Nhân vật tự ý thức

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết y ban (LV00894) (Trang 61 - 66)

Chương 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT Y BAN

2.2. Các kiểu nhân vật nữ trong tiểu thuyết Y Ban

2.2.2. Nhân vật tự ý thức

Nhân vật tự nhận thức là kiểu nhân vật chủ đạo trong văn xuôi sau 1975.

Từ nhận thức thế giới bên ngoài đến nhận thức thế giới tâm hồn mình là bước phát triển mới của tư duy nghệ thuật về con người, gắn với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị con người cá nhân. Việc xây dựng nhân vật tự ý thức là một cách nhà văn tự nhận thức và lí giải vấn đề theo quan niệm riêng của mình. Nhân vật tự ý thức là sản phẩm của cảm hứng nghiên cứu, của tinh thần đi sâu nghiền ngẫm, khám phá các vấn đề đặt ra trong đời sống hiện thực và đời sống cá nhân con người. Kiểu nhân vật này “tự phán xét hành động của mình, tự đối thoại, lục vấn và cảnh tỉnh chính mình với những biến động của nội tâm trước sự dồn đẩy âm thầm mà quyết liệt của lương tâm, của bổn phận làm người”

[26]. Nhân vật tự ý thức cũng xuất hiện nhiều trong các sáng tác của các nhà văn nữ đương đại như Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ

Bích Thúy,… Theo thời gian, các cây bút nữ ngày càng ý thức sâu sắc hơn trên trang viết những vấn đề của giới. Màu sắc nữ quyền không chỉ dừng lại ở sự quyết liệt, mạnh bạo giành giữ tình yêu, ở việc khai thác các vấn đề nhạy cảm hay ca ngợi vẻ đẹp nữ tính mà còn thể hiện ở nhiều phương diện khác.

Trong tiểu thuyết Y Ban, bản tụng ca không chỉ dành cho những con người nhân hậu vị tha với những khát vọng bình dị, cho những tấm gương về nghị lực đáng nể phục mà còn dành cho những người phụ nữ yếu đuối, nhưng ẩn sâu bên trong họ là khát khao mãnh liệt đòi hỏi quyền được sống, được yêu, được nắm bắt cơ hội hạnh phúc. Nhân vật nữ của Y Ban, rất nhiều khi tự cảm thấy tình cảnh bi kịch của chính mình. Nhiều người trong số họ, ý thức được việc mình làm, ý thức rằng mình đang tha hoá mà vẫn không tránh được. Viết về phương diện này, Y Ban là một trong những cây bút cực kỳ cá tính và sâu sắc.

Để tạo được những biến đổi trong nhận thức của các nhân vật, Y Ban đã đặt nhân vật vào trong những trạng huống, những biến cố để nhân vật không còn suy nghĩ theo lối mòn nữa mà phải chiêm nghiệm, phân tích lại bản thân để nhận ra những chân lý cuộc đời.

Nấm trong Đàn bà xấu thì không có quà tuy có đôi chân ngắn hơn bình thường nhưng bù lại cô lại thông minh và tràn đầy nghị lực sống. Nấm hiểu những bi kịch mà cuộc đời đem lại từ sự không bình thường trong hình hài của cô. Tuy thế, Nấm vẫn quyết tâm học đại học và sau khi tốt nghiệp, cô cũng xin được việc làm. Tưởng chừng những việc đó đã có thể làm cho Nấm yên tâm cảm thấy mình không còn là cái gì đó đặc biệt nữa mà cũng bình thường như bao con người khác. Nhưng rốt cuộc, cuộc đời lại dạy thêm cho Nấm những bài học cay đắng khác. Cuộc sống không đơn giản là có một công việc. Hạnh phúc đàn bà lại càng không như vậy. Những va chạm hàng ngày khiến Nấm cảm nhận rất rõ sự

thiếu hụt của mình so với những người đàn bà khác. Ngoài một đôi chân ngắn, Nấm vẫn là một cô gái bình thường: “Ngực Nấm căng và tròn. Hàng tháng những giọt máu sinh nở của đàn bà ra đủ ba ngày tươi rói” [4, tr.53]. Và Nấm cũng có một trái tim biết vui buồn, biết yêu thương và khao khát. Cô đã từng

