Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
4.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng về công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vinh Phúc những năm tới
4.1.3. Phương hướng tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia
Thực hiện có hiệu quả các chế độ, chính sách về BHXH bắt buộc, hạn chế mức độ vi phạm pháp luật về BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Tăng nhanh số lƣợng đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn.
Hàng năm, hoàn thành 100% trở lên kế hoạch quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn.
4.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc những năm tới
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho chúng ta thấy, công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, số lƣợng lao động làm việc tại đây tham gia BHXH bắt buộc năm 2010 là 48,533 người, năm 2014 tăng lên 76,275 người. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc của khu vực này trong những năm qua mới đạt khoảng 65%, vẫn còn nhiều hạn chế.
Một trong những khó khăn lớn nhất trong công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là đối tƣợng rất lớn, phân bổ tại nhiều địa bàn khác nhau, không tập trung, ngoài một số doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn và sử dụng nhiều lao động, còn lại bao gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ, sử dụng ít lao động, nên việc quản lý hết sức khó khăn, tốn nhiều nhân lực và thời gian.
Việc quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đã có quy trình quản lý đối tƣợng, quy định cụ thể chức năng, nhiệm công việc của các Phòng/ban trong việc tổ chức kê khai, thu nộp, cấp sổ thẻ BHXH, thanh tra kiểm tra...
Tuy nhiên quy trình quản lý chƣa chú trọng đến công tác rà soát và xây dựng kế hoạch quản lý đối tƣợng. Quy trình quản lý đối tƣợng cũng đƣợc ban hành bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội, mà chƣa có văn bản đƣợc luật hóa quy định sự
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ quan Nhà nước khác như cơ quan quản lý lao động, Sở lao động, Cục thuế, Sở kế hoạch và Đầu tƣ, Liên đoàn lao động tỉnh... hiện nay mới chỉ có các biên bản phối hợp với các cơ quan này, không mang tính ràng buộc cao.
Việc rà soát, lập kế hoạch và giao kế hoạch và tổ chức quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc mới chỉ chú trọng vào số thu và chƣa chú trọng nhiều đến số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và số lượng người lao động làm việc tại đây phải tham gia, nên việc rà soát, kiểm tra, tuyên truyền vận động nhiều doanh nghiệp nhỏ, sử dụng ít lao động còn hạn chế. Việc xây dựng kế hoạch cũng còn những hạn chế nhất định, nhìn chung mới chỉ dựa vào kế hoạch của BHXH Việt Nam giao để triển khai và chƣa căn cứ vào thực tế của địa phƣợng.
Vì vậy, quy trình quản lý đối tƣợng phải tham gia BHXH bắt buộc cần phải đƣợc điều chỉnh phù hợp từ các khâu lập kế hoạch, giao kế hoạch và tổ chức triển khai đăng ký, thực hiện cũng nhƣ việc phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý xử phạt. Cụ thể:
Thứ nhất, kiến nghị việc sửa đổi quy trình quản lý đối tƣợng tham gia BXHH bắt buộc, phải quy định cụ thể việc xây dựng kế hoạch, bám sát tình hình thực tế tại địa phương hàng năm để bảo đảm tỷ lệ người lao động tham gia BHXH theo mục tiêu của Nghị quyết số 21 TW/NQ của Bộ chính trị.
Thứ hai, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước như Cục thuế, Sở kế hoạch Đầu tư, Liên đoàn lao động tỉnh, Sở lao động và Thương binh xã hội, Tòa án, Cục thi hành án, Thanh tra tỉnh, cũng nhƣ UBND các cấp nhất là cấp xã, cấp huyện… với cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn, để quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đƣợc hiệu quả, vì chỉ có các cơ quan nhƣ Sở lao động, Liên đoàn lao động, UBND cấp xã, cấp huyện mới là nơi nắm rõ nhất về số lƣợng doanh nghiệp, số lƣợng lao động đang làm việc tại công ty và tỉnh hình hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Thứ ba, Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, thanh tra liên ngành về việc chấp hành Luật BHXH, kiến nghị xử lý, xử phạt kịp thời các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ tiền, chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các hành vi tiêu cực để gian lận, trục lợi quỹ BHXH tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
4.2.2. Hoàn thiện môi trường luật pháp và cơ chế chính sách
Việc hoàn thiