CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU XIKA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT XIKA HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty Cổ phẩn Rượu Nước giải khát Xika Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
2.2.2. Biến động doanh thu tiêu thụ rượu trong 3 năm 2014-2016
Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm phụ thuộc vào 2 nhân tố cơ bản đó là sản lượng và giá bán của sản phẩm. khi sản lượng và giá cảbiến động sẽ tác động ảnh hưởng đến doanh thu.
Bảng 2.4 Tình hình tiêu thụ rượu của công ty Cổphần Rượu Nước giải khát XIKA Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trịgiai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016 So sánh
2015/2014 2016/2015 2016/2014
+/- % +/- % +/- %
Doanh thu Triệu đồng 4.504,5 5.691,25 5.312,5 1.186,75 26,35 -3.787,5 -6,7 808 17,9 Sản lượng
tiêu thụ Ngàn lít 126 145 125 19 16,08 -20 -14,8 -1 -0,8
Giá bán bình quân 1 lít
Ngàn đồng 35.750 39.250 42.500 3.500 9,79 3.250 8,3 6.750 18,9
(Nguồn: Phòng tổng hợp của công ty) Qua bảng 2.4 ta thấy, doanh thu tiêu thụ năm 2014 đạt 4.504,5 triệu đồng, doanh thu tiêu thụ năm 2015 đạt 5.691,25 triệu đồng, như vậy doanh thu tiêu thụ năm 2015 đã tăng 1.186,75 triệu đồng, tương ứng tăng 26,35%. Trong đó, sản lượng tiêu thụ tăng 19 ngàn lít, và giá bán tăng 3500 đồng/lít. Như vậy, doanh thu tiêu thụ tăng là do tác động của cảhai nhân tố.
Doanh thu tiêu thụ năm 2016 đạt 5.312,5 triệu đồng, như vậy doanh thu tiêu thụ năm 2016 đã giảm 3.787,5 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 6,7%.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trong đó sản lượng tiêu thụ giảm mạnh đến 20 nghìn lít ảnh hưởng đến doanh dù mặc dù giá cả tăng 3.250 đồng. Như vậy giá cả tăng đã ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụdẫn đếnảnh hưởng đến tổng doanh thu.
Doanh thu tiêu thụ năm 2016 so với doanh thu tiêu thụ năm 2014 đã tăng 808 triệu đồng, tương ứng tăng 17,9%. Trong đó, làm doanh thu tiêu thụ là do giá cả tăng lên đến 6.750 đồng, tương ứng 18,9%. Như vậy, doanh thu tiêu thụ năm 2016tăng lên so với năm 2011là do tác động của cả nhân tốgiá cả tăng. Trong đó tăng do nhân tốsảnlượng giảm 1 nghìn lít.
Như vậy, trong giai đoạn 2014-2016 hai yếu tố sản lượng tiêu thụvà giá cả tác động ngược chiều nhau lên tổng doanh thu. Nguyên nhân có thể là do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và cầu thị trường không tăng kịp nên sản lượng tiêu thụcủa công ty giảm. Một nguyên nhân nữa có thể là do giá của công ty tăng cao hơn so với mặt bằng thị trường làm cho việc tiêu thụcó phần giảm sút.
Qua số liệu trên ta thấy công ty đã có sựcốgắng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ được lòng tin của khách hàng. Đặc biệt là bộ phận thị trường bán hàng linh hoạt. Mặt khác do giá cảyếu tố đầu vào của công ty cũng tăng lên do đó giá bán của công ty cũng tăng lên. Hai nhân tố này làm tổng doanh thu của công ty tăng lên.
2.2.2.2. Tình hình biến động doanh thu tiêu thụtheo mùa vụ
Để thấy rõ được tính mùa vụ trong tiêu thụ sản phẩm, ta biểu diễn số liệu doanh thu tiêu thụtrung bình qua các tháng trong 3 năm như bảng 2.5 sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.5: Tình hình doanh thu bán hàng theo tháng của công ty Cổphần Rượu Nước giải khát XIKA Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính: triệu đồng
Tháng 2014 2015 2016 Bình quân
(Y)
Chỉ số thời vụ (%) (Yi/Y)
1 661.375 808.550 784,125 751,350 174,41
2 750.750 1020.500 914.750 895.000 207,76
3 591.662 706.500 673.625 657.263 163,57
4 289.575 431.750 345.312 355.545 82,54
5 215.500 276.712 252.875 248.029 57,57
6 178.750 209.988 193.375 194.038 45,04
7 160.875 198.212 184.875 181.321 42,09
8 169.812 196.250 201.875 189.312 43,94
9 277.062 329.700 331.500 312.754 72,60
10 321.750 384.650 386.750 364.383 84,58
11 375.375 522.025 467.500 454.967 105,61
12 514.015 606.418 576.933 565.455 141,61
Bình quân (Y) 375.375 474.270 442.708 430.785
(Nguồn: Phòng kinhdoanh của Công ty)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Từbảng 2.5 có thểbiểu diễn doanh thu tiêu thụtheo tháng bằng đồthịsau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Số liệu phòng kinh doanh và xử lý của tác giả
Biểu đồ2.1: Tình hình doanh thu bán hàng theo tháng của công tygiai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính: %
Nguồn: Số liệu phòng kinh doanh và xử lý của tác giả Biểu đồ2.2: Chỉsốthời vụcủa sản phẩm rượu XIKA của Công ty trong 3 năm
2014-2016
Trường Đại học Kinh tế Huế
Qua đồ thị ta thấy tiêu thụ rượu XIKA có thể phân theo mùa vụ:
- Thứ nhất quý 1 từ tháng 1-3 doanh thu đạt mức cao nhất đặc biệt vào tháng 2. Nguyên nhân là do dịp lễ tết âm lịch nên khách hàng chọn rượu để làm quà tặng và sử dùng trong dịp lễ này.
- Thứ 2 là đầu tháng 4 – tháng 8 là sản lượng tiêu thụ giảm dần do khi vào mùa hè nhu cầu tiêu thụ về rượu thấp vì thời tiết nắng nóng.
- Thứ 3 là từ tháng 9- tháng 12 sản lượng bắt đầu có xu hướng tăng dần vì đây là thời điểm mùa đông thuận tiện cho nhu cầu sử dụng rượuvà là giai đoạn cuối năm nên dùng để làm quà tặng.