PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
2.3. Phân tích hoạt động tín dụng giai đoạn 2013 - 2016
Trước khi đi sâu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Quảng Trị, chúng ta phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng về quy mô và chất lượng tín dụng.
2.3.1. Phân tích quy mô tín dụng
Để phân tích quy mô và mức độ mở rộng tín dụng, chúng ta sẽ phân tích dựa trên chỉ tiêu dư nợ qua các năm, từ năm2013 - 2016.
Qua bảng 2.4 cho thấy, về quy mô tín dụng được mở rộng qua các năm, năm 2014 dư nợ tăng 39,2% so với năm 2013, năm 2015 tăng 21,6% so với năm 2014và đến năm 2016 tăng 22,7% so với năm 2015.
Trong thời gian qua tốc độ mở rộng tín dụng dài hạn cao hơn tín dụng ngắn hạn và trung hạn, năm 2014 tăng 36,8% so với năm 2013, năm 2015 tăng 44,6% so với năm 2014 và đến năm 2016 tăng 60,1% so với năm 2015. Tuy nhiên Ngân hàng vẫn chú trọng cho vay ngắn hạn, tỷtrọng dư nợngắn hạn/Tổng dư nợ năm 2013 chiếm 56%; năm 2014 chiếm 58%, năm 2015 chiếm 58% và đến năm 2016 chiếm 54%.
Về khía cạnh thời hạn, những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để nhanh thu hồi, quay vòng vốn trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng theo thời hạn
ĐVT: Tỷ đồng
TT CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016
2014/2013 2015/2014 2016/2015
+/- % +/- % +/- %
1 Tổng dư nợ 659 917 1.115 1.368 258 39,2 198 21,6 253 22,7
a Dư nợngắn hạn 369 535 643 734 166 45,0 108 20,2 91 14,2
b Dư nợtrung hạn 195 252 284 333 57 29,2 32 12,7 49 17,3
c Dư nợdài hạn 95 130 188 301 35 36,8 58 44,6 113 60,1
2 Tỷtrọng dư nợ NH/Tổng dư nợ (%)
56 58 58 54 2 0 -4
(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ- Sacombank chi nhánh Quảng Trị)
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.3.2. Phân tích chất lượng tín dụng
Hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tín dụng. Vì vậy, chúng ta đi sâu phân tích một số chỉ tiêu về nợ quá hạn và tỷ lệ các khoản tín dụng có đảm bảo nhưsau:
Qua bảng 2.5 cho thấy, nợ quá hạn bao gồm CIC kéo theo của chi nhánh liên tục tăng lên trong thời gian qua. Cụ thể, nợ quá hạn bao gồm CIC kéo theo năm 2014 tăng 63,2% so với năm 2013, năm 2015 tăng 476,6% so với năm 2014 và đến năm 2016 giảm 4,5% so với năm 2015. Tỷ lệ nợ quá hạn bao gồm CIC kéo theo năm 2013 chiếm 0,25%/Tổng dư nợ, năm 2014 chiếm 0,29%/Tổng dư nợ, năm 2015 chiếm 1,36%/Tổng dư nợ và đến năm 2016 chiếm 1,1%/Tổng dư nợ.
Nợ xấu bao gồm CIC kéo theo của chi nhánh liên tục tăng lên trong thời gian qua. Cụ thể, nợ xấu bao gồm CIC kéo theo năm 2014 tăng 142,0% so với năm 2013, năm 2015 tăng 139,6% so với năm 2014 và đến năm 2016 tăng 24,5%
so với năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu bao gồm CIC kéo theo năm 2013 chiếm 0,16%/Tổng dư nợ, năm 2014 chiếm 0,28%/Tổng dư nợ, năm 2015 chiếm 0,56%/Tổng dư nợ và đến năm 2016 chiếm 0,56%/Tổng dư nợ.
Việc tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro mất vốn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷtrọng này tăng nhẹ qua các năm, năm 2013 chiếm 83,8%
năm 2014 chiếm84,8%, năm 2015 chiếm 89,6% và đến năm 2016chiếm89,7%.
2.3.3. Nhận xét chung về hoạt động tín dụng giai đoạn 2013 - 2016
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2013-2016 đạt nhiều kết quả khả quan như sau:
Từng bước mở rộng đầu tư tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng và phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mặc dù chịu nhiều áp lực cạnh tranh trên thị trường nhỏ hẹp nhưng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Trị vẫn chiếm thị phần khá ổn định về huy động và cho vay.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng
TT CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015
+/- % +/- % +/- %
1 NQH (gồm CIC) (Tỷ đồng)
1,616 2,638 15,210 14,526 1,022 63,2 12,572 476,6 -684 -4,5
2 TỷlệNQH/Tổng dư nợ(%)
0,25 0,29 1,36 1,10 0,04 1,07 -0,26
3 Nợxấu (gồm CIC) (Tỷ đồng)
1,070 2,589 6,204 7,721 1,517 142,0 3,615 139,6 1,517 24,5
4 Tỷlệnợxấu/Tổng dư nợ(%)
0,16 0,28 0,56 0,56 0,12 0,28 0
5 Tỷtrọng dư nợcó TSĐB/Tổng dư nợ (%)
83,8 84,8 89,6 89,7 1 4,8 0,1
(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ- Sacombank chi nhánh Quảng Trị)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Có kế hoạch và đã nổ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý, phù hợp với nguồn vốn huy động và tình hình kinh tế của địa phương.
Xây dựng và thực hiện tốt chính sách khách hàng, chính sách đầu tư. Từng bước đa dạng hóa phương thức đầu tư, hoàn thiện quy trình, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt nhất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
Từng bước kiểm soát tốt và quản lý hiệu quả hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, tiến hành phân loại theo các tiêu chuẩn mới để quản lý nợ, hạn chế phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu.
Từ những kết quả trên, có thể kết luận những biện pháp mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Trị áp dụng trong thời gian qua đã có những tác dụng nhất định, chất lượng tín dụng đảm bảo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng, cụ thể:
Chất lượng tín dụng đã được nâng cao nhưng chưa thực sự bền vững, ổn định. Rủi ro tín dụng vẫn có chiều hướng gia tăng, đặc biệt công tác xử lý nợ xấu mất khá nhiều thời gian và công sức. Nguy cơ phát sinh nợ quá hạn tăng do ảnh hưởng bởi chính sách xuất khẩu gỗ của nước bạn Lào và sự cố môi trường biển do công ty TNHHGang thép Hưng Nghiệp Formosagây ra.
Cơ cấu tín dụng được cãi thiện nhưng chưa đáng kể, chưa đa dạng sản phẩm tín dụng, việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng còn chậm.
Tóm lại, trong giai đoạn vừa qua, với việc hoàn thiện quy trình cho vay, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ chuyên môn của đội ngũ chuyên viên khách hàng, công tác tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Trị vừa mở rộng quy mô, vừa bảo đảm được chất lượng tín dụng. Quy mô tăng trưởng đều, các tỷ lệ phản ánh chất lượng tín dụng khá ổn định. Điều này cho thấy, Ngân hàng đã nổ lực trong quản trị rủi ro, nhất là rủi ro trong hoạt động tín
Trường Đại học Kinh tế Huế
dụng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cần được nhận diện và có biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa kịp thời.