CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.4. Đánh giá mức ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các nhóm đối tượng khác
Để thấy được tác động của mỗi nhóm đối tượng tạo ra sự khác biệt trong hiệu quả kinh tế, sử dụng phương pháp phân tích phân tổ thống kê. Trong trường hợp này, sử dụng chỉ tiêu Năng suất bình quân của thanh long ruột đỏ trên mỗi hecta hàng năm để đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được giữa các nhóm đối tượng khác nhau.
2.4.1. Nhóm theo quy mô diện tích đất canh tác
Bằng phương pháp phân tích phân tổ thống kê, có được kết quả thông qua bảng 2.17 sau:
Bảng 2.17: Hiệu quảkinh tếgiữa các nhóm quy mô diện tích đất canh tác Diện tích trồng
(ha)
Số lượng hộ (hộ)
Tỉtrọng (%)
Năng suất bình quân năm (tấn/ha)
0,1–0,2 44 62,86 26,77
Hơn 0,2 –0,3 14 20,00 27,14
Hơn 0,3 –0,4 12 17,14 28,26
Nguồn: Phân tích nguồn dữliệu sơ cấp trực tiếp điều tra
Nhận xét: Trong phạm vi quy mô dưới 0,4 ha, giữa quy mô diện tích trồng thanh long ruột đỏ và năng suất bình quân có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau.
Nhóm quy mô diện tích từ 0,3 ha đến 0,4 ha có hiệu quả kinh tếcao nhất với năng suất bình quân mỗi năm là 28,26 tấn/ha. Như vậy, khi quy mô diện tíchtăng dần thì hiệu quảkinh tếcủa các nông hộcũng sẽ tăng theo. Điều này có thểgiải thích được, bởi lẽ, khi tăng thêm về quy mô diện tích sản xuất thì với lợi thế về quy mô, các nông hộdễdàng áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác cao hơn cũng như có điều kiện lựa chọn các yếu tố đầu vào với chất lượng tốt hơn và chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, số nông hộ đạt được lợi thế về quy mô này chỉ chiếm hơn 28% tổng số hộ sản xuất thanh long ruột đỏtại huyện Hướng Hóa. Chiếm đa sốvẫn là các hộcó quy mô diện tích trồng từ0,1–0,2 ha với năng suất bình quânđạt được thấp nhất.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.4.2. Nhóm theo số lượng tham gia sản xuất là lao động gia đình
Theo lập luận củaảnh hưởng nhóm nhân tốnội tại doanh nghiệp tới hiệu quả kinh tế (đãđược đềcập tới trong cơ sởlí luận chương 1), thì laođộng gia đình tham gia sản xuất càng nhiều, hiệu quảkinh tế đạt được càng cao. Tuy nhiên, thực tếlại chứng minh điều đó không hoàn toàn đúng, được thểhiện qua bảng 2.18 như sau:
Bảng 2.18: Hiệu quảkinh tếgiữa các nhóm số lượng lao động gia đình Số lao động gia đình
(lao động)
Số lượng hộ (hộ)
Tỉtrọng (%)
Năng suất bìnhquân năm (tấn/ha)
1 - 2 25 35,71 27,12
3 - 4 25 35,71 27,11
Trên 5 20 28,58 27,06
Nguồn: Phân tích nguồn dữliệu sơ cấp trực tiếp điều tra Nhận xét: Trên thực tế, không có sự chênh lệch đáng kể về năng suất giữa các nhóm hộcó số lượng lao động gia đình tham gia sản xuất khác nhau; các nhóm hộ có số lượng lao động gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất ít hơn đều đạt được năng suất bình quân năm cao hơn. Điều này có thể được lí giải bởi rằng, trong một số ngành sản xuất, đặc biệt là một mặt hàng nông sản hoàn toàn mới tại huyện Hướng Hóa như thanh long ruột đỏ, nếu lao động thuê ngoài có sự am tường và chuyên môn hóacao hơn trong việc chăm sóc các loại nông sản thì rõ ràng hiệu quả kinh tếmà họ mang lại sẽ cao hơn so với lực lượng lao động gia đình –vốn không đồng đều về năng lực sản xuất.
