Hoàn hiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quảng trị (Trang 76 - 79)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Trị

3.2.1. Hoàn hiện chính sách tín dụng

Hiện nay chính sách tín dụng với các quy định cơ bản về nguyên tắc chung, điều kiện cho vay, các tỷ lệ an toàn trong cho vay được Sacombank thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như quy định của Sacombank. Quyền chủ động trong xây dựng chính sách cho vay nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc xây dựng chính sách khách hàng, chính sách lãi suất và sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực, cụthể:

Chính sách khách hàng: Đây là việc làm đầu tiên trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng hiện nay. Xây dựng chính sách khách hàng, phân nhóm khách hàng hợp lý để có những ưu đãi phù hợp nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa khách hàng nhằm phân tán rủi ro.

- Phân loại khách hàng dựa vào các tiêu chí cả về quá khứ, hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai như tiền gửi thanh toán, chất lượng tín dụng, thu nhập mang lại cho Ngân hàng để áp dụng giá mua bán vốn phù hợp trong cho vay và huy động, ưu tiên khi giao dịch và các chính sách khác phù hợp với các nhóm khách hàngđãđược phân loại.

- Yếu tốtâm lý của khách hàng, phong tục tập quán cần được quan tâm một cách đặc biệt và có hệthống theo dõi tập trung trên toàn hệ thống. Thu thập thông tin từ chuyên viên khách hàng, chuyên viên tư vấn, bộ phận xử lý giao dịch với khách hàng để có chính sách chăm sóc phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng. Thường xuyên trao đổi, tham khảo và thăm dò ý kiến khách hàng đểtạo mối quan hệtốt đẹp và có những góp ý hay từkhách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Xây dựng chính sách giá trọn gói các sản phẩm dịch vụcủa Sacombank để bán chéo sản phẩm và để giữ chân khách hàng, hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụcủa Ngân hàng khác và có sựso sánh.

- Không ngừng cãi tiến, nâng cao thái độvà phong cách phục vụkhách hàng.

Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giao dịch với khách hàng, tư vấn cho khách hàng nắm rõ các tiện ích sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, thực hiện giao dịch chính xác, niềm nỡ tiếp đón khách hàng làm cho khách hàng cảm nhận “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”,… Đây là giải pháp hiệu quả trong việc thu hút khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

Thiết lp danh mc cho vay hp lý, phù hp vi tình hình kinh tế xã hi ca tng vùng, tng khu vc, từng đối tượng khách hàng trong tng thi k phù hp với định hướng chính sách ca Chính ph, của Ngân hàng Nhà nước.

Danh mục tín dụng phải đảm bảo các yếu tố đa dạng hóa được ngành nghề, khách hàng vay, yếu tố địa lý và các loại hình cho vay, phù hợp tình hình kinh tếvĩ mô và điều kiện, xu hướng phát triển của thị trường hoạt động, phù hợp quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của bản thân Ngân hàng. Phù hợp định hướng phát triển và lợi thế so sánh của Ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Thương mại Cổphần Sài Gòn Thương Tín- chi nhánh Quảng Trị cần thực hiện các biện pháp cụthểsau:

- Tập trung vào nhóm khách hàng kinh doanh lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng, khách sạn/nhà hàng, sản xuất/thương mại có liên quan đến xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tếvà mua bán ngoại tệ.

- Tiếp tục phát triển cho vay phân tán đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏnhằm phân tán rủi ro và có margin tốt.

- Đẩy mạnh cho vay tín chấp cán bộ nhân viên đơn vị liên kết và bán chéo thẻtín dụng.

- Tiếp thị cho vay các doanh nghiệp mới thành lập thông qua phòng đăng ký kinh doanh thuộc SởKếhoạch vàĐầu tư tỉnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chính sách lãi sut

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại cổphần tư nhân khó cạnh tranh được với các Ngân hàng thương mại nhà nước. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế giá phù hợp, linh hoạt để cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại nhà nước nhằm giữ chân khách hàng cũ và tiếp thị khách hàng mới. Cơ chế giá này giao quyền cho Giám đốc chi nhánh tự quyết định dựa trên cơ sở phân tích tổng thu nhập do khách hàng đó mang lại cho Ngân hàng là bao nhiêu.

Áp dụng kịp thời cơ chế điều hành lãi suất cơ bản sẽ giúp ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệvà mất khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại; an toàn hệ thống Ngân hàng được đảm bảo, cũng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống Ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại bằng cách đẩy lãi suất lên cao.

Cần có sự điều chỉnh lãi suất nợ quá hạn hợp lý so với lãi suất trên hợp đồng tín dụng nhằm khuyến khích khách hàng trảnợ đúng hạn hơn, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng và công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

Sn phm tín dng: Sacombank luôn nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng nhằm đa dạng hóa sản phẩm để khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên do đặc thù của từng địa phương nên cần nghiên cứu và xây dựng sản phẩm đặc thù cho từng vùng, miền nhằm tăng tính cạnh tranh và hạn chếrủi ro tín dụng.

Chính sách đối vi tài sản đảm bo

Tình hình kinh tếthị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong những biện pháp bảo đảm an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo, đâylà nguồn trả nợ thứ hai để Ngân hàng thu hồi vốn. Tuy nhiên việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý cần thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì

Trường Đại học Kinh tế Huế

xem xét định giá lại tài sản đảm bảo. Thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm đấu giá để có cơ sở định giá tài sản đảm bảo.

- Hàng năm nên có Công ty/bộphận thẩm định giá để xây dựng bảng giá đất và nhàởtheo từng chi nhánh để làm căn cứ định giá cho việc cấp tín dụng.

- Chuyên viên khách hàng không tự định giá tài sản đảm bảo để cho vay mà thông qua chuyên viên thẩm định.

- Quy định cụthể trách nhiệm cá nhân nếu cố tình vi phạm việc định giá tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quảng trị (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)