Sơ lược về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Trị và đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quảng trị (Trang 46 - 51)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

2.1. Sơ lược về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Trị và đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sacombank là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia. Được chính thức hoạt động từ ngày 21/12/1991 theo giấy phép hoạt động số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giấy phép số 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND thành phố Hồ Chí Minh, với tên giao dịch là Sacombank.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Trị là một chi nhánh thuộc Sacombank, được thành lập ngày 10/04/2006 theo Quyết định số 72/2006/QĐ-HĐQT ngày 09/02/2006 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, trên cơ sở kế thừa của Chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Trị có trụ sở chính đóng tại 43 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Chi nhánh gồm 05 PGD: PGD Vĩnh Linh, PGD Triệu Hải, PGD Đông Hà, PGD Hướng Hóa, PGD Lao Bảo và 03 phòng nghiệp vụ: Phòng kinh doanh, phòng Kiểm soát rủi ro, phòng Kế toán và Quỹ. Ngân hàng hiện có 147 cán bộ nhân viên, trong đó trình độ đại học chiếm 70%. Đội ngũ cán bộ nhân viên có thâm niên cũng như kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Ngân hàng. Nhân sự kế thừa được quy hoạch, thi tuyển theo đúng năng lực của cán bộ nhân viên nhằm đáp ứng kịp thời khi có nhu cầu điều động, bổ nhiệm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Quảng Trị (Nguồn: Sacombank)

2.1.2.2. Nhiệm vụ các phòng ban

Ban Giám đốc:Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc

Giám đốc:Tổ chức, triển khai, quản lý, điều hành và giám sát mọi mặt hoạt động của toàn chi nhánh để đạt kết quả về kế hoạch tài chính và đảm bảo ổn định hoạt động, bảo vệ uy tín, thương hiệu của Ngân hàng.

Phó Giám đốc:

- Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

P.GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

Doanh nghiệp Cá nhân Kinh doanh

tiền tệ Thanh toán

quốc tế

PHÒNG KIỂM SOÁT RỦI RO PHÒNG KINH

DOANH

PHÒNG KẾ TOÁN & QUỸ

PHÒNG GIAO DỊCH Quản lý tín

dụng Quản lý rủi ro

hoạt động

Xửlý giao dịch Ngân quỹ

Kếtoán Hành chánh

NS, CNTT

Kinh doanh

Kếtoán và quỹ

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phụ trách các hoạt động nội nghiệp Ngân hàng: Tổ chức công tác phục vụ khách hàng; công tác xử lý tác nghiệp/nghiệp vụ Ngân hàng; công tác quản lý tài sản, công cụ, phương tiện làm việc Ngân hàng.

- Phụ trách công tác kiểmsoát, cảnh báo rủi ro hoạt động trong toàn đơn vị.

- Phụ trách công tác tổ chức và các hoạt động kinh doanh của các điểm giao dịch trực thuộc.

- Công tác khác nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, uy tín thương hiệu Ngân hàng.

- Phụ trách công tác huấn luyện đào tạo cán bộ nhân viên và xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.

Phòng kinh doanh: Bao gồm bộ phận doanh nghiệp, cá nhân, kinh doanh tiền tệ và thanh toán quốc tế.

- Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể.

- Tiếp thị, quản lý mối quan hệ với khách hàng: Thực hiện công tác bán hàng, cung cấp các dịch vụ hổ trợ, chăm sóc khách hàng nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng trong công tác kinh doanh, theo dõi,đôn đốc thu hồi nợ.

- Thực hiện các thông báo cho khách hàng về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng. Hướng dẫn các thủ tục khi khách hàng giao dịch với Ngân hàng;

chịu trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ, thông tin, dữ liệu khách hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh và xử lý giao dịch; quản lý và bảo mật thông tin khách hàng, hồ sơ đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ theo quy định.

- Kinh doanh tiền tệ: Cung cấp các sản phẩm kinh doanh ngoại hối.

- Cung cấp và xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Xử lý bộ chứng từ theo mô hình thanh toán quốc tế tập trung; thực hiện xử lý giao dịch về thanh toán, thu phí nghiệp vụ; quản lý hồ sơ thanh toán quốc tế.

- Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng.

- Chức năng khác.

