Hoàn thiện và tuân thủ quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quảng trị (Trang 79 - 85)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Trị

3.2.2. Hoàn thiện và tuân thủ quy trình cho vay

Quy trình cho vay đang áp dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Quảng Trị được xây dựng khá chặt chẽ và khoa học.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và thu hồi vốn sau khi cho vay vẫn còn lỏng lẽo. Đểquy trình này đạt hiệu quảthì cần phải thực hiện chặt chẽ ở các giai đoạn sau:

3.2.2.1. Giai đoạn kiểm tra hồ sơ khách hàng

Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín trong việc trảnợ chủyếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từthông tin nội bộcủa Ngân hàng. Chuyên viên khách hàng thường sửdụng các nguồnthông tin này đểthẩm định vàđưa ra quyết định cho vay.

Nguồn thông tin do khách hàng cung cấp có thể tính chính xác không cao, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý làm sai. Để hạn chế rủi ro từ thông tin này, Ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủchức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp và phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay và một số người liên quan, đồng thời sửdụng triệt đểnguồn thông tin từtrung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đểnắm bắt tính xác thực của thông tin.

Sự chủ quan hoặc cố ý đưa ra nhận định chủ quan của chuyên viên khách hàng trong việc thẩm định năng lực tài chính của khách hàng. Do đó, Sacombank đang áp dụng phần mềm chấm điểm xếp hạng khách hàng vay vốn để có cơ sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

quyết định cấp tín dụng. Tuy nhiên, phần mềm này chưa thực sựhiệu quả như mong muốn, vì biểu chấm điểm cũng như xử lý thông tin còn hẹp, chuyên viên khách hàng có thể nhập số liệu không chính xác để cho ra một kết quả tốt hơn thực tế nhằm chứng minh năng lực tài chính của khách hàng tốt, trong lúc cấp có thẩm quyền ra phán quyết cấp tín dụng thường không kiểm chứng lại thông tin này. Hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng vay vốn này cần được cãi tiến mở rộng thang điểm, tăng chỉ tiêu thông tin để đạt được hiệu quả sửdụng cao hơn. Kết quả chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng cần thể hiện một số thông tin chính của khách hàng mà cấp có thẩm quyền ra phán quyết cấp tín dụng có thể kiểm tra nhanh và thuận tiện nhất.

3.2.2.2. Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay

*Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trảnca khách hàng: Mục tiêu “An toàn và hiệu quả” được đặt lên hàng đầu, có những đề xuất hợp lý nhằm hạn chếnhững rủi ro có thểxảy ra trong quá trình cấp tín dụng.

- Thẩm định chính xác tính khả thi của phương án kinh doanh. Đối với những phương án không hợp lý, không rõ ràng nên từchối cấp tín dụng ngay từkhi tiếp nhận hồ sơ. Tránh tình trạng chuyên viên khách hàng thông đồng với khách hàng gây tổn thất cho Ngân hàng.

- Thu thập đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng, chuyên viên khách hàng phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ này.

Đối với những nguồn thu nhập bất thường không nên tính vào thu nhập trả nợ.

Những nguồn thu nhập ổn định nhưng không có chứng từchứng minh thì nên tính một tỷlệhợp lý.

- Thẩm định về tư cách khách hàng, nhân thân khách hàng, tính hợp tác của khách hàng với Ngân hàng và sựtrung thực khi giao tiếp với chuyên viên khách hàng.

- Phát hiện kịp thời các trường hợp vay hộ, sử dụng vốn vào các mục đích trái pháp luật, khách hàng giảmạo giấy tờ để vay vốn, khách hàng thuộc đối tượng hạn chếhoặc cấmkhông cho vay…

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Thẩm định tài sn bảo đảm

- Trong cho vay tài sản bảo đảm được xem là thứ yếu, tuy nhiên do đặc thù tín dụng của Việt Nam, trước mắt tài sản bảo đảm là nguồn trảnợ thứhai nên việc thẩm định kỷ tài sản bảo đảm sẽ thuận lợi trong việc xử lý tài sản khi khách hàng không trả được nợ. Việc định giá phải chính xác, phù hợp với giá thị trường, không định giá thấp hơn giá thị trường nhiều để giữ chân khách hàng cũ và tiếp thị khách hàng mới, không định giá cao hơn giá thị trường nhiều để gây rủi ro khi xử lý tài sản bảo đảm. Kiểm tra tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ tài sản đảm bảo cho đến việc soạn thảo, ký kết và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết như công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm trước khi vay. Cần có bộ phận thẩm định giá tài sản bảo đảm tách bạch với bộ phận kinh doanh. Việc định giá tài sản bảo đảm do chuyên viên thẩm định định giá thay cho chuyên viên khách hàng định giá như hiện nay đểtránh tiêu cực xảy ra do các mối quan hệthân thiết với khách hàng.