“ngây dại nhìn đăm đăm vào mặt người đàn ông nằm trên giường”. Hằng đêm Nấm dồn những khao khát của mình vào trong giấc mơ: “Người đàn ông của nàng với một vòng tay ôm rất chặt. Một cái nhìn thật nồng ấm. Một nụ cười nhân hậu. Một nụ hôn cháy bỏng…” [4, tr.51]. Nấm cũng mơ ước cuộc sống của mình đầy ý nghĩa: được nhận một bông hoa, được tặng một món quà như bao người phụ nữ khác. Nhưng vốn thông minh nên Nấm hiểu Nấm chân dung đích thực của mình và chua xót nhận thấy “những khao khát kia chỉ là xa xỉ mà thôi”.

Nhưng cái ý thức đó không bắt được cô dập tắt những khao khát mà còn ở một mức độ cao hơn: “Một tình yêu. Một tình dục. Một vợ chồng, một mái ấm gia đình và những đứa con” [4, tr.53]. Gọi là cao hơn là so với những khát vọng trước đó của Nấm thôi, còn nó cũng rất đỗi bình thường như bao mơ ước của những người đàn bà khác trên thế gian này. Luôn ý thức được bi kịch của mình nhưng Nấm chưa bao giờ nghĩ mình sẽ buông xuôi hay đầu hàng số phận. Để rồi sau những trắc ẩn tinh thần và tình yêu tha thiết với cuộc đời, Nấm đã dồn vào những trang văn. Văn chương đã trở thành cứu cánh của Nấm. Truyện ngắn của cô được đăng báo, nhiều phóng viên đã đến để phỏng vấn Nấm nhưng người ta chú ý nhiều đến đôi chân của cô hơn là việc cô đã viết như thế nào. Nấm đã kiên trì để dần dần chứng minh cho mọi người biết cái sai trong quan điểm “văn chương là sự cao sang không phải dành cho một con lùn”. Nấm vẫn sống tha thiết, vẫn yêu chân thành và vẫn viết bằng trái tim mình. Bởi Nấm tin và muốn sống một cách mạnh mẽ có đôi phần gai góc như lời khuyến khích của người

phụ nữ cùng làm với Nấm: “Các người có đôi chân dài thì tôi có đôi chân ngắn, các người đi mười bước thì tôi đi hai mươi bước. Nhưng con đường không chỉ đếm bằng bước đi mà bằng ý nghĩ” [4, tr.84].

Là một nhà văn viết bằng sự nhạy cảm và trái tim yêu thương con người, dường như Y Ban luôn luôn “dị ứng” với những đối xử bất công với con người, đặc biệt là đói với người phụ nữ. Quan tâm và tôn trọng con người, Y Ban để nhân vật của mình bảo vệ những nhu cầu chính đáng của họ bằng sự quyết liệt và lí lẽ thuyết phục: “Mọi cảm xúc của con người đều đang được nhân loại hoàn thiện cơ mà. Tại sao cảm xúc này lại luôn bị che giấu. Mọi người có thể nói to trước đám đông, tôi căm thù tội ác dã man, tôi yêu thương con trẻ, tôi đau xót đồng bào tôi bị thiên tai. Chẳng có người nào dám nói trước đám đông rằng, tôi ngủ với chồng tôi rất khoái. Tất nhiên đó là cảm xúc riêng tư, không cần phải nói trước đám đông. Nhưng cũng không thể nói đó là cảm xúc xấu xa tội lỗi được”

[5, tr.246]. Ý thức về giới, dám lên tiếng đấu tranh cho quyền sống, những khát vọng chính đáng của người phụ nữ đã được Y Ban gửi gắm thông qua nhân vật Từ. Từ hiện lên là một con người đầy bản lĩnh, quyết đoán, dám đối diện với chính mình, khác hẳn với mẫu người đàn bà cam chịu, luôn chấp nhận, phục tùng như phần lớn các nhân vật nữ trong văn học truyền thống. Từ luôn sống thật với những cảm xúc của chính mình, dám nói với chồng những đòi hỏi rất “đàn bà” trong sinh hoạt vợ chồng để được sẻ chia, hòa hợp: “Nhưng em chán. Sao lại chán? Vì em không thấy sướng. Sao lại không sướng? Hỏi anh ấy… Anh không biết khai mở sự sung sướng của em” [5, tr.216]. Từ cũng công nhiên chia sẻ những mong muốn dù giản đơn nhưng vô cùng ý nghĩa của người phụ nữ với người thân yêu của mình: “Anh không phải tặng hoa tặng quà thường xuyên đâu, anh không phải tung hô, anh cũng không phải rên rỉ, chỉ thi thoảng hôn em cũng

