Đánh giá chi phí sản xuất thanh long ruột đỏ của nông hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa

2.3.2. Đánh giá chi phí sản xuất thanh long ruột đỏ của nông hộ

Đối với sản xuất nông nghiệp, việc tính toán chi phí đầu tưcần phải dựa vào chu kì sinh trưởng và vòng đời của từng loại cây trồng cụ thể. Thông thường, để đánh giá hiệu quảkinh tếcủa một loại cây trồng, thường phân chu kì kinh tếcủa nó ra hai thời kì, đó là thời kì kiến thiết cơ bản và thời kì kinh doanh. Các loại chi phí hạch toán ở 2 thời kì này có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, đối với đặc thù sinh trưởng của cây thanh long ruột đỏ, với tuổi thọ trung bình ở 15 năm tuổi, trong đó, từ tháng thứ 8 sau khi trồng đã bắt đầu cho quảthì việc phân chia chu kì kinh tế là không cần thiết. Ngay ở năm đầu tiên, người sản xuất đã có được doanh thu từloại nông sản này. Trong quá trình hạch toán chi phí, có những lưuý như sau:

- Chi phí cây giống và xây trụchỉ phát sinh trong năm đầu tiên.

-Chi phí mua bóng đèn và dây điện được hạch toán với chu kì bình quân 5 năm một lần (tuổi thọbình quân của bóng đèn và đây điện là 5 năm).

-Do đặc điểm sinh trưởng của cây luôn đòi hỏi nguồn nước tưới và nhiệt độ ở mức phù hợp suốt quanh năm mà khoản chi phí dành cho điện để tưới nước và xông đèn là rất lớn, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Trong quá trình hạch toán cần chú ý đến việc điều chỉnh giá điện sau một số năm nhất định.

- Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: tùy thuộc vào thời kì sinh trưởng của cây.

- Chi phí nhân công (bao gồm cả nguồn lao động gia đình được tận dụng và nguồn nhân công thuê ngoài) lớn nhất vào năm 1 do yêu cầu cần thiết để cải tạo và làm vườn. Bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, dòng chi phí này có xu hướng giảm dần và tăng cường khai thác sức lao động của trong gia đình, vì công việc ở thời kì này tương đối dễdàng, chủyếu là chăm sóc cây; từ năm thứ 5 đến năm thứ 10– thời kì sinh trưởng mạnh của cây, sản lượng quảthu hoạch lớn do đó đòi hỏi nguồn nhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

công lớn, phải thuê ngoài nhiều. Giai đoạn từ năm thứ 11 trở đi cho đến cuối vòng đời sinh trưởng của cây, năng suất của nông sản giảm dần, dòng chi phí cho nhân công vì thếcũng giảm đáng kể.

-Các chi phí khác như mua rơm, xơ dừa ủ mát gốc giúp rễ thanh long phát triển tốt; mua các dụng cụ như kéo, liềm cắt trái, bội dựng thanh long khi thu hoạch cũng phải hạch toán vào dòng tiền chi phí.

Các khoản mục chi phí được điều tra tại thời điểm năm 2015, thểhiện thông qua bảng 2.10 và bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.10: Các khoản mục chi phí bình quân trên1 ha đất trồng thanh long ruột đỏcủa nông hộthời kì xây dựng cơ bản (năm đầu tiên)

