Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Singapore

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quảng trị (Trang 41 - 44)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng

1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Singapore

- Xây dựng “danh mục theo dõi”: Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh, các Ngân hàng thương mại Singapore xây dựng “danh mục theo dõi” để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về tín dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- “Danh mục theo dõi” là danh sách theo dõi những khách hàng đang tồn tại những vấn đề rủi ro tín dụng tiềm ẩn cần quan tâm. Những khách hàng có tên trong danh sách theo dõi không phải là những khách hàng được xếp vào loại nợ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp dấu hiệu cảnh báo sớm có chiều hướng có ảnh hưởng bất lợi đối với khách hàng vay, khi đó cần xem xét để có thể xếp loại khách hàng vào nhóm nợ cần chú ý hoặc thấp hơn.

- Đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ xấu, thì tối đa trong vòng 30 ngày làm việc, cán bộ tín dụng phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt để theo dõi:

+ Hoạt động kinh doanh cơ bản và khả năng tài chính vững chắc của khách hàng vay.

+ Xem xét lại tất cả các giấy tờ và tài sản ký quỹ, khi cần thiết có thể sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ và tài sản đó.

+ Đánh giá khả năng của khách hàng và sẵn sàng thực hiện cơ cấu lại nợ trong một khoảng thời gian thích hợp.

+ Đưa ra chiến lược thu hồi khoản nợ cũng như phân loại nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

+ Trường hợp cần thiết sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý thích hợp để thu hồi các khoản tín dụng.

+ Tiến hành giám sát chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên hơn đối với các khoản nợ này.

- Đối với các khoản nợ xấu được trích lập dự phòngđầy đủ, cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS) cho phép các Ngân hàng thương mại được xóa nợ xuống còn 1 dolla Singapore, bất kể tình trạngcó thể thu hồi được khoản nợ như thế nào. Điều này nhằm phục vụ cho các mục đích giám sát. Danh mục các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng cụ thể của các Ngân hàng thương mại bắt buộc phải báo cáo cho Hội đồng Quản trị của Ngân hàng thương mại và cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore để quản lý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với việc quản lý nợ xấu như trên, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của cácNgân hàng thương mại Singapore là không cao và thông thường nếu phát sinh một khoản nợ xấu ở Ngân hàng thì gần như ngay lập tức khoản nợ xấu đó sẽ được xử lý.

- Xác định trách nhiệm của những người ký kết các khoản tín dụng.

Singapore quy định những người ký kết các khoản tín dụng phải chịu trách nhiệm trước tiên trong việc thực hiện phân loại tín dụng chính xác dựa trên những định giá về tình hình tổng thể (khả năng thanh toán về các nguồn thu nhập thông thường, người bảo lãnh, tài sản ký quỹ, dòng tiền, triển vọng phát triển…) và có thể thay đổi kết quả phân loại trong quá trình phê chuẩn thông thường hay vào bất cứ thời điểm nào khác.

Các khoản nợ tín dụng được chia thành 5 nhóm nợ: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Trong đó nợ các nhóm nợ 3, 4, 5 được xem là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay chỉ bao gồm dự phòng cụ thể.

- Dự phòng cụ thể được xác định theo các tiêu chí:

+ Hoạt động kinh doanh cơ bản và khả năng tài chính vững chắc của khách hàng vay.

+ Nguồn tiền mặt của khách hàng vay.

+ Chất lượng và giá trị có thể bán chuyển đổi của tài sản đảm bảo cho khoản vay tín dụng.

+ Sự tồn tại của quyền truy đòi hợp pháp có giá trị pháp lý và có thể thi hành đối với khách hàng vay.

- Đồng thời các tiêu chí trên, giá trị dự phòng không được nhỏ hơn giá trị tối thiểu theo quy định của cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS) trong đó:

+ Nợ dưới tiêu chuẩn: 10% giá trị khoản vay + Nợ nghi ngờ: 50% giá trị khoản vay

+ Nợ có khả năng mất vốn: 100% giá trị khoản vay

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quảng trị (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)