CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế
1.3.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện tựnhiên– môi trường sinh thái
-Các điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lí, thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng… ảnh hưởng lớn đến tính thích ứng của cây trồng, năng suất chất lượng nông sản thu hoạch được cũng như ảnh hưởng tới cung cầu của sản phẩm do tính chất mùa vụ…
từ đó, ảnh hưởng quan trọng đến tính hiệu quảkinh tếcủa các nông hộtrong vùng.
- Bên cạnh đó, tình trạng môi trường sinh thái xung quanh, cùng với các vấn đềvềxửlí phếthải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường… đều có tác động nhất định đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng, cũng như các chi phí sản xuất kinh doanh liên quan. Một môi trường trong sạch thoáng mát phù hợp sẽ trực tiếp làm giảm chi phí xử lí sinh thái, vừa góp phần trực tiếp tăng chất lượng nông sản, vừa đảm bảo hiệu quảkinh tếcao.
1.3.3.2. Nhóm nhân tốkinh tế- xã hội
- Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người… là các yếu tố tác động trực tiếp đến cung–cầu của từng doanh nghiệp; mỗi hộkinh tếkhi tham gia vào nền sản xuất hàng hóa của thị trường đều không tránh khỏi sự tác động của yếu tốnày. Nếu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, sựbiến động tiền tệ
Trường Đại học Kinh tế Huế
là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lí, thu nhập bình quân đầu người tăng…sẽtạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và hộkinh tếnói riêng phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, và ngược lại.
- Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; và ngược lại, nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sửdụng lao động của doanh nghiệp sẽgiảm, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mặt khác, tình trạng thất nghiệp cao sẽlàm cho cầu tiêu dùng giảm và có thểdẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... nó ảnh hưởng tới cầu vềsản phẩm của các doanh nghiệp. Nên nóảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quảsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
-Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các hộ kinh tế nói riêng. Cùng với đó, môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các thành phần kinh tế. Trong phạm vi hoạt động sản xuất tương đối nhỏhẹp của các hộkinh tế, môi trường pháp lí tác động gián tiếp đến hiệu quảkinh tế của họ thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn trong các chính sách hỗtrợ về đất đai và vốn.
1.3.3.3. Nhóm nhân tốvềtổchức sản xuất, khoa học công nghệvà kĩ thuật - Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của
Trường Đại học Kinh tế Huế
khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của các hộ sản xuất, do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ.
- Hiện nay, với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và tính an toàn trong mỗi sản phẩm, đặc biệt là các nhóm hàng nông sản, đòi hỏi các nông hộ cần phải bắt kịp các công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại, khépkín, đạt chuẩn (ví dụ như VietGap,GlobalGap…) nếu muốn tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị nông sản của trong nước và hơn nữa là toàn thế giới. Hiệu quả kinh tế chỉ thực sự cao và bền vững khi nông sản mà họ sản xuất ra được chấp nhận trên một thị trường rộng lớn, chứ không đơn thuần là thị trường nhỏ lẻ ở địa phương nữa.
1.3.3.4. Nhóm nhân tố môi trường ngành
- Sự cạnh tranh giữa cáchộ kinh tế hiện có trong ngành
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và các hộ kinh tế nói riêng trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụsản phẩm... do vậyảnh hưởng tới hiệu quảcủa mỗi hộ.
- Khả nănggia nhập mới của các hộ kinh tế
Nhìn chung, trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra cac hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thểlàm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xét trong phạm vi một mô hình phát triển nông sản còn mới,ảnh hưởng của yếu tốKhả năng gia nhập mới đến hiệu quảkinh tếcũng không thể không tính đến.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Với một mặt hàng nông sản giàu tiềm năng, đem lại lợi nhuận cao hơn các loại nông sản khác, tất yếu thu hút một lượng lớn các nông hộbắt đầu đầu tư phát triển;
lúc này có thểdẫn đến tình trạng lượng cung vượt quá cầu, trong khi đó thị trường tiêu thụvẫn chưa được mở rộng, hệ thống lưu thông nông sản chưa được vận hành tốt, từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quảkinh tếcủa các nông hộ.