Phòng Kế toán và Quỹ: Bao gồm bộ phận xử lý giao dịch; ngân quỹ; kế toán; hành chánh, nhân sự và công nghệ thông tin

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Xử lý giao dịch: Thực hiện xử lý giao dịch các nghiệp vụ Ngân hàng được phép triển khai tại chi nhánh về tiền gửi, thu nợ, thanh toán nội địa, các giao dịch thanh toán điện tử, các giao dịch ngoại hối, quản lý sao kê tài khoản khách hàng về tiềnvay, tiền gửi, ngoại bảng,…

- Quản lý và thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ: Thực hiện thu chi tiền tệ trong nội bộ với khách hàng; thực hiện công tác giao nhận, vận chuyển hàng đặc biệt, công tác bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá đảm bảo an toàn theo quy định Ngân hàng; điều hành thanh khoản toàn chi nhánh.

- Quản lý công tác kế toán: Thực hiện hạch toán và thanh toán chi phí điều hành, chuyển điện Citad, kế toán liên Ngân hàng; tổ chức hướng dẫn, kiểm soát hoạt động kế toán toàn chi nhánh; tổ chức quản lý và thực hiện kịp thời, chính xác các loại sổ sách kế toán; tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng tháng, năm của toàn chi nhánh; theo dõi tổng hợp các phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch theo định kỳ; thực hiện báo cáo số liệuhàng tháng/quý/năm theo yêu cầu; thực hiện công tác hậu kiểm, lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định.

- Quản lý công tác hành chánh, nhân sự và công nghệ thông tin: Quản lý tài sản, công cụ, phương tiện làm việc của Ngân hàng; thực hiện chi phí điều hành theo kế hoạch; xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự; kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy, quy chế, quy định có liên quan đến nhân sự; xử lý các công việc liên quan đến công nghệ thông tin toàn chi nhánh.

Phòng Kiểm soát rủi ro: Bao gồm bộ phận quản lý tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động.

- Quản lý tín dụng: Hổ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ, lưu trử hồ sơ tín dụng.

- Quản lý rủi ro hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động kế toán, thanh toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc. Tổ chức công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân quỹ. Tổ chức công tác kiểm soát rủi ro các hoạt động khác trong toàn chi nhánh.

-Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về kiểm tra, thanh tra toàn chi nhánh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phòng Giao dịch:Bao gồm bộ phận kinh doanh và bộ phận kế toán & quỹ.

Tổ chức, triển khai, quản lý, điều hành và giám sát kế hoạch hoạt động được giao theo sự chỉ đạo, điều phối từ Giám đốc chi nhánh.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị (đến 31/12/2016)

Tỉnh Quảng Trị bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và 5 năm 2016 - 2020, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nhưng còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, những khó khăn và yếu kém nội tại của nền kinh tế đất nước tiếp tục bộc lộ rõ.Đối với tỉnh ta, ngoài ảnh hưởng của tình hình trên, thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán, lũ lụt dịch bệnh, sự cố ô nhiễm môi trường biển đã ảnh hưởng nặngnề đến sản xuất và đời sống của người dân.

Dưới sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh, sự nổ lực và quyết tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong toàn tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2016 đã có dấu hiệu phục hồi tích cực và đãđạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể như sau:

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 đạt 16.081 tỷ đồng, tăng 6,5%

so với năm 2015.

Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 21.740 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt87,66% so với kế hoạch năm2016.

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt208 triệu USD, tăng5,1% so với cùng kỳ năm trước và đạt 95,7% kế hoạch năm 2016. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 100 triệu USD, giảm51,8% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)năm 2016 tăng3% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 2.152 tỷ đồng, đạt 78,2% dự toán. Tổngchi ngân sáchNhà nước trên địa bàn là 7.046 tỷ đồng, đạt127% dự toán.

Tỉnh Quảng Trị hiện có 07 Ngân hàng thương mại (04 NHTM nhà nước

& 03 NHTM cổ phần), 01 Ngân hàng CSXH, 01 Ngân hàng phát triển và 11 quỹ tín dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Huy động vốn trên địa bàn đạt 15.692 tỷ đồng, tăng 2.704 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 20,8% so với cuối năm 2015. Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 21.691 tỷ đồng, tăng4.740 tỷ đồngvới tỷ lệ tăng 28,0% so với cuối năm 2015.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quảng trị (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)