- Hồ sơ tài sản thế chấp là cơ sở pháp lý quan trọng, đây là nguồn trảnợ thứ hai nếu khách hàng mất khả năng chi trả, do đó phải xem xét kỷcác yếu tốsau:

+ Tình trạng pháp lý của tài sản: Tính hợp pháp, không tranh chấp, không bị quy hoạch, không bị kê biên thi hành án…

+ Có nguồn thông tin tham khảo rõ ràng về giá cả, định giá đúng giá thị trường và đảm bảo tính khách quan.

+ Xem xét các yếu tốbất lợi, lợi thế thương mại, yếu tố về điều kiện an toàn và tài sản bảo đảm có mua bảo hiểm hay không.

- Đào tạo kỷ năng nhận biết thật/giảtài sản bảo đảm cho chuyên viên khách hàng, chuyên viên thẩm định, chuyên viên quản lý tín dụng, nhân viên quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm nhằm phát hiện kịp thời tài sản bảo đảm thật/giả khi khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn cốtình lừa đảo và chiếm dụng tiền của Ngân hàng.

- Lựa chọn phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng có uy tín để công chứng hợp đồng thếchấp nhằm hạn chếviệc gian lận phát sinh từ các cơ quan này với khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Thường xuyên cập nhật giá thị trường và định giá lại trịgiá tài sản bảo đảm để có biện pháp thu hồi nợ hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản kịp thời, tránh gây tổn thất cho Ngân hàng. Việc kiểm tra tài sản định kỳnên giao cho chuyên viên thẩm định hoặc Công ty thẩm định giá để tái định giá sát với giá trị tài sản đảm bảo hơn, tránh tình trạng đểchuyên viên khách hàng thực hiện như lúc cho vay. Vì thực tế đa số chuyên viên khách hàng không thực hiện kiểm tra thực tế mà chỉ làm đối phó. Nếu khách hàng cố tình lừa đảo dựa vào mối quan hệ quen biết với chuyên viên khách hàng thì xảy ra tổn thất cho Ngân hàng.

- Trong quá trình quan hệtín dụng, khi kiểm tra giá trịtài sản đảm bảo bị sụt giảm không đảm bảo cho khoản vay thì Ngân hàng yêu cầu khách hàng bổsung tài sản đảm bảo. Nếu không bổ sung tài sản đảm bảo thì phải giảm dần mức cấp tín dụng để đảm bảo an toàn cho Ngân hàng.

-Đối với tài sản bảo lãnh của bên thứba cần thông báo rõ vềkhoản vay, tình trạng khoản vay cho bên bảo lãnh, tránh tình trạng bên bảo lãnh không biết gì về khoản vay, dẫn đến khó khăn khi xử lý tài sản đảm bảo. Để khắc phục tình trạng này thì mỗi lần cấp hoặc tái cấp tín dụng yêu cầu bên bảo lãnh ký trên hồ sơ vay vốn và nói rõ vềtrách nhiệm và nghĩa vụ của bên bảo lãnhđối với khoản vay.

3.2.2.3. Giai đoạn phê duyệt hồ sơ vay vốn

Nâng cao vai trò của các cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đểhoạt động tín dụng của chi nhánh được an toàn, hiệu quảvà bền vững.

Cần chuẩn hóa cán bộ phê duyệt cấp tín dụng, tổ chức các đợt thi tuyển nghiệp vụ hàng năm đểbổnhiệm các chức danh phù hợp. Đối với những cán bộphê duyệt cấp tín dụng mắc lỗi nhiều, nợ quá hạn cao nên giới hạn lại mức cấp tín dụng hoặc luân chuyển sang làm công việc khác phù hợp hơn.

Đối với các hồ sơ lớn, độ phức tạp và rủi ro cao, cán bộ phê duyệt cấp tín dụng cần có thời gian nghiên cứu hồ sơ, thẩm định kỷ phương án vay vốn, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng nhằm hạn chếrủi ro tín dụng ngay từ đầu.

Trong quá trình vay vốn, chuyên viên khách hàng cần nắm rõ mục đích sử dụng vốn của khách hàng, tránh trường hợp cho vay đảo nợhoặc che giấu nợ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.2.4. Giai đoạn kiểm tra sau cho vay

Sau khi cấp tín dụng, Ngân hàng duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát khách hàng nhằm có thểsớm cảnh báo và xửlý các tình huống xấu có thểxảy ra làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Các vấn đề tối thiểu cần kiểm tra gồm: Tình hình tài chính của khách hàng; tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng; tình hình thực hiện vốn vay và thực hiện phương án vay vốn của khách hàng; tình hình trảnợ gốc, lãi vay cho Ngân hàng; tình trạng của tài sản bảo đảm tiền vay; các thông tin vềthị trường mà khách hàng đang hoạt động.