Các Yếu TốChi Phí Ngày Công

Lao Động ChiPhí (Đồng) CơCấu/Tổng Chi Phí (%) 1. Chi phí cây giống và xây

trụ _ 15.003.900 5,14

2. Chi phí phân bón _ 43.420.600 14,88

3. Chi phí thuốc bảo vệ

thực vật _ 9.100.300 3,12

4. Chi phí mua bóng đèn

dây điện _ 66.152.700 22,67

5. Chi phí điện để xông đèn,

tưới nước _ 98.297.600 33,68

6.1. Chi phí lao độnggia đình -Chi phí chăm sóc

- Chi phí thu hoạch

50,70 41,47 9,23

29.955.920 24.378.080 5.577.840

10,26 _ _

6.2. Chi phí lao động thuê -Chi phí chăm sóc

- Chi phí thu hoạch

19,50 12,55 6,95

11.577.500 7.377.500 4.200.000

3.97 _ _

7. Chi phí khác 18.317.600 6,28

TỔNG CHI PHÍ KHÔNG

TÍNH LĐ GIA ĐÌNH 261.870.200

TỔNG CHI PHÍ CÓ TÍNH

LĐ GIA ĐÌNH 291.826.120 100,00

Nguồn: Sốliệu điều tra sơ cấp 2015

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận xét: Từbảng trên cho thấy,trong năm đầu cho thời kì kiến thiếtcơ bản, chi phí bình quân cho mỗi 1 ha đất trồng/năm thanh long ruột đỏ là 291,82 triệu đồng và chi phí bình quân cho một hộ sản xuất là 53,5 triệu đồng/năm. Trong các khoản chi phí:

- Chi phí mà nông hộtốn nhiều nhất cho việc trồng thanh long là chi phí điện để xông đèn và tưới nước, chiếm đến 33,68% tổng chi phí. Theo bảng số liệu trên thì bình quân họ phải chi khoảng 9,829 triệu đồng/công/năm về tiền điện cho việc xử lí thanh long nghịch vụ (thường 1 năm có ít nhất 3 đợt xông đèn và khoảng 5 tháng tưới nước vào mùa hạn). Do hiện nay việc xử lí xông đèn thường rơi vào giai đoạn cuối mùa mưa đầu mùa hạ, nên để sản xuất trái vụ đèn hiệu quả thì cần chủ động tưới nước cho vườn là một yêu cầu quyết định. Qua điều tra cho thấy, các vườn thanh long ruột đỏ thắp đèn từ 8 – 10 giờ/đêm (thắp khoảng từ 21h30 đến 05h30) và liên tục từ 15 – 20 đêm tùy theo mùa và điều kiện thời tiết (1 đêm xông đèn khoảng 100 – 150 Kw). Thời tiết cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thắp đèn thanh long; nếu thời tiết lạnh hay mưa nhiều, thanh long ra nụ không đạt, người dân phải thắp đèn thêm, như vậy chi phí cho đèn điện sẽ tăng. Bên cạnh đó, giá điện trong những năm qua được điều chỉnh tăng nhiều lần cũng gây khó khăn cho nông hộtrong việc xửlí vụnghịch.

- Khoản chi phí tiêu tốn nhiều kế tiếp của các nông hộ là chi phí mua bóng đèn dây điện và bình đểphục vụcho việc xông đèn, chiếm 22,67%. Ban đầu để đầu tư cho việc xông đèn, nông hộ phải mua bóng đèn dây điện và hạ bình, trung bình bỏra khoảng 66,15 triệu đồng/1 ha. Nếu nông hộ sửdụng kĩ và bảo quản tốt thì có thể dùng được từ 4 đến 5 năm mới hư. Vì vậy sẽgiảm được chi phí cho những năm kếtiếp.

- Khoản chi phí hao tốn thứ ba là chi phí phân bón, chiếm tỉ trọng 14,88%.

Bình quân nông hộ phải chi ra khoảng 4,342 triệu đồng/công/năm cho việc mua phân bón. Trong vài năm gần đây, giá phân bón ngày càng tăng (theo khảo sát, giá phân bón bình quân của năm này sẽ tăng khoảng một nửa so với cùng kì năm trước đó; chỉ riêng những tháng đầu năm 2013, giá phân bón đã tăng đột biến gấp 1,5 lần

Trường Đại học Kinh tế Huế

so với năm 2012). Theo thông tin điều tra từ các hộ nông dân, phân DAP thường dùng bón cho cây thanh long ruột đỏ ở thời điểm cuối năm 2015 đã có giá gần 900.000 đồng/bao. Phân bón là một trong những yếu tố đảm bảo sự tăng trưởng và năng suất của nông sản thanh long ruột đỏ, trong khi đó, giá phân bón tăng gây khó khăn lớn đến quá trình sản xuất của các hộnông dân.

