Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng tham gia

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 53)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng tham gia

1.1.4.1. Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách

Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách là trụ cột quan trọng của các chính sách BHXH. Đối với lĩnh vực BHXH bắt buộc luôn đƣợc Đảng và Nhà nước ta quan tâm và luôn được quy định trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp qua các thời kỳ. Chính vì vậy, để thực hiện chế độ BHXH, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật BHXH (2006), Luật BHXH sửa đổi năm 2014, Luật việc làm (2013), các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện... để tạo hành lang pháp lý trong việc thực hiện chế độ BHXH bắt buộc. Nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật này là xác định đối tƣợng tham gia, đối tƣợng điều chỉnh với những tiêu chí, điều kiện cụ thể và cơ chế xác định đối tƣợng theo một quy trình thống nhất; xác định các chính sách, các chế độ thụ hưởng và những điều kiện ràng buộc.

Thông thường đối tượng hưởng thụ phải có những điều kiện ràng buộc nhất định về trách nhiệm đóng góp, trách nhiệm về cam kết thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Luật BHXH đã góp phần nâng cao nhận thức của người lao động, doanh nghiệp về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc thực hiện Luật BHXH; Luật BHXH quy định rõ ràng, cụ thể các đối tƣợng bắt buộc phải tham gia, mức đóng, căn cứ đóng để hình thành quỹ BHXH, BHTN; Các chế độ trong Luật BHXH đƣợc thiết kế phù hợp hơn, bảo

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn đảm tốt hơn nguyên tắc đóng - hưởng, đã góp phần ổn định đời sống của người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp; Việc giải quyết chi trả các chế độ BHXH cho người lao động đã bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật hơn; Việc quản lý chặt chẽ các đối tƣợng, các hình thức chi trả lương hưu, trợ cấp ngày càng được cải tiến, hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia thụ hưởng các chế độ BHXH, qua đó góp phần tạo ra sự bình đẳng, công bằng trong xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật BHXH cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như việc mở rộng đối tượng tham gia còn chậm, số người tham gia còn thấp (hiện tại mới chiếm khoảng hơn 20% lực lƣợng lao động).

Nguyên nhân do một số quy định chính sách chƣa thật sự hấp dẫn, chƣa có cơ chế để khuyến khích người lao động tham gia; Tình trạng trốn đóng, chây ỳ, nợ đọng, chậm đóng và chiếm đoạt tiền BHXH bắt buộc của người lao động còn diễn ra khá phổ biến nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, gây khó khăn trong việc giải quyết chế độ cho người lao động. Một trong những nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do Luật BHXH quy định mức lãi suất phạt còn thấp; Các hành vi trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động mới chỉ dừng lại ở quan hệ dân sự và chưa đưa vào tội hình sự để tăng tính răn đe; Một số quy định về chế độ BHXH bắt buộc còn chưa phù hợp, như quy định về điều kiện hưởng lương hưu, tuổi nghỉ hưu đối giữa lao động nữ và lao động nam chƣa tạo sự bình đẳng và tạo điều kiện để lao động nữ có thể tiếp tục làm việc và nâng cao mức thu nhập; quy định cho phép người lao động có dưới 20 năm đóng BHXH nhận trợ cấp một lần, chưa phù hợp với mục tiêu nhằm bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động, lúc đó khi hết tuổi lao mà người lao động không có thu nhập sẽ gây khó khăn cho họ về đời sống, đồng thời nhà nước phải bỏ ra những khoản tiền lớn để hỗ trợ cho họ; quy định về tính mức bình quân tiền lương, tiền

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn công tháng làm căn cứ tính hưởng BHXH còn có sự khác biệt giữa khu vực hành chính, sự nghiệp, DN nhà nước, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp ngoài nhà nước, căn cứ tiền lương phải đóng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ là trên mức tối thiểu tiền lương theo vùng mà Nhà nước quy định theo từng giai đoạn mà chƣa phải là trên tổng mức thu nhập bao gồm lương và các khoản phụ cấp khác; quy định về trợ cấp tuất hằng tháng và một lần hiện nay còn có sự chênh lệch lớn, một số trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bị thiệt thòi hơn rất nhiều so với việc hưởng trợ cấp tuất một lần; Các quy định về hồ sơ tham gia và giải quyết chế độ cho đối tƣợng còn rườm rà, từ đó gây khó khăn cho người tham gia và thụ hưởng BHXH, BHTN. Bên cạnh đó, Luật BHXH chƣa quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành trong QLNN về BHXH.