Ngân hàng thực hiện việc giám sát, kiểm tra thông qua phương thức thu thập số liệu, tiếp xúc khách hàng và kiểm tra tại cơ sở. Mỗi lần kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra xác định rõ các nội dung theo quy định trên. Biên bản kiểm tra tình hình sửdụng vốn phải thểhiện rõ tình hình hiện tại của khách hàng, có diễn giải chi tiết và phải trình cấp có thẩm quyền với các ý kiến đề xuất cụ thể của người giám sát, kiểm tra và phải được lưu vào hồ sơ tín dụng có liên quan đểtheo dõi,đối chiếu khi cần thiết.

Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải thực hiện một cách nghiêm ngặt và chuyên viên khách hàng cần thực hiện tốt giai đoạn này để nhận biết hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Trong quá trình theo dõi, giám sát, kiểm tra, nếu phát hiện khách hàng có những vi phạm hoặc có những dấu hiệu bất thường phải báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền quyết định biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời nên có cơ chếkiểm tra chéo để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, có thểthành lập tổkiểm tra tình hình sửdụng vốn chuyên biệt cho những hồ sơ vay vốn lớn nhằm nhận diện rủi ro ngay từkhi mới phát sinh.

Khi có sựchuyển giao hồ sơ từchuyên viên khách hàng này sang chuyên viên khách hàng khác thì phải quy định rõ trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao, người bàn giao có trách nhiệm đến cùng đối với các khoản vay do chính mìnhđềxuất.

Đây là giai đoạn rất quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trước khi xảy ra gây hậu quả đối với phần vốn vay. Tuy nhiên công tác này chưa

Trường Đại học Kinh tế Huế

thực hiện một cách nghiêm túc mà thường làm đối phó cho đủ thủtục theo quy định nên hiệu quảkiểm tra không cao.

3.2.2.5. Giai đoạn xử lý nợ quá hạn

Xửlý kịp thời, hiệu quảcác món nợxấu là một trong những giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các Ngân hàng thương mại trước khi món nợ bị mất vốn. Hiện nay việc quản lý và xử lý, thu hồi nợ do chuyên viên quản lý nợ trực thuộc phòng kiểm soát rủi ro đảm nhiệm nên hiệu quả không cao, do không có sự tập trung xử lý dứt điểm. Đồng thời Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Quảng Trị bao gồm 1 trung tâm và 5 phòng giao dịch, khoảng cách từ trung tâm đến các phòng giao dịch khá xa, trong lúc chỉ có một chuyên viên quản lý nợnên thời gian đi lại xửlý nợcòn hạn chế.

Đểcông tác xửlý nợ xấu hiệu quả hơncần gắn trách nhiệm vật chất đối với những chuyên viên khách hàng cho vay làm phát sinh nợ quá hạn. Đồng thời tăng cường chuyên viên quản lý nợ để quản lý và kiểm soát nợ nhóm 2 đến nhóm 5.

Ngoài việc đôn đốc khách hàng trả nợ phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để khởi kiện nếu cần thiết. Có thể thu hồi vốn vay bằng cách phối hợp với khách hàng để xử lý tài sản thếchấp, thanh toán bảo hiểm, xửlý dựphòng rủi ro.

Việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay còn chậm do chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan liên quan. Thời gian kể từkhi khởi kiện đến khi thi hành án xong một vụ án thường kéo dài hai đến ba năm nên tiến độ thu hồi nợ quá hạn còn chậm.

Hiện nay do chưa có sự thống nhất củacác cơ quan ban ngành về cách tính lãi quá hạncăn cứ trên hợp đồng tín dụng hay căn cứ lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Các Tòa án chủ yếu dựa vào lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước để tính lãi quá hạn cho khách hàng nên tâm lý của khách hàng thường chây ì không trả nợ và đợi phán quyết của Tòa án sẽ có lợi cho họhơn. Vì vậy, cần thống nhất cách tính lãi quá hạn căn cứ trên hợp đồng tín dụng để đảm bảo hài hòa lợi ích của bên vay và bên cho vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòngđầy đủ, tránh tình trạng chạy theo kinh doanh mà không tuân thủviệc phân loại nợvà trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, không che đậy nợ quá hạn và kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quảng trị (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)