CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU XIKA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT XIKA HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.3 Phân tích ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động tiêu thụ rượu của Công
2.3.4. Kiểm định One Sample T – test
Kiểm định One Sample T-Test là phép kiểm định giả thiết về trung bình của tổng thể, được dùng trong trường hợp ta muốn phân tích mối liên hệ giữa giá trị trung bình của một tổng thể định lượng với một giá trị cụ thể xác định.
Các bước khi tiến hành kiểm định One Sample T-Test:
- Bước 1: Đặt giả thiết:
H0: Giá trị trung bình của tổng thể bằng giá trị cho trước.
H1: Giá trị trung bình tổng thể khác giá trị cho trước.
- Bước 2: Lọc các trường hợp thỏa mãn với các điều kiện (nếu có) của các đối tượng tham gia kiểm định.
- Bước 3: Tiến hành kiểm định
- Bước 4: Tìm giá trị mức ý nghĩa (sig.) 2 phía tương ứng vớigiá trị T-Test đã tínhđược.
- Bước 5: So sánh giá trị sig. 2 phía với mức ý nghĩa α.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nếu sig. ≥ α, ta chấp nhận giả thiết H0.
Nếu sig. < α, ta bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Đề tài sử dụng thang đo 5 lựa chọn (từ một đến 5) trong bảng khảo sát do vậy, giá trị khoảng = (Max–Min)/5 = (5 –1)/5 = 0,8.
Ý nghĩa của các mức như sau:
Với giá trị từ 1 đến 1,8 tương ứng với mức “Rất thấp”
Với giá trị từ 1,81 đến 2,6 tương ứng với mức “ Thấp”
Với giá trị từ 2,61 đến 3,4 tương ứng với mức “ Trung bình”
Với giá trị từ3,41 đến 4,2 tương ứng với mức “Cao”
Với giá trị từ 4,21 đến 5 tương ứng với mức “Rất cao”
Việc đánh giá kết quả điều tra theo mức độ đánh giá của KHmua sản phẩmtại Công ty Cổ phần Rượu Nước giải khát Xika Huyện Hải Lăng, áp dụng kiểm định One Sample T-Test đối với giá trị trung bình của biến quan sát vềhoạt động tiêu thụ Rượu, Nước giải khát Xika. Ta có giả thiết cần kiểm định với độ tin cậy 95% là:
- H0: à = giỏ trị trung bỡnh tổng thể thang đo mức độ đỏnh giỏ của cỏc KH mua sản phẩm tại Công ty Cổ phần Rượu Nước giải khát Xikavềhoạt động tiêu thụ của công tybằng giá trị kiểm định.
- H1: à = giỏ trị trung bỡnh tổng thể thang đo mức độ đỏnh giỏ của cỏc KH mua sản phẩm tại Công ty Cổ phần Rượu Nước giải khát Xika về hoạt động tiêu thụ của công ty khác giá trị kiểm định.
→ Nhằm kiểm định các giá trị trung bình trên có ý nghĩa thống kê hay không ta sử dụng công cụ One Sample T-Test để tính các giá trị trung bình (Mean) mà các KH đã đánh giá thông qua phiếu khảo sát khi được hỏi về hoạt động tiêu thụ của công ty. Dựa vào giá trị trung bình của từng biến mà ta có thể lựa chọn các giá trị kiểm định phù hợp.
H0: Đánh giá của KH là caovề hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Rượu Nước giải khỏt Xika (à=3,41).
Trường Đại học Kinh tế Huế
H1: Đánh giá của KH là khác mức cao về hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Cụng ty Cổ phần Rượu Nước giải khỏt Xika(à≠3,41).
Để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thiết H0 ta sẽ dùng các kiểm định phù hợp. Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tắt p-value là sig.) để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0.
- Nếu p-value (sig.) ≥ α(mức ý nghĩa) → chưa có cơ sở bác bỏ H0.
- Nếu p-value (sig.) <α(mức ý nghĩa) → bác bỏ giả thiết H0,chấp nhận H1. Ghi chú: Với mức độ tin cậy 95%
- Nếu sig. (2-tailed)≥ α → chưa có cơ sở bác bỏ H0.
- Nếu sig. (2-tailed) <α →bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1.