- Sản phẩm thay thế
Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số lượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độtiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp. Do đó ảnh hưởng tới kết quảvà hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với mặt hàng nông sản mới đang được nghiên cứu, sản phẩm thay thế là các loại nông sản khác có giá trị dinh dương tương tự và giá cả cạnh tranh, mà nổi bật là thanh long ruột trắng.
-Người cung ứng
Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người cungứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là không có sựthay thếvà do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụthuộc vào các nhà cungứng rất lớn, chi phí vềcác yếu tố đầu vào sẽcao hơn bình thường nên sẽlàm giảm hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Còn nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí vềcác yếu tố đầu vào là dễdàng và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Cụ thể người cung ứng cho mô hình phát triển của các nông hộ trong đề tài chủ yếu là giống, phân bón và nông dược. Chất lượng của giống, đặc biệt với loại quả còn tương đối mới ở Việt Nam, và yếu tố phân bón, nông dược - ảnh hưởng xuyên suốt trong quá trình phát triển của cây trồng, đóng vai trò thiết yếu đối với hiệu quảkinh tế.
-Người mua
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không có người hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thểtiến hành sản xuất được. Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quảcủa doanh nghiệp.
Đối với một loại nông sản mới, chưa có sẵn hệthống thị trường, gíá thành lại cao hơn so với mặt bằng các loại nông sản khác, các nông hộlại càng cần chú ý đến phảnứng và hành vi tiêu dùng của khách hàng hơn bao giờ hết, từ đó lựa chọn được quy mô sản xuất tối ưu nhằm đạt được hiệu quảkinh tếlớn nhất.
1.3.3.5. Nhóm nhân tốnội tại doanh nghiệp
Đối với hình thức sản xuất – kinh doanh theo hộ kinh tế, nhóm nhân tố nội tại doanh nghiệp (cụ thể là các hộ kinh tế) ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, có thể được xem xét trên các yếu tốsau:
- Quy mô diện tích đất canh tác: Theo nhà nghiên cứu Dorward (tiến hành năm 1999), giữa quy mô diện tích đất canh tác và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ phi tuyến theo dạng chữ . Cụ thể, khi quy mô diện tích tăng dần thì hiệu quả kinh tế của nông hộ sẽ tăng theo, bởi khi đó nông hộ có thểkiểm soát người lao động (phần lớn là lao động gia đình) và lựa chọn yếu tố đầu vào với chất lượng đảm bảo (do nhu cầu không lớn). Đồng thời, quy mô diện tích càng lớn, nông hộcàng dễáp dụng kĩ thuật canh tác mới để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Tuy nhiên, khi quy mô diện tích đất vượt quá giới hạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
tối ưu, nông hộ sẽphải thuê lao động nhiều hơn và khó kiểm soát động cơ làm việc của họnên hiệu quảkinh tếsẽgiảm. Ngoài ra, nếu quy mô quá lớn, nông hộsẽcần lượng yếu tố đầu vào đảm bảo chất lượng, nhất là khi thiếu vốn sản xuất (nên phải mua chịu) và thị trường yếu tố đầu vào kém phát triển.
-Lao động gia đình: Lập luận trên cũng ngụ ý rằng số lượng lao động gia đình tham gia sản xuất càng nhiều thì hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ càng tăng, bởi lao động gia đình luôn có động cơ làm việc và tinh thần trách nhiệm cao đối với kết quảsản xuất của nông hộso với lao động thuê.
- Kinh nghiệm sản xuất: Kinh nghiệm sản xuất thường được đo lường bằng số năm tham gia trồng nông sản đang nghiên cứu của chủ hộ. Theo thời gian, chủ hộtích lũy thêm nhiều kinh nghiệm vềlựa chọn kĩ thuật canh tác, giống và loại yếu tố đầu vào (nhất là phân bón và nông dược) sao cho phù hợp với đặc điểm tựnhiên và đảm bảo tính mùa vụ, qua đó làm tăng hiệu quảkinh tếtrong sản xuất nông sản.
- Trình độ học vấn: Học vấn của chủhộ (sốlớp học) là yếu tố cần quan tâm khi phân tích hiệu quả kinh tế trong áp dụng mô hình phát triển nông sản. Đó là vì học vấn cao sẽ giúp chủ hộ nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt kĩ thuật sản xuất mới, xu hướng thay đổi của tự nhiên, thị trường…để sử dụng hợp lí các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo năng suất cho cây lúa và chất lượng sản phẩm.