được” [5, tr.216]. Từ còn định nghiên cứu khớp N rồi viết thành cuốn sách giúp cho chị em có được những hạnh phúc vợ chồng thực sự. Từ thẳng thắn bộc lộ thái độ, quan niệm của mình về hạnh phúc: “Có nhiều chị em lấy chồng là chỉ để sinh con, chả được có cái gọi là sự thăng hoa trong việc ngủ với chồng bao giờ.

Thế thì sao gọi là hạnh phúc được. Đã gọi là hạnh phúc thì phải được thỏa mãn cả về vật chất cũng như tâm hồn chứ. Đây cũng chính là một thứ vật chất đấy chứ. Còn ai đó bảo, hạnh phúc là thỏa mãn những thứ mình đang có, nào có ai thỏa mãn với đau khổ của mình bao giờ?” [5, tr.247]. “Tại sao có nhiều người đàn bà luôn than thở rằng, chồng không biết chiều, không biết cách làm tình, không bao giờ được thăng hoa”, “vì thế chị em phụ nữ thay vì ngồi than thở rằng chồng không biết cách làm cho họ sung sướng thì bản thân họ hãy tự biết cách khai mở cho mình đi” [5, tr.243].

Khám phá sâu đời sống tâm hồn, chia sẻ, đồng cảm với những khắc khoải, trăn trở cùng nhân vật trên con đường tìm kiếm hạnh phúc, Y Ban đã thể hiện sự tinh tế và trái tim rất mực nhân hậu của mình. Cũng bởi vậy mà Y Ban luôn để nhân vật của mình tự đối thoại, tự đẩy mình đến tận cùng cảm xúc, để tự thức tỉnh và tiết chế hành vi của chính mình: “Nấm nức nở. Tim đau như ai bóp chặt.

Hai tay Nấm ôm chặt lấy ngực để nén cơn đau. Cơn khóc không thể nào kìm nén. Nấm khóc nức lên. Khóc nghẹn ngào tức tưởi... Mình đang làm sao thế này?

Nấm nằm im và tự hỏi. Mình đang sắp chìm xuống. Chìm xuống đâu? Chìm xuống số phận. Vậy phải làm sao bây giờ? Hãy ngồi dậy đừng nằm như thế sẽ chìm xuống đấy. Nằm xuống có phải là chết không? Chết còn tốt hơn là đầu hàng số phận. Vậy nàng thơ nằm đấy là nàng đã đầu hàng số phận rồi à? Không.

Nàng nằm đó khi nàng đã xong bổn phận. Còn Nấm, nàng mới chỉ bắt đầu thôi.

Phải ngồi dậy ư? Phải ngồi dậy” [4, tr.105-106]. Nấm ý thức về cuộc sống của

mình: “Em bằng lòng với những gì mình đang có. Em có anh trong tưởng tượng của mình” [4, tr.133]. Để biểu hiện sự tự ý thức của nhân vật, Y Ban chú ý đến xây dựng tình huống và miêu tả những biến động tinh vi trong thế giới nội cảm của nhân vật, khám phá nhân vật ở chiều sâu các tầng vỉa tâm thức.

Mỗi con người đều có một thân phận, một tính cách riêng, một cuộc đời biệt lập, chịu sự tác động khác nhau của môi trường, hoàn cảnh nhưng tự ý thức vẫn luôn là điều cần thiết để giảm thiểu những lỡ lầm trong cuộc đời để mỗi con người sống tốt đẹp hơn, an nhiên hơn trong đời sống vốn sinh động và đầy thách thức hôm nay.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết y ban (LV00894) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)