Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu xika của công ty cổ phần rượu nước giải khát xika huyện hải lăng, quảng trị (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG I.CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một thể chế chính trị, một hệthống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quảcao cho doanh nghiệp và xã hội. Thểhiện rõ nhất là các chính sách bảo hộmậu dịch tựdo, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động... Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp.

1.2.2.2. Môi trường kinh tế

Các nhân tốvềmặt kinh tếcó vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tốkinh tếgồm có:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽlàm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độcao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quảcao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao.

- Tỷgiá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tếmở cửa khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ởthị trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nước giảm hơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

- Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sởhữu mạnh.

- Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệsản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát rất lớn.

- Các chính sách kinh tếcủa nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tếcủa nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có khi một chính sách kinh tế của nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác

1.2.2.3. Môi trường văn hóa- xã hội

Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau do vậy khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau.

1.2.2.4. Môi trường tựnhiên

Các nhân tốtựnhiên có thểtạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tốtựnhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

khuếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ giảm thiểu các chi phí phục vụbán hàng, giới thiệu sản phẩm. Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh

1.2.2.5. Môi trường công nghệ

Đây là một trong những yếu tốrất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọađối với các doanh nghiệp:

* Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệcó thểlà:

(1) Sự ra đời của công nghệmới làm xuất hiện và tăng cường ưu thếcạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạcác sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu.

(2) Sựbùng nổcủa công nghệmới làm cho công nghệhiện hữu bịlỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.

(3) Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.

(4) Sự bùng nổcủa công nghệ mới càng làm cho vòngđời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.

Bên cạnh những đe dọa này thì những cơ hội có thể đến từ môi trường công nghệ đối vớicác doanh nghiệp có thểlà:

(1) Công nghệmới có thểtạo điều kiện đểsản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Thường thì các doanh nghiệp đến sau có nhiều ưu thế đểtận dụng được cơ hội này hơn là các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.

(2) Sự ra đời của công nghệmới có thểlàm cho sản phẩm có nhiều tính năng hơn và qua đócó thể tạo ra những thị trường mới hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngoài những khía cạnh trên đây, một số điểm mà các nhà quản trị cần lưu ý thêm khi đềcập đến môi trường công nghệlà:

(1) Áp lực tác động của sự phát triển công nghệ và mức chi tiêu cho sựphát triển công nghệkhác nhau theo ngành. Các ngành truyền thông, điện tử, hàng không và dược phẩm luôn có tốc độ đổi mới công nghệ cao, do đó mức chi tiêu cho sựphát triển công nghệ thường cao hơn so với ngành dệt, lâm nghiệp và công nghiệp kim loại. Đối với những nhà quản trị trong những ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kỹ thuật nhanh thì quá trìnhđánh giá những cơ hội và đe dọa mang tính công nghệ trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng của việc kiểm soát các yếu tốbên ngoài.

(2) Một số ngành nhất định có thểnhận được sự khuyến khích và tài trợ của chính phủcho việc nghiên cứu phát triển khi có sựphù hợp với các phương hướng và ưu tiên của chính phủ. Nếu các doanh nghiệp biết tranh thủ những cơ hội từ sự trợ giúp này sẽ cặp được những thuận lợi trong quá trình hoạt động.Trên thực tế hoạt động của bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều chịu sự ảnh hưởng của thểchếchính trị và hệthống pháp luật. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đềquan trọng cho hoạt động của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.[17]

1.2.2.6. Khách hàng

Khách hàng là những người đang và sẽ mua hàng của Công ty đối với doanh nghiệp thương mại, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa cũng như sự sống còn củadoanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động kinh doanh hướng vào nhu cầu khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp và thói quen tổ chức dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.

1.2.2.7. Đối thủcạnh tranh

Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh. Số lượng các công ty trong ngành và đối thủ ngang sức tác động rất lớn đến sự cạnh tranh của công ty. Nếu công ty có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của công ty sẽ

Trường Đại học Kinh tế Huế

cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. Càng nhiều công ty cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến từng công ty càng ít, thị trường bị phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận công ty cũng nhỏ đi. Do vậy việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 1.2.2.8. Yếu tốmùa vụ

Nhiều loại sản phẩm có yêu cầu theo mùa vụ như các loại phân bón, thuốc trừsâu, vật liệu xây dựng,…Đối với các loại sản phẩm này thị trường của nó có độ biến thiên theo thời gian. Vì vậy, nó rất khó khăn khi dự đoán cung cầu .

Mục tiêu dự đoán:

+ Dự đoán nhằm biết thị phần của Công ty là gì? Dù toàn thể quy mô một thị trường đang phát triển hoặc suy giảm. Khuynh hướng thịphần của Công ty cạnh tranh là gì? Các cuộc chiến giảm giá và khuyến mại sản phẩm có thể ảnh hưởng đến khuynh hướng thịphần của Công ty hay không? Mức độ ảnh hưởng của nó như thếnào?

+ Dự đoán để đối phó những hậu quảxấu nhất do tình hình dân số thay đổi, các Công ty có thể đưa ra những phát kiến sản phẩm mới, cung cấp thêm sản phẩm dịch vụhỗtrợ …[2]

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu xika của công ty cổ phần rượu nước giải khát xika huyện hải lăng, quảng trị (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)