CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa
2.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ dựa trên các chỉ tiêu dài hạn
Cây thanh long ruột đỏcó chu kì kinh tếbình quân là 15 năm. Như đãđề cập đếnởtrên, cây thanh long ruột đỏmang lại doanh thu ngay từ năm thứ1 gieo trồng, tuy nhiên, giá trị sản xuất đạt được trong năm thứ 1 còn ở mức thấp. Đến giữa năm thứ2 trở đi, năng suất bắt đầuổn định và đạt mức tăng trưởng đỉnh điểm từ năm thứ 5 đến năm thứ 10, sau đó, dần dần bước vào thời kì suy thoái trong vòng đời sinh trưởng với năng suất giảm dần.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trong dài hạn, sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR.
Bằng phương pháp chuyên gia chuyên khảo, các tài liệu nghiên cứu và phỏng vấn trực tiếp các hộcó kinh nghiệm trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn, có thể ước lượng được chi phí và doanh thu (tương ứng với dòng tiền ra và dòng tiền vào) cho cảchu kì sản xuất 15 năm. Căn cứvào mức lãi suất cho vay vào năm 2015 mà các nông hộ được hưởng, chọn tỉ suất chiết khấu 8,50%/năm đểtính toán các chỉ tiêu trong mô hình.
Với r = 8,50%, hệ số chiết khấu được tính bằng: , trong đó N là số năm tính từ thời điểm đang xem xét dòng tiền so với năm thứ 1 bắt đầu xuất hiện dòng tiền.
Trước hết, xem xét dòng tiền ra, tức các khoản chi phí trong 15 năm thông qua bảng 2.14sau đây:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.14: Chi phí bình quân 1ha trong vòngđời 15 năm của thanh long ruột đỏ
Loại Chi Phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Chi phí (CP) cây giống và xây
trụ 15.003.900 0 0 0 0
Chi phí phân bón 43.420.600 45.200.000 45.500.000 45.500.000 45.500.000 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật 9.100.300 9.500.000 8.200.000 8.200.000 8.200.000
Chi phí bóng đèn dây điện 66.152.700 0 0 0 0
Chi phí xông đèn, tưới nước 98.297.600 98.500.000 98.500.000 98.500.000 98.500.000 Chi phí lao động gia đình 29.955.922 32.300.000 32.300.000 32.300.000 32.300.000 Chi phí lao động thuê 11.577.499 500.000 500.000 500.000 9.500.000 Chi phí khác 18.317.600 15.000.000 11.600.000 11.600.000 11.600.000 TỔNG CP(nghìnđồng) 291.826 201.000 196.600 196.600 205.600
Loại Chi Phí Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10
CP cây giống, xây trụ 0 0 0 0 0
CP phân bón 45.500.000 47.200.000 47.200.000 47.200.000 47.200.000 CP thuốc bảo vệ thực vật 8.200.000 8.200.000 8,700,000 8,700,000 8,700,000
CP bóng đèn dây điện 66.500.000 0 0 0 0
CP xông đèn, tưới nước 98.500.000 99.100.000 99.100.000 99.100.000 99.100.000 CP lao động gia đình 32.300.000 32.300.000 32.300.000 32.300.000 32.300.000 CP lao động thuê 9.500.000 9.500.000 9.500.000 9.500.000 9.500.000 Chi phí khác 11.600.000 11.600.000 11.600.000 11.600.000 11.600.000 TỔNG CP (nghìn đồng) 272.100 207.900 208.400 208.400 208.400
Loại Chi Phí Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15
CP cây giống, xây trụ 0 0 0 0 0
CP phân bón 47.200.000 47.200.000 47.200.000 47.200.000 47.200.000 CP thuốc bảo vệ thực vật 8.700.000 8.700.000 8.700.000 8.700.000 8.700.000
CP bóng đèn dây điện 67.000.000 0 0 0 0
CP xông đèn, tưới nước 99.100.000 99.850.000 99.850.000 99.850.000 99.850.000 CP lao động gia đình 32.300.000 32.300.000 32.300.000 32.300.000 32.300.000 CP lao động thuê 7.200.000 7.200.000 7.200.000 7.200.000 7.200.000 Chi phí khác 11.600.000 11.600.000 11.600.000 11.600.000 11.600.000 TỔNG CP (nghìn đồng) 273.100 206.850 206.850 206.850 206.850