-Điều kiện mua bán vật tư nông nghiệp: Khi xét đến ảnh hưởng của điều kiện mua bán vật tư nông nghiệp đến hiệu quảkinh tếcủa các nông hộ, thường chia thành hai yếu tốnhỏ như sau:
+Tổng số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp: Trong nhiều trường hợp, nông hộrất khó mua được yếu tố đầu vào với chất lượng phù hợp, nhất là khi thị trường đầu vào kém phát triển và nông hộ bị thiếu vốn đểthanh toán tiền mua vật tư nông nghiệp. Khi đó, nhiều nông hộ phải mua chịu vật tư nông nghiệp và thường phải chấp nhận các điều kiện của người bán (đại lí vật tư nông nghiệp), mà một trong những cách để người bán vật tư tăng lợi nhuận là giảm chất lượng vì nông hộ rất khó kiểm tra được chất lượng sản phẩm bởi chưa sử dụng vào thời điểm quyết định mua. Ngược lại, nếu mua vật tưbằng tiền mặt thì nông hộsẽcó thểchủ động kiểm
Trường Đại học Kinh tế Huế
tra chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, các nông hộ mua vật tư bằng tiền mặt thường khá giả nên các đại lí vật tư nông nghiệp khó áp đặt điều kiện của mình và phải bán giá sản phẩm với chất lượng tốt với giá hợplí. Do đó, khi tỉ trọng sốtiền mua chịu trong tổng sốtiền mua vật tư nông nghiệp của nông hộcàng cao thì hiệu quảkinh tế trong sản xuất sẽ càng thấp (theo Roosen và Hennessy, 2003; Klemick và Lichtenberg, 2008; Ma và ccs., 2014; Khor và Zeller, 2014).
+ Mối quan hệvới đại lí vật tư: Ở nông thôn, mối quan hệ quen biết được củng cố theo thời gian giữa nông hộ và các đại lí vật tư nông nghiệp có thể được xem là yếu tố đảm bảo cho chất lượng vật tư nông nghiệp, kể cả ở hình thức mua chịu hay trả tiền mặt (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013; Khor và Zeller, 2014). Do đó, độ dài thời gian của mối quan hệ quen biết với đại lí vật tư sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quảkinh tếtrong sản xuất của nông hộ.
- Bảo quản và phân phối: Phần lớn nông hộ không đủ điều kiện bảo quản nông sản tốt (hệ thống bãi chứa, kho lạnh), cùng lúc phải chịu áp lực trả nợ vay, thanh toán tiền mua chịu vật tư nông nghiệp, tiền thuê lao động ngoài… Do đó, nông hộ thường phải bán gấp nông sản cho thương lái nên dễbị ép giá. Ngược lại, nếu nông hộ có điều kiện bảo quản nông sản tốt, hoặc tựphân phối nông sản trực tiếp đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng, giá bán nông sản sẽ cao hơn và ít bịép giá hơn, làm tăng hiệu quảkinh tế.
- Vốn: Vốn là yếu tố đầu vào then chốt của sản xuất nông nghiệp bởi nông hộ rất cần vốn đểmua vật tư, giống, máy móc, thuê mướn lao động… với số lượng đầy đủ và chất lượng tốt nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng ngừa rủi ro bắt nguồn từ sự thất thường của thị trường. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ tác động của hai dạng vốn khác nhau, là vốn vay và vốn tựtích lũy:
+ Vốn vay: Do chu kì sản xuất dài và tích lũy thấp nên nhiều nông hộ khó có thểtựtài trợ hoàn toàn cho sản xuất mà phải vay, đặc biệt là tín dụng chính thức (Ciaian và ctv., 2012; Lê Khương Ninh, 2013). Hai khía cạnh quan trọng của vốn vay đối với hiệu quảkinh tếtrong sản xuất của nông hộ là lượng vốn vay và cơ hội vay vốn (thểhiện qua sốlần vay tín dụng chính thức). Như vừa đềcập, nông hộsản
Trường Đại học Kinh tế Huế