2.4.3.Nhóm theo trìnhđộhọc vấn
Theo cơ sởlý luận, trìnhđộ học vấn cao là yếu tố cần thiết đểnâng cao hiệu quả kinh tế nhờ vào việc giúp chủ hộ dễ dàng tiếp cận các ứng dụng khoa học kĩ thuật vào việc sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế, điều này hoàn toàn đúng với việc sản xuất thanh long ruột đỏ của các nông hộ ở huyện Hướng Hóa. Điều này được thểhiện thông qua bảng 2.19:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.19: Hiệu quảkinh tếgiữa các nhóm trìnhđộhọc vấn của chủhộ Trìnhđộhọc vấn của chủhộ
(lớp)
Số lượng hộ (hộ)
Tỉtrọng (%)
Năng suất bình quân (tấn/ha)
0 - 5 24 34,29 26,50
6–9 23 32,86 26,67
10 –12 16 22,85 28,01
Trên 12 7 10,00 28,50
Nguồn: Phân tích nguồn dữliệu sơ cấp trực tiếp điều tra Nhận xét: Có sự chệnh lệch đáng kể về hiệu quả kinh tế đạt được giữa 2 nhóm trìnhđộ học vấn chính là: Nhóm có trìnhđộ học vấn dưới trung học cơ sởvà Nhóm có trình độ học vấn từtrung học phổ thông trở lên. Chủhộ với trình độ học vẫn càng cao sẽcó cách tiếp cận với kĩ thuật sản xuất tốt hơn, nhạy bén hơn những thay đổi của tựnhiên, nhu cần thị trường, do vậy kiểm soát được hoạt động sản xuất với hiệu quảkinh tếmang lại cao hơn. Tuy nhiên, do đặc điểm địa bàn vùng cao với những hạn chế vềgiáo dục và kinh tế - văn hóa –xã hội mà tỉ trọng của nhóm chủ hộcó trìnhđộ học vấn cao còn thấp, thậm chí một sốchủhộcòn không có nền tảng giáo dục nào.
2.4.4. Nhóm theo kinh nghiệm sản xuất
Lý luận chỉ ra rằng, số năm kinh nghiệm sản xuất tỉ lệ thuận với hiệu quả kinh tế mang lại, tuy nhiên với thực tiễn sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, việc thống kê phân tổcác nhóm kinh nghiệm sản xuất khác nhau đã chỉ ra rằng điều này không phải lúc nào cũng đúng:
Bảng 2.20: Hiệu quảkinh tếgiữa các nhóm kinh nghiệm sản xuất Kinh nghiệm sản xuất
(số năm)
Số lượng hộ (hộ)
Tỉtrọng (%)
Năng suất bình quân (tấn/ha)
0 - 10 5 7,14 28,38
11- 20 22 31,43 26,85
21–30 17 24,29 27,31
31 - 40 19 27,14 27,02
Trên 40 7 10,00 26,66
Nguồn: Phân tích nguồn dữliệu sơ cấp trực tiếp điều tra
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhận xét: Trên thực tế sản xuất thanh long ruột đỏtại huyện Hướng Hóa, số năm kinh nghiệm sản xuất gần như không ảnh hưởng tới năng suất bình quân của loại cây trồng này. Có thể thấy, thanh long ruột đỏ là một loại nông sản hoàn toàn mới, lần đầu tiên được áp dụng trồng tại địa bàn, do đó, việc có thâm niên phát triển các loại cây nông nghiệp khác gần như ít có tác động đến mức hiệu quảkinh tế đạt được. Giảsửchủhộcó thâm niên sản xuất nông nghiệp cao, nhưng trìnhđộhọc vấn thấp; khả năng tìm tòi áp dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp, hiện đại không có;
tính linh hoạt trong sản xuất không cao thì hiệu quả kinh tế mang lại là rất thấp.
Tương tự, nghềnghiệp chính của chủhộcũng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh tế đạt được. Lý thuyết cho rằng, chủhộ có xuất thân nghềnghiệp là làm nông nghiệp sẽ có kinh nghiệm và chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất cây trồng, do vậy mà dễ dàng đạt được năng suất bình quân cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, một số chủ hộtuy nghềnghiệp chính không phải chuyên về sản xuất nông nghiệp, nhưng với trìnhđộ học vấn cao và khả năng nắm bắt công nghệmới tốt, họvẫn tạo ra được hiệu quảkinh tếcao cho cây trồng của mình (bảng 2.21).
Bảng 2.21: Hiệu quảkinh tếgiữa các nhóm nghềnghiệp của chủhộ Nghềnghiệp chủhộ Số lượng hộ
(hộ)
Tỉtrọng (%)
Năng suất bình quân (tấn/ha)
Nông nghiệp 55 78,57 26,77
Phi nông nghiệp 15 21,43 28,33
Nguồn: Phân tích nguồn dữliệu sơ cấp trực tiếp điều tra 2.4.5.Nhóm theo giới tính chủhộ
Tương tự, sửdụng phương pháp phân tổnhân tố để xem liệu có sựkhác biệt trong hiệu quảkinh tếtạo ra giữa chủhộlà nam hay là nữ(bảng 2.22)
Bảng 2.22: Hiệu quảkinh tếgiữa các nhóm giới tính chủhộ Giới tính chủhộ Số lượng hộ
(hộ)
Tỉtrọng (%)
Năng suất bình quân (tấn/ha)
Nam 56 80 27,10
Nữ 14 20 27,11
Nguồn: Phân tích nguồn dữliệu sơ cấp trực tiếp điều tra
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhận xét: Như vậy, dù chủ hộlà nam hay nữ, đều có những thế mạnh riêng trong việc điều phối và tổ chức hoạt động sản xuất để tạo ra được hiệu quảkinh tế tối ưu. Tuy nhiên, do đặc thù hoạt động sản xuất nông nghiệp đòi hỏi độ bền và sức khỏe tốt, nên chủhộ đa phần đều là nam (80%).
Trường Đại học Kinh tế Huế