Do vậy môi trường luật pháp và cơ chế chính sách có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia BHXH đối với người lao động và doanh nghiệp, do vậy ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các DNNQD. Nên cần xây dựng, sửa đổi các văn bản chính sách pháp luật cho phù hợp, sát với thực tế để vừa khuyến khích được người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH, giảm tải các thủ tục hành chính vừa đảm bảo tính công bằng tương đối giữ những người tham gia BHXH, đảm bảo cân đối quỹ BHXH, BHTN. Đồng thời có chế tài rõ ràng, đủ mạnh mang tính răn đe đối với những doanh nghiệp chây ỳ, trốn đóng và chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động.

1.4.4.2. Năng lực đội ngũ quản lý BHXH bắt buộc

Cán bộ công chức làm công tác BHXH là người có nhiệm vụ thực hiện công tác an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước giao phó. Cán bộ, viên chức có vai trò quan trọng trong việc đƣa chính sách BHXH vào cuộc sống. Năng lực

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn của họ có tính chất quyết định để mang lại hiệu quả cao hay thấp trong quá trình thực hiện công tác BHXH, BHYT, BHTN.

Đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT, BHTN là rất lớn, đa dạng bao gồm nhiều đối tƣợng, nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau. Mỗi đối tƣợng lại có những quy định khác nhau về mức đóng, căn cứ đóng, các chế độ hưởng và các hồ sơ đi kèm.

Đội ngũ quản lý, cán bộ ngành BHXH cần phải có năng lực, trình độ chuyên môn, đồng thời phải có đạo đức, tác phong nghề nghiệp và nhiệt tình trong công tác. Từ đó tƣ vấn, tuyên truyền, đăng ký tham gia, cấp sổ BHXH và giải quyết chế độ cho đối tƣợng một cách thuận lợi, đồng thời tham gia đóng góp ý kiến về việc cắt giảm, cải cách thủ tục hành chính cũng nhƣ sửa đổi, bổ sung Luật BHXH, BHYT, BHTN để cho các luật này có tính chặt chẽ, khoa học và đi vào cuộc sống hơn. Do vậy, năng lực đội ngũ quản lý BHXH bắt buộc có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nói chung và quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các DNNQD nói riêng.

1.4.4.3. Công tác tuyên truyền vận động

BHXH và BHYT là những chủ trương, chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, là lĩnh vực ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác an sinh xã hội cho toàn thể nhân dân, để cụ thể hoá quan điểm này của Đảng, ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị Ban Chấp hành TƢ Đảng khóa XI ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. Nghị quyết thể hiện sự quan tâm sâu sắc, cũng nhƣ sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT, BHTN. Nghị quyết còn xác định rõ tầm quan trọng, vai trò trụ cột của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; và đặc biệt đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trên phạm vi cả nước có khoảng 50%

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn lực lƣợng lao động tham gia BHXH, 35% lực lƣợng lao động tham gia BH thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia BHYT.

