kết cục các mối tình ấy thường rất ê chề. “Ả” trong Trò chơi hủy diệt cảm xúc là một minh chứng tiêu biểu. Là tiến sĩ môi trường, ả thông minh và đang rất nổi tiếng. “Ả thường được ti vi phỏng vấn, làm ban giám khảo, mời chấm luận văn từ thạc sĩ trở lên. Đó là một lợi thế và đó cũng là một điểm yếu. Ả kiếm được rất

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết y ban (LV00894) (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)