CHƯƠNG I.CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất rượu trên thế giới và Việt Nam hiện nay
1.3.2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh rượu Việt Nam
Ở nước ta, nghềnấu rượu thủ công đã có từ ngàn xưa và rất thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam vì chúng ta rất phổ biến tập quán uống rượu. Năm 1858, khi những người Pháp đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, từ đó nhiều nhà máy sản xuất rượu ở quy mô công nghiệp ra đời. Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp trong ngành hiện nay là chưng, tinh cất, pha chếcác loại rượu mạnh.
Khắp trên đất nước Việt Nam đều có rượu ngon. Nhiều loại rượu gắn với tên địa phương nếu cảvùng nấu rượu và có chất lượng tương đối đồng đều, có thểkểra một loạt tên rượu địa phương nổi tiếng Việt Nam:
Rượu làng Vân: còn gọi là Vân hương mĩ tửu, trước kia thường dùng sắn tươi, sắn khô, nay chủyếu dùng gạo, là loại rượu nổi danh miền Bắc.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Rượu Kim Sơn: Nổi tiếng Vùng đất Ninh Bình (Vùng Sơn Nam Hạ ngày xưa), được làm bởi men thuốc Bắc của 1 số dòng họ lâu đời tại Kim Sơn, Cộng với nguồn nước đặc biệt đã làm cho rượu có hương vị không lẫn vào đâu được so với các vùng miền khác.
Rượu Bầu Đá: nổi tiếng đất BìnhĐịnh với nguồn nước Bầu Đá, địa diện mỹ tửu của miền Trung Việt Nam.
Rượu GòĐen: thuộc Long An, nổi tiếng Nam Bộ.
Rượu San Lùng: ở một số vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, thường dùng gạo nương và một sốloại lá thuốc. Có hai loại màu trắng trong hoặc màu nâu đen nhạt.
Rượu ngô Bắc Hà: nấu bằng ngô, màu trắng hơi ngảvàng.
Rượu Thanh Kim: thuộc xã Thanh Kim, Sapa, dùng mầm thóc nếp.
Rượu Xuân Thạch: nổi tiếng Trà Vinh
Rượu Mẫu Sơn: rượu nấu bằng nguồn nước suối của vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn
Rượu Đá Bạc: Thừa Thiên Huế Rượu Hồng Đào: Quảng Nam Rượu Kim Long: Quảng Trị
Rượu Bó Nặm: rượu nấu từngô và nguồn nước vùng cao Bắc Kạn
Những năm trở lại đây, do chính sách mở cửa của nhà nước, đời sống được nâng cao nên nhu cầu tiêu thụ rượu tăng lên và tình hình sản xuất nhiều biến động.
Bảng 1.3 Sảnlượng sản xuất rượu qua các năm
Đơn vị:(Triệu lít)
Năm 2014 2015 2016
Rượu mạnh và rượu trắng 318,1 312,7 310,2
(Nguồn: Tổng cục thống kê) Qua bảng trên cho thấy sản lượng sản xuất rượu qua các năm tăng trưởng theo hướng giảm dần từ năm 2014 là 318,1 triệu lít đến năm 2016 giảm xuống còn 310,2 triệu lít do chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng từ 01/7/2016. Theo đó, rượu từ 20 độ trở lên sẽ tăng thuế từ 50% hiện nay lên 65%; Rượu dưới 20 độ sẽ
Trường Đại học Kinh tế Huế
tăng thuế từ 25% hiện nay lên 35%; Bia cũng tăng thuế từ 50% lên 65%. Theo đánh giá của Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam (VBA), nhìn chung trong giai đoạn 2011–2016, ngành đã giảm hơn so với giai đoạn 2005 –2010.
Biểu đồ 1.1: Địa bàn theo quy hoạch phát triển ngành Bia– Rượu– Nước giải khátđến năm 2020, tầm nhìnđến 2030
(Nguồn:[19]) Qua biểu đồ phân bổ cho thấy các doanh nghiệp sản xuất bia rượu chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng chiếm đến 58% tổng sản lượng cả nước. Các vùng còn lại chiếm tỷ lệ thấp.
Với thị trường 90 triệu dân và tiêu thụ bia rượu đạt 27,4 lít/người là một thị
Trường Đại học Kinh tế Huế
trường tiêu thụ rất lớn đứng thứ 29 trên toàn thế giới về tiêu thụ đồ uống có cồn theo thống kê của [15]. Xu hướng tiêu dùng theo hướng tiêu thụ rượucao cấp giúp tăng giá trị thị trường và mở ra cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất phát triển tiếp ở phân khúc này. Ngành du dịch phát triển tốt, Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội xuất khẩu sản phẩm rượu trên toàn cầu.
Nhưng hiện nay các doanh nghiệp nội của chúng ta yếu ở phân khúc rượu cao cấp. Chất lượng rượu ở các làng nghề thì chưa đồng bộ và có rất nhiều loại giá cả vô chừng, điều đáng quan tâm là trên thị trường rượu kém chất lượng, rượu giả khá nhiều, ngộ độc thường xảy ra. Việc quản lý trong ngành sản xuất rượu ngày càng được thắt chặt. Thị trường rượu nội phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm rượunhập khẩu trong khi tâm lý của người tiêu dùng hiện nay vẫn xín ngoại.
-Quy định vềsản xuất kinh doanh rượuởViệt Nam
Những năm gần đây do nhu cầu tăng mạnh, việc sản xuất và buôn bán rượu phát triển tràn lan từ nông thôn đến thành thị, chất lượng rượu không được kiểm soát đầy đủ. Trong đó tình trạng rượu kém chất lượng, rượu giảkhá nhiều ngộ độc thường xuyên. Trong khi đó nghị định số 40/2008/NĐ-CP của chính phủkhông còn phù hợp nền kinh tế hiện nay,ngày 12/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 94/2012/NĐ-CP vềsản xuất, kinh doanh rượu. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, bãi bỏ Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và ngày 27/12/2015 Bộ Công Thương ban hành thông tư số 60/2015/TT-BCT, hướng dẫn cụthể thực hiện nghị định 94/2012/NĐ-CP. Theo đó cụ thể nghị định này quy định về sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu và cồn thực phẩm bao gồm: Đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu và cồn thực phẩm. Áp dụng đối với các tổchức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổViệt Nam.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tóm tắt chương I
Trong chương này đã hệthống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụsản phẩm, các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và thực tiễn công tác tiêu thụsản phẩm của các doanh nghiệpở nước ta hiện nay. Đây chính là khung nghiên cứu định hướng cho các nội dung nghiên cứuở các chương tiếp theo của luận văn.
Trường Đại học Kinh tế Huế