Để đạt đƣợc những mục tiêu nhƣ trên, thì việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, công tác tuyên truyền là nhân tố tác động trực tiếp đến kết hiệu quả công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Công tác tuyên truyền, không chỉ triển khai để các cấp, các ngành, mỗi tập thể và cá nhân nắm vững được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN mà còn nhận rõ đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH, từ đó có thái độ tích cực và tự giác trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công tác tuyên truyền có vài trò rất quan trọng. Bời vì nguyên tắc hàng đầu trong hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là vì mục tiêu hoạt động, nên họ luôn tìm cách tăng doanh thu, cải tiến mẫu mã và chất lƣợng sản phẩm, đồng thời thực hiện cắt giảm chi phí, một trong những khoản chi phí đó là chi phí tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, hiện nay đại bộ phận doanh nghiệp đều chấp hành tốt các quy định của Luật BHXH, Luật BHYT, Luật việc làm, tuy nhiên cũng còn nhiều doanh nghiệp chây ỳ, trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. Nên cần phải đặc biệt chú ý tuyên truyền đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để cho họ hiểu đƣợc nghĩa vụ, trách nhiệm cũng nhƣ lợi ích và tự giác trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ cho người lao động.

Đối với các cơ quan của Đảng, Nhà nước như các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể ở Trung ƣơng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương cần đề cao trách nhiệm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, phát huy vai trò tuyên truyền, giám sát của tổ chức chính trị - xã hội để làm tốt công tác vận động người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động và phát hiện những hạn chế, yếu kém, sai phạm, kịp thời

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn khắc phục, rút kinh nghiệm, đồng thời biểu dương, nhân rộng những nhân tố tích cực trong cộng đồng.

1.4.4.4. Ý thức tham gia BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Theo Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993, đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT, BHTN được mở rộng bao gồm khu vực Nhà nước và các thành phần kinh tế khác trong đó có doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chính sách BHXH trong các DNNQD đƣợc thực hiện không chỉ đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động, sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp mà còn đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế. Lực lƣợng lao động trong các DNNNQ ngày càng phát triển, trở thành một bộ phận đáng kể trong toàn bộ lực lƣợng lao động xã hội và là nhân tố quan trọng góp phần triển sự nghiệp BHXH. Đảng và nhà nước có chủ trương, đường lối, chính sách khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia BHXH.

Trải qua hơn 20 năm thực hiện, sự tham gia BHXH bắt buộc của các DNNQD là rất tích cực, đối tƣợng tham gia đƣợc mở rộng, bảo đảm quyền lợi cho người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, ý thức của người lao động và của DNNQD còn nhiều hạn chế, chưa am hiểm về Luật BHXH, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHXH, nhiều doanh nghiệp còn cố tình trốn đóng, chậm đóng, chây ỳ, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN của người lao động, né BHXH, BHTN bằng cách ký hợp đồng thời vụ, hợp đồng dưới 3 tháng, khai báo lao động ít hơn số thực tế, lập danh sách tiền lương ít hơn so với thực tế. Vì xét về mặt lợi ích trước mắt, khi Chủ các DNNQD tham gia BHXH, BHTN thì phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ, còn người lao động cũng giải bỏ ra một khoản tiền để đóng quỹ BHXH, BHTN, nên thu nhập thực tế bị giảm xuống khiến họ không hài lòng, đặc biệt là đối với lao động thời vụ. Hơn nữa trong các DNNQD thường không có tổ chức cơ sở Đảng, đặc biệt là tổ chức Công đoàn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn của người lao động, để tuyên truyền vận động người lao động và Chủ doanh nghiệp thực hiện chính sách của Nhà nước về BHXH, BHTN. Chính vì vậy, trên thực tế hiện nay mới chỉ có khoảng hơn 20% lực lƣợng lao động là đƣợc tham gia BHXH, BHTN, như vậy ở nước ta còn một lượng lao động rất lớn chƣa tham gia BHXH bắt buộc, mà chủ yếu là tập trung ở khu vực DNNQD.

Trong khi đó tỷ lệ trong độ tuổi lao động tham gia BHXH ở Malaixia là 90%, ở Đức là 95%, ở Mỹ là 95%. Do đó cần có các giải pháp để cải thiện tình hình này, tạo cơ sở thực hiện chính sách BHXH bắt buộc ở các DNNQD một cách tốt hơn, đây đƣợc coi là vấn đề bức xúc hiện nay.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)