2.1.1. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành
Trong việc hoạch định chính sách cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệthống Ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột làmảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng thương mại.
Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các Ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dựbáo khách quan mang tính khoa học, đặc biệt liên quan đến hoạt động tín dụng để các Ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro tín dụng. Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các Ngân hàng thương mại, quy định chặt chẽvềtrách nhiệm của các Ngân hàng thương mại về việc tuân thủ quy chếcho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chếbớt các thủtục pháp lý gây khókhăn cho các Ngân hàng thương mại.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nghiên cứu, ban hành các quy định cụthể để các Ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như bảo hiểm tiền vay, quyền chọn, hoán đổi lãi suất và các công cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời tổ chức đào tạo, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ trên để giúp các Ngân hàng thương mại vừa đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các bộ ngành liên quan trong thủtục phát mãi tài sản. Đẩy nhanh việc giải quyết hồ sơ khởi kiện tại Tòa án và xửlý tài sản tại cơ quan thi hành án nhằm rút ngắn thời gian thu hồi nợ cho các Ngân hàng thương mại.
2.1.2. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát đối với Ngân hàng thương mại
Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng.
Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập và phân tích kỷ lưỡng tránh mang hình thức, nội dung thanh tra cần được cãi tiếnsao cho chương trình thanh trađảm bảo kiểm soát được Ngân hàng thương mại, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gâyảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
Cần xây dựng phương án luân chuyển cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ. Xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn vềnghiệp vụNgân hàng, nghiệp vụkiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, luật pháp, thị trường để một phần thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng thương mại, một phần có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp Ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quảhoạt động.
Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi chặt chẽviệc chỉnh sửa các kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước sau các đợt kiểm tra, nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác thanh tra. Hiện nay, hoạt động thanh tra Ngân hàng của Ngân hàng Nhà
Trường Đại học Kinh tế Huế
nước chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủpháp luật trong hoạt động của Ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của Ngân hàng thương mại. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các Ngân hàng thương mại thì Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện việc này một cách có hệthống, chưa có tiêu chí đểthực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệthống kiểm soát rủi ro của các Ngân hàng thương mại qua các đợt thanh tra. Vì vậy, đểThanh tra Ngân hàng Nhà nước thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các Ngân hàng thương mại cần phải xây dựng tiêu chí cụthể và đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tính tuân thủcần có sựgiám sát, theo dõi rủi ro và tiến đến xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thông qua mạng thông tin trực tuyến với các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi công nghệcao và quy chếnghiêm ngặt vềbảo mật thông tin đểbảo vệbí mật kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.
2.1.3. Cải tiến và nâng cao vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng CIC
Một trong những thông tin được Ngân hàng thương mại sử dụng để thẩm định khách hàng là Trung tâm thông tin tín dụng. Muốn thực hiện quản trị rủi ro tốt thì hệthống thông tin phải đầy đủ, cập nhật kịp thời và chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong tín dụng của các tổ chức tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết, bao gồm tất cả các thông tin về tình hình vốn vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệthống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.
Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộlàm công tác quản lý CIC theo hướng chuyên môn hóa. Cán bộquản lý bộphận này không chỉ am hiểu vềcông nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụhổtrợ khác mà còn có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp cho các Ngân hàng thương mại tham khảo.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Các Ngân hàng thương mại muốn giữbí mật thông tin khách hàng nên chưa có sựhợp tác với CIC. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp thích hợp để các Ngân hàng thương mại nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo, khai thác thông tin tín dụng từCIC góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Và xem đây là quy định bắt buộc các Ngân hàng thương mại hợp tác, cung cấp thông tin đầy đủcho trung tâm và là một kênh thẩm định bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và có chế tài nghiêm khắc với các Ngân hàng thương mại không tuân thủ các quy định vềcung cấp và cập nhật thông tin cho mạng CIC. Đồng thời thường xuyên tổchức các lớp tập huấn, phổbiến kinh nghiệm trong công tác thu thập và xửlý thông tin tín dụng cho cán bộliên quanởcác Ngân hàng thương mại.
2.1.4. Thay đổi cách tính nợ quá hạn kéo theo đối với các Ngân hàng thương mại Hiện nay khách hàng nợ quá hạn được tính là khách hàng đã nợ quá hạn tại chính tổchức tín dụng đã cho vay và khách hàng có nhóm nợcao nhất tại tất cảcác tổchức tín dụng khác. Có nghĩa khi khách hàng vay vốn tại Sacombank, được đánh giá và xếp vào nhóm 1 nhưng khách hàng này quá hạn nhóm 5 tại Ngân hàng khác nên nợ tại Sacombank cũng được xếp vào nhóm 5 và phải trích lập dựphòng cụthể theo quy định. Khách hàng nợquá hạn nhóm 5 tại Ngân hàng khác do nhiều nguyên nhân như do tình hình tài chính của khách hàng yếu, khách hàng chây ì không trả nợ, khả năng quản lý và thu hồi nợ của chuyên viên khách hàng chưa cao, Ngân hàng quên trích tiền từ tài khoản thanh toán để thu nợ,… Vì vậy, nên tính nợ quá hạn đối với khách hàng theo từng Ngân hàng, tránh tình trạng Ngân hàng quản lý khách hàng tốt cũng như Ngân hàng quản lý khách hàng kém. Làmảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng quản lý khách hàng tốt và tạo tính chủ quan đối với các Ngân hàng quản lý khách hàng kém.