Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 65)

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Tình trạng cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động huyện Hướng Hóa

- Theo số liệu báo cáo của Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa tính đến thời điểm năm 2015, huyện Hướng Hóa có 1152,3 km2 với 22 đơn vị hành chính.

Dân sốtrung bình có 81.845 người với mật độ dân số 71,0 người/km2.. Xét riêng 2 xãđang nghiên cứu là xã Tân Hợp và Tân Long:

+ Xã Tân Hợp: Tổng số diện tích là 33,5 km2; dân số trung bình là 4.133 người với mật độdân số là 123,6 người/km2.

+ Xã Tân Long: Tổng số diện tích là 20,2 km2; dân số trung bình là 3.969 người với mật độdân số là 197,0 người/km2.

So với toàn huyện Hướng Hóa, ngoại trừhai thị trấn Khe Sanh và Lao Bảo, Tân Hợp và Tân Long là hai xã tuy có diện tích tương đối nhỏ nhưng lại tập trung đông dân cư nhất.

- Xét đến dân số trung bình của toàn huyện Hướng Hóa nói chung và hai xã Tân Hợp và Tân Long trong thời kì năm 2010 – 2015:

Bảng 2.1: Dân sốtrung bình huyện Hướng Hóa, xã Tân Hợp, xã Tân Long giai đoạn 2010–2015

Đơn vị tính: Người

Chỉtiêu/Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Huyện Hướng Hóa 77.291 78.408 78.854 79.978 80.027 81.845

Xã Tân Hợp 3.993 4.029 4.007 4.086 4.056 4.133

Xã Tân Long 3.867 3.900 3.860 3.925 3.907 3.969

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

Có thể thấy, dân số của toàn huyện nói chung và 2 địa bàn đang nghiên cứu nói riêng có sự tăng trưởng đều qua các năm, một số giai đoạn 2011–2012 và 2013 –2014 có sựbiến động giảmởxã Tân Hợp và Tân Long nhưng không đáng kể.

- Một số đặc điểm khác vềdân số và lao động của huyện Hướng Hóa được thểhiện qua bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2: Dân số và lao động huyện Hướng Hóa giai đoạn 2010–2015 Dân số: Người; Tỉ suất: %

Chỉtiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1. Dân sốtrung bình có

phân loại 77.291 78.408 78.854 79.978 80.027 81.845 1.1. Phân theo giới tính

Nam 38.835 38.914 39.044 39.714 39.426 40.137

Nữ 38.356 39.494 39.810 40.264 40.602 41.708

1.2. Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 20.974 21.184 21.694 21.352 21.351 22.034 Nông thôn 56.317 57.224 57.160 58.626 58.676 59.810 2. Lao động từ15 tuổi trở

lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm trong các ngành kinh tế

37.714 38.845 40.422 41.397 43.371 45.484 2.1. Nông, Lâm nghiệp và

Thủy sản 30.017 30.609 31.882 36.371 37.887 40.198

Nông nghiệp 30.017 30.609 31.882 36.293 37.809 40.120

Lâm nghiệp 0 0 0 73 73 73

Thủy sản 0 0 0 5 5 5

2.2. Công nghiệp và xây

dựng 2.505 2.645 2.627 939 871 931

Công nghiệp 1.966 1.882 1.864 894 791 902

Xây dựng 539 763 763 45 80 29

2.3. Dịch vụ 5.192 5.591 5.913 4.087 4.613 4.355

3. Tỉsuất sinh thô của

dân số(%) 22,25 21,97 27,5 26,38 24,34 25,23

4. Tỉsuất chết thô của

dân số(%) 3,89 3,80 4,70 4,12 4,21 5,04

5. Tỉsuất tăng dân số tự

nhiên (%) 18,40 18,20 22,80 22,26 20,12 20,18

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận xét: Số liệu thống kê giai đoạn 2010 – 2015 cho thấy mặc dù tỉ suất tăng dân số tự nhiên đã được kiểm soát giảm dần qua các năm và giảm mạnh từ năm 2013 đến 2015 nhưng mức dân số trung bình vẫn cao, với tỉ lệ dân số nữcao hơn dân sốnam. Tuy nhiên, nếu xét đến phân loại dân số trong độ tuổi lao động thì lực lượng lao động nam vẫn cao hơn lực lượng lao động nữ (Nam: 23.083 người;

Nữ: 22.400 người),trong đó tại 2 địa bàn nghiên cứu là xã Tân Hợp và Tân Long có tổng sốlực lượng lao động nam và lực lượng lao động nữlần lượt là 2.607 người và 2.451 người; ngoài ra, nhận thấy dân sốtập trung chủyếuởvùng nông thôn với tỉ lệ cao gấp 2 lần vùng thành thị. Đây cũng là một trong sốnhững lí do giải thích vì sao ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút lượng lớn nguồn lao động nhất trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, chiếm tỉ trọng từ 80% đến 99% tổng số nguồn lao động của huyện. Do đặc điểm về tự nhiên và truyền thống phát triển kinh tế của huyện, ngành nông nghiệp được xem là ngành kinh tếmũi nhọn của huyện, chiếm trên 90% tổng sản lượng kinh tếtạo ra, thu hút lượng lao động lớn nhất trong tất cả các ngành. Với nhịp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và toàn tỉnh Quảng Trị nói riêng, cũng như những đòi hỏi cấp thiết trong quá trình phát triển các hoạt động kinh tế- xã hội, ngành dịch vụcũng là ngành có nhu cầu về lao động cao tương đối sau ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; trong khi đó, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất, tập trung chủ yếu là các hoạt động công nghiệp khai thác khoáng sản.