- Ngoài ra, khi trồng thanh long ruột đỏ, các nông hộcòn tốn thêm một khoản các chi phí khác chiếm 6,28% tổng chi phí.

-Chi phí thuê lao động ngoài là một trong những khoản chi phí mà nông hộ phải tốn, chiếm 3,97% tổng chi phí. Trong quá trình trồng thanh long, có những hộ chỉ thuê lao động thời vụ (trong đó 72,7% hộ thuê lao động thời vụ, 18,2% hộthuê lao động thường xuyên và 9,1% hộ không thuê lao động). Thông thường, các nông hộchỉ thuê lao động đểthu hoạch khi trái chín, hoặc là thuê thường xuyên để chăm sóc như nhổcỏ, bón phân, phun thuốc– thường chỉ gặp ở các nông hộcó diện tích trồng thanh long từ0,25 ha trở lên. Mặt khác, các nông hộ đều quan niệm “lấy công làm lời” để giảm bớt chi phí và tăng thêm thu nhập cho gia đình. Các nông hộ cho rằng, lao động gia đình chăm sóc sẽ tốt hơn, chu đáo và có trách nhiệm hơn lao động thuê ngoài, cũng như, lao động chính của gia đình sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc, thu hoạch cho chính nông trại của mình. Ngoài ra, do giá lao động tương đối cao so với mặt bằng chung của địa bàn (90.000– 95.000 đồng/ngày công đối với lao động nữ, 110 – 115.000/ngày công đối với lao động nam) nên thường nông hộ chỉ thuê thêm lao động khi thu hoạch trái, bón phân (với những nông hộ có diện tích tương đối lớn), còn lại chủ yếu dựa vào lực lượng lao động chính nhàn rỗi trong gia đình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.11: Các khoản mục chi phí bình quân trên 1 hađất trồng thanh long ruột đỏcủa nông hộthời kì kinh doanh (từ năm thứ2)

Các Yếu TốChi Phí Ngày Công

Lao Động Chi Phí (Đồng) Cơ Cấu/Tổng Chi Phí (%) 1. Chi phí cây giống và xây

trụ _ 0 0

2. Chi phí phân bón _ 46.571.429 21,69

3. Chi phí thuốc bảo vệ

thực vật _ 8.578.571 3,99

4. Chi phí mua bóng đèn

dây điện _ 9.535.714 4,44

5. Chi phí điện để xông đèn,

tưới nước _ 99.100.000 46,16

6.1. Chi phí lao động gia đình 50,70 32.300.000 15,05

6.2. Chi phí lao động thuê 19,50 6.750.000 3,14

6. Chi phí khác 11.842.857 5,51

TỔNG CHI PHÍ KHÔNG

TÍNH LĐ GIA ĐÌNH 182,379,000

TỔNG CHI PHÍ CÓ TÍNH

LĐ GIA ĐÌNH 214.679.000 100,00

Nguồn: Sốliệu điều tra sơ cấp 2015

Nhận xét: Trong thời kì kinh doanh, có một số đặc điểm nổi bật trong việc sử dụng các khoản chi phí sản xuất thanh long ruột đỏ như sau:

- Không tốn khoản chi phí cây giống và xây trụ.

-Khi bước vào thời kì kinh doanh và thu hoạch nông sản, chi phí tốn nhiều nhất là khoản chi phí cho điện để xông đèn và tưới nước, chiếm tỉ trọng tới gần 50%

tổng chi phí.

- Khác với thời kì xây dựng cơ bản, nguồn bóng đèn và dây điện được tận dụng đểgiảm trừchi phí.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Ởthời kì này, câyđòi hỏi lượng lớn phân bón cho quá trình sinh trưởng và ra quả của cây, chính vì vậy, chi phí phân bón cho thời kì này chiếm tỉ trọng đến gần 22% tổng chi phí.

-Bước vào giai đoạn này, các nông hộchủ yếu tận dụng nguồn lao động có sẵn từ gia đình, hạn chếthuê nguồn nhân công thuê ngoài, cắt giảm chi phí tối đa.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)