Nguồn: Kết quảtừphân tích dữliệu, tham khảo chuyên gia
Trường Đại học Kinh tế Huế
Chi phí là dòng tiền ra; dòng tiền vào (doanh thu/giá trị sản xuất) được tính toán và tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong phát triển thanh long ruột đỏ; trên cơ sở đó, lập được bảng tính chi tiết hiện giá các dòng tiền của mô hình thanh long trong suốt chu kì 15 năm như sau:
Bảng 2.15: Hiện giá các dòng tiền trong chu kì 15 năm, suất chiết khấu 8,50%
Năm
Hệ số chiết khấu
Chi phí (nghìn đồng/ha)
Doanh thu (nghìn đồng/ha)
NP(Ci) NP(Bi) NPV NPV tích lũy
1 1 291,826 210,000 291,826 210,000 -81,826 -81,826
2 0.92 201,000 314,000 185,253 289,401 104,147 22,321
3 0.85 196,600 899,775 167,003 764,319 597,316 619,637 4 0.78 196,600 945,113 153,920 739,937 586,017 1,205,654 5 0.72 205,600 945,500 148,356 682,248 533,893 1,739,547 6 0.67 272,100 951,000 180,959 632,458 451,499 2,191,046 7 0.61 207,900 951,000 127,431 582,911 455,479 2,646,526 8 0.56 208,400 951,000 117,731 537,245 419,514 3,066,040 9 0.52 208,400 947,000 108,508 493,074 384,566 3,450,606 10 0.48 208,400 941,300 100,007 451,711 351,704 3,802,310 11 0.44 273,100 850,000 120,788 375,943 255,154 4,057,465 12 0.41 206,850 825,000 84,320 336,300 251,980 4,309,445 13 0.38 206,850 802,000 77,714 301,313 223,599 4,533,044 14 0.35 206,850 761,000 71,626 263,511 191,885 4,724,929 15 0.32 206,850 420,000 66,014 134,040 68,025 4,792,954
Nguồn: Kết quảtừtính toán và phân tích dữliệu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Sửdụng Excel đểtính toán các thông sốNPV, IRR và BCR:
- NPV = 4.792.954: NPV (Net Present Value) – Trong trường hợp này, NPV
>> 0, do đó, khả năng sinh lợi của mô hình trồng thanh long ruột đỏlà rất cao. Khả thi bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dựán, vì vậy, nếu đã khấu trừchi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dựán có lợi tức kinh tế.
- IRR = 31,5%:Trong trường hợp này, suất sinh lời nội bộ của dự án IRR cao hơn rất nhiều suất chiết khấu 8,50%. Do đó, có thể nói, tính khả thi của mô hình là rất cao.
- BCR = 3,39 lần: Có thểthấy, khi hiện giá dòng tiền ra và dòng tiền vào về thời điểm hiện tại, cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra được 3,39 đồng giá trị lợi nhuận mang lại.
Mặt khác, để xem xét tính bền vững của NPV và BCR, tiến hành phân tích độ nhạy của NPV và BCR khi lãi suất chiết khấu thay đổi trong khoảng 6% - 15%
(khoảng biến động lãi suất trong 2 năm trởlại đây).
Bảng 2.16: Kết quả phân tich độnhạy khi lãi suất chiết khấu thay đổi
Lãi suất chiết khấu NPV BCR
6% 5.585.014 3,45
8,50% 4.792.954 3,39
10% 4.392.584 3,36
15% 3.357.983 3,23
Nguồn: Kết quảtừtính toán và phân tích dữliệu Qua bảng 2.16, có thể thấy trong khoảng lãi suất biến đổi, giá trị NPV luôn cho kết quả NPV >> 0, và BCR >1. Điều này có thể kết luận hiệu quả dài hạn của mô hình thanh long ruột đỏ ở địa bàn huyện Hướng Hóa là bền vững khi có biến động vềlãi suất.
Như vậy, mô hình thanh long ruột đỏ trong dài hạn thực sự là một mô hình hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của hộ nông dân, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Trường Đại học Kinh tế Huế