2.1.2.2. Tình hình sửdụng đất đai huyện Hướng Hóa

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa, tính đến năm 2015 toàn huyện có 115.235,8 ha đất, trong đó đất nông nghiệp chiếm đến hơn 92 ngàn ha với tỉ trọng 80% trong cơ cấu đất, đất chưa sử dụng chiếm 15,92% và đất phi nông nghiệp chiếm 4,03 % cơ cấu đất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.3: Hiện trạng sửdụng đất năm 2015 huyện Hướng Hóa

Tổng số: Ha; Cơ cấu: %

Tổng số 115.235,8 100,0

1. Đất nông nghiệp 92.240,7 80,05

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 30.759,0 26,69

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 11.776,5 10,22

-Đất trồng lúa

-Đất trồng cây hàng năm khác

951,9 10.824,5

0,83 9,39

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 18.982,5 16,47

1.2. Đất lâm nghiệp 61.370,4 53,26

-Đất rừng sản xuất -Đất rừng phòng hộ -Đất rừng đặc dụng

16.136,6 22.588,2 22.645,6

14,00 19,60 19,65

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 107,9 0,09

1.4. Đất làm muối 0,0 0,00

1.5. Đất nông nghiệp khác 3,4 0,00

2. Đất phi nông nghiệp 4.647,4 4,03

2.1. Đấtở 549,1 0,47

-Đấtởnông thôn 427,2 0,37

-Đấtởtại đô thị 112,9 0,10

2.2. Đất chuyên dùng 1.399,7 1,21

-Đất xây dựng trụsở cơ quan -Đất quốc phòng

-Đất an ninh

-Đất xây dựng công trình sựnghiệp

-Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp -Đất sửdụng vào mục đích công cộng

12,0 100,7 2,1 128,0 114,9 1.042,1

0,01 0,09 0,00 0,11 0,10 0,90

2.3. Đất cơ sởtôn giáo 3,6 0,00

2.4. Đất cơ sởtín dụng 15,8 0,01

2.5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 487,1 0,42

2.6. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 1.180,6 1,02

2.7. Đất có mặt nước chuyên dùng 1.020,5 0,89

2.8. Đất phi nông nghiệp khác 0,0 0,00

3. Đất chưa sửdụng 18.347,7 15,92

3.1. Đất bằng chưa sửdụng 0,0 0,00

3.2. Đất đồi núi chưa sửdụng 18.347,7 15,92

3.3. Núi đá không có rừng cây 0,0 0,00

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận xét:

-Trong cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp chiếm phần lớn cơ cấu với hơn 92 ngàn ha, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác. Với đặc điểm địa hình ởvùng núi cao và thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, quỹ đất tại huyện Hướng Hóa chủyếu phục vụcho hoạt động lâm nghiệp, bao gồm cảphát triển cây lâm nghiệp vì mụcđích kinh tế và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; trong đó, đặc điểm địa lí – sinh thái ở vùng núi cao dễ xảy ra các hiện tượng thiên tai như mưa lụt, lũ quét, sạt lỡ… đòi hỏi huyện phải chú trọng ưu tiên quỹ đất cho rừng phòng hộ(19,06%).

-Đất phi nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, chủ yếu được tập trung cho việc xây dựng vì mục đích công cộng và các công trình sựnghiệp, quốc phòng. Với điều kiện kinh tếcòn khó khăn và lượng dân cư còn khá hạn chế, mang tính tập trung và cộng đồng cao nên diện tích đất cho nhà ở chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu quỹ đất (0,47%).

-Trong cơ cấu sử dụng đất, vẫn còn lãng phí một lượng tương đối lớn quỹ đất đồi núi chưa được đưa vào khai thác sửdụng, chiếm đến 15,92 %.

2.1.2.3. Tình hình sản xuất, thương mại và dịch vụhuyện Hướng Hóa

Vượt qua những khó khăn thách thức, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh huyện Hướng Hóatiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2015, kinh tế - xã hội của huyện vẫn tiếp tục giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,32%, hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4: Một sốchỉ tiêu kinh tế- xã hội chủyếu

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1. Nông nghiệp

1.1. Giá trị sản xuấtNN theo giá hiện hành

Trđ 755.017 799.452 915.556 964.944 910.388 935.859

- Trồng trọt Trđ 480.022 547.696 612.001 643.476 597.049 605.211 -Chăn nuôi Trđ 132.395 114.857 125.465 136.400 161.427 168.161 - Dịch vụ và các hoạt