Nhóm yếu tố chất lượng, mẫu mã sản phẩm
Bảng 2.18: Kiểm định One Sample T-test vềnhóm chất lượng, mẫu mã sản phẩm
Giá trị Tiêu chí
Tần số
GTTB GTKĐ Sig. (2- tailed)
1 2 3 4 5
Nồng độ 3 20 26 23 28 3,53 3,41 0,314
Màu sắc 2 16 33 32 17 3,46 3,41 0,625
Hương thơm 2 11 35 38 14 3,51 3,41 0,289
Mẫu mãđa dạng 3 19 32 17 19 3,45 3,41 0,716
(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Đối với sản phẩm rượu, nước giải khát dùng để uống, chính vì vậy việc đánh giá chất lượng sản phẩm rượu, nước giải khát thì cần phải đánh giá các chỉ tiêu liên quan như: nồng độ, màu sắc, hương thơm và mẫu mã. Trong đó, nồng độ được người ta xem là chỉ tiêu chất lượng hàng đầu, tiếp đến là màu sắc, việc đánh giá các yếu tố này tùy vào tập quán tiêu dùng của từng vùng, miền và phong tục tập quán khác nhau.Ở thị trường tỉnh Quảng Trị,tiêu chuẩn phải là rượu mạnh 40 độ trở lên, rượu Kim Long là 45 đến 60 độ là được người tiêu dùng ưa chuộng nhất.
Qua bảng 2.14 Nồng độ của rượutương đối cao, mức trung bình đạt 26%, cao 23% và rất cao đạt 28%. Ý kiến của khách hàng về màu sắc của sản phẩm và sự đồng
Trường Đại học Kinh tế Huế
đều về kích thước củasản phẩmtốt, tuy nhiên đánh giá về mẩu mã của sản phẩm thấp hơn so với các tiêu chí khác, dưới mức trung bình chiếm 54%. mẩu mã rất thấp là 3%, trungbìnhđạt19% rất cao32%.
Mức ý nghĩaSig. (2-tailed) tất cả các biến đều > 0,05, không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 nên kết luận khách hàng đánh giá là cao vềchất lượng, mẫu mã sản phẩm của Công ty. Dù vậy thì công ty vẫn cần phải cải thiện hơn nữa vềchất lượng sản phẩm, mẫu mã ngày càngđẹp để khách hàng ngày càng ưa chuộng và hoạt động tiêu thụsẽ ngày càng tăng.
Như vậy, sự đánh giá của khách hàng về các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của Công ty là khá tốt. Tuy nhiên, để đánh giá về khả năng tiêu thụ sản phẩm còn nhiều yếu tố khác tác động đến. Chúng ta cần xem xét đến giá bán và mức chiết khấu của Công ty.
Nhóm yếu tố giá bán và mức chiết khấu sản phẩm
Bảng 2.19: Kiểm định One Sample T-test vềnhóm giá bán và mức chiết khấu sản phẩm
Giá trị Tiêu chí
Tần số
GTTB GTKĐ Sig. (2- tailed)
1 2 3 4 5
Giá bán thấp hơn sản phẩm
cùng loại 0 11 31 34 24 3,71 3,41 0,002
Mức chiết khấu 0 18 27 25 30 3,67 3,41 0,019
Thay đổi giá linh hoạt 0 15 26 34 25 3,69 3,41 0,007
(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Qua bảng 2.15 ta thấy, chỉ tiêu giá bán thấp hơn sảnphẩm cùng loại như các loại rượu, nước giải khát khác chỉ có 11% khách hàng cho rằng giá bán của Công ty thấp, 31% là trung bình và 34% là cao và 24% là rất cao. Như vậy có nhiều ý kiến khác nhau về giá bán của Công ty, nguyên nhân là do công ty có chính sách giá phân biệt theo khách hàng và chất lượng sản phẩm. Chất lượng cao giá bán cao hơn chút ít cũng được coi là hợp lý. Khách hàng đánh giá về chiết khấu và giá gần như nhau. Về chỉ tiêu thay đổi giá linh hoạt, khách hàng đánh giá là chính sách giá của
Trường Đại học Kinh tế Huế
Công ty thay đổi linh hoạt. Có 38% khách hàng đánh giá cao về mức độ thay đổi giá linh hoạt. Khi thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt thì cần phải có chính sách giá linh hoạt.