động khác

Trđ 142.600 136.899 178.090 185.118 151.912 162.487

1.2. Giá trị sản xuất NN theo giá so sánh 2010

Trđ 575.077 612.322 702.891 719.250 630.250 629.922

- Trồng trọt Trđ 393.824 446.905 469.067 507.694 443.940 442.895

-Chăn nuôi Trđ 99.202 86.061 86.621 95.662 95.454 96.170

- Dịch vụ và các hoạt động khác

Trđ 82.052 79.357 56.634 115.895 90.857 90.857

2. Lâm nghiệp

2.1. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành

Trđ

10.745 14.992 152.765 15.565 18.032 25.209

2.2. Giá trị sản xuất lâm nghiệptheo giá so sánh 2010

Trđ

8.509 11.382 11.487 11.639 12.772 16.777

3. Thủy sản

3.1. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành

Trđ

4.722 5.408 5.507 5.524 5.269 3.986

3.2. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 2010

Trđ

3.394 3.888 3.960 3.730 3.572 2.390

4. Công nghiệp 4.1. Số cơ sở sản xuất CN

sở 521 510 542 557 573 569

4.2. Giá trị sản xuất CN theo giá hiện hành

Trđ 87.100 88.600 97.987 116.405 244.339 248.437

4.3. Giá trị sản xuất CN theo giá so sánh 2010

Trđ 69.017 122.070 128.900 133.902 203.671 199.156

5. Thương mại và dịch vụ

5.1. Số cơ sở cá thể kinh doanh thương mại dịch vụ, lưu trú và ăn uống

sở 2.525 2.701 3.190 3.251 3.414 3.438

5.2. Doanh thu thương mại, dịch vụ, lưu trú và ăn uống

Trđ

9.008.911 2.166.431 2.455.101 2.726.101 2.960.501 2.964.701

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Sản xuất nông –lâm nghiệp

+ Là huyện miền núi, biên giới nên Hướng Hóa cũng có lợi thế cơ bản, với một diện tích đất đai rộng lớn, màu mỡ, thời tiết khí hậu ôn hòa được phân chia thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp trên cơ sở đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi.

+ Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến; chăn nuôi phát triển cả về số lượng lẫn chủng loại gia súc, gia cầm. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông – lâm nghiệp đạt 5,94%, giá trị sản xuất đạt trên 685 tỉ đồng.

+ Phát triển nông – lâm nghiệp toàn diện bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Thương mại –Dịch vụ

+ Tốc độ tăng trưởng ngànhthương mại –dịch vụ đạt 11%, giá trị sản xuất đạt 2.986 tỉ đồng.

+ Tiếp tục phát triển kinh tế chuyển dịch theo cơ cấu: Thương mại – dịch vụ; Công nghiệp –Xây dựng; Nông – lâm nghiệp.

+ Đẩy mạnh và phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ, du lịch tạo động lực để phát triển kinh tế.

+ Mở rộng quy mô, hình thức và nâng cao chất lượng hiệu quả các loại hình kinh doanh dịch vụ, nhất là các lĩnh vực có lợi thế như: vận tải, kho bãi, ngân hàng, viễn thông, du lịch, khách sạn nhà hàng…

+ Phát huy thế mạnh và khai thác hành lang Kinh tế Đông – Tây và Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo để Hướng Hóa thực sự là cửa ngõ của hội nhập và kết nối với khu kinh tế Đông Nam, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế La Lay.

+ Phát huy tiềm năng về thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử cách mạng và bản sắc văn hóa dân tộc để kêu gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái như: Khu du lịch Hồ Khe Sanh, Tân Độ, khu du lịch Hồ Rào Quán– Động Voi Mẹp

Trường Đại học Kinh tế Huế

và khu dịch vụ- du lịch làng Vây để tạo điểm nhấn trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; Nối liền Khe Sanh với Lao Bảo trở thành một chuỗi đô thị kéo dài hiện đại trong tương lai mà Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị đã xác định. Bên cạnh đó, hình thành khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên gắn với tuyến du lịch đường Hồ Chí Minh, nhằm tạo ra động lực mới thúc đẩy thương mại – dịch vụ phát triển.

- Công nghiệp –Xây dựng

+ Huyện đã tranh thủ kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực có lợi thế như thủy điện, điện gió, chế biến nông sản.

+ Thu hút đầu tư pháttriển mạnh công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp.

+ Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng đạt 5,24%, giá trị sản xuất đạt 1.920 tỉ đồng.

Tóm lại, với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cộng với các lợi thế phát triểnkinh tế- xã hội, đặcbiệtcó Quốc lộ 9 nằm trên tuyến hành lang Đông- Tây thuộc khu vực tiểu vùng sông Mê Kông; là tuyến đường xuyên Á nối Myanmar, Đông bắc Thái Lan, Lào đi qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo; nối với hệ thống đường bộ (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh), đường sắt xuyên Việt và hệ thống cảng biển đến các tỉnh Miền Trung của Việt Nam, HướngHoáđã vàđanglà mộttrong những địaphương có vịthế đặcbiệtquan trọngtrong chiếnlượcphát triểnkinh tếcủatỉnhnhà.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)