Mức ý nghĩaSig. (2-tailed) tất cả các biến đều < 0,05, bác bỏ giả thiết H0nên kết luận khách hàng đánh giá không phải là cao về giá bán và mức chiết khấu sản phẩm. Dựa vào bảng kết quả ởtrên, vì GTTB từ 3,67 đến 3,71 nên có thểnói khách hàng đánh giá trên mức cao. Có thể nói giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành vi mua hàng, vì vậy với mức hài lòng của khách hàng ta có thể nhân định công ty đã có chính sách giá rất phù hợp và cần được phát huy trong tương lai khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Nhóm yếu tố nhân viên bán hàng
Bảng 2.20: Kiểm định One Sample T-test vềnhóm nhân viên bán hàng Giá trị
Tiêu chí
Tần số
GTTB GTKĐ Sig. (2- tailed)
1 2 3 4 5
NVBH nhiệt tình với khách
hàng 1 18 33 31 17 3,45 3,41 0,693
Khi có vấn đềvềsản phẩm, NVBH nhanh chóng giải quyết
1 9 27 34 29 3,81 3,41 0,000
NVBH luôn biết cách trảlời
thắc mắc của khách 0 15 49 21 15 3,36 3,41 0,586
NVBH sẵn sàng nhận đổi
hàng khi khách hàng yêu cầu 0 18 51 14 17 3,30 3,41 0,254 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Yếu tố nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong các hoạt động của công ty. Dù cho công ty có những kế hoạch, chiến lược xuất sắc mà thiếu đi bộ phận nhân lực có trình độ, chuyên môn thì những kế hoạch, chiến lược ấy cũng chỉ là bản thảo, không thể thực hiện. Bên cạnh đó, khi KH đến mua hàng, sự tận tình nhiệt huyết của nhân viên bán hàng sẽ mang lại cho KH cảm
Trường Đại học Kinh tế Huế
giác quan tâm, tin tưởng vào quyết định mua hàng tại đó. Mặt khác, nhân viên bán hàng là người trực tiếp tiếp xúc và bán hàng cho KH vì vậy họ phải có năng lực, kiến thức và trình độ chuyên môn tốt, thái độ làm việc hăng say, năng động, nhiệt huyết, giải đáp thắc mắc của KH.
Mức ý nghĩaSig. (2-tailed) các biến NVBH nhiệt tình với khách hàng, NVBH luôn biết cách trảlời thắc mắc của khách, NVBH sẵn sàng nhận đổi hàng khi khách hàng yêu cầu đều > 0,05, không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 nên kết luận khách hàng đánh giá là cao vềnhân viên bán hàng của Công ty. Tuy nhiên, vẫn có 1 biến là khi có vấn đề về sản phẩm, NVBH nhanh chóng giải quyết mặc dù Sig. (2-tailed) <
0,05 nhưng GTTB bằng 3,81 nên được xem là khách hàng đanh giá trên mức cao.
Qua kết quả trên cho thấy đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty đã đáp ứng sự thỏa mãn và hài lòng của khách hàng. Vì vậy, công ty cần có chính sách khen thưởng, tăng lương để tạo động lực làm việc cho những nhân viên đó.
Nhóm yếu tố Kênh phân phối
Bảng 2.21: Kiểm định One Sample T-test vềnhóm Kênh phân phối Giá trị
Tiêu chí
Tần số
GTTB GTKĐ Sig. (2- tailed)
1 2 3 4 5
Thực hiện chính xác đơn hàng 1 16 17 43 23 3,71 3,41 0,004
Phương tiện vận chuyển hiện
đại 1 8 38 28 25 3,68 3,41 0,007
Bốc xếp ít hư hỏng, gọn gàng 0 2 34 50 14 3,76 3,41 0,000
(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Mức ý nghĩaSig. (2-tailed) tất cả các biến đều < 0,05, bác bỏ giả thiết H0nên kết luận khách hàng đánh giá không phải là cao về Kênh phân phối của Công ty.
Dựa vào bảng kết quả ở trên, vì GTTB từ 3,68 đến 3,76 nên có thể nói khách hàng đánh giá trên mức cao.Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhóm yếu tố xúc tiến bán hàng
Bảng 2.22: Kiểm định One Sample T-test vềnhóm xúc tiến bán hàng Giá trị
Tiêu chí
Tần số
GTTB GTKĐ Sig. (2- tailed)
1 2 3 4 5
Mức độkhuyến mãi 0 18 33 30 19 3,50 3,41 0,370
Giải thưởng hấp dẫn 0 27 38 27 16 3,16 3,41 0,000
Mức độ chăm sóc khách hàng 0 20 29 35 16 3,47 3,41 0,546
Hoạt động hỗtrợbán hàng 0 7 22 54 17 3,81 3,41 0,000
(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Xúc tiến bán hàng là hoạt động không thể thiếu được trong kinh doanh của các doanh nghiệp, nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cungứng dịch vụ thương mại.Qua bảng phân tích ta thấy các chỉ tiêu về xúc tiến bán hàng đều được đánh giá khá cao cho thấy công ty đãđạt được hiệu quả trong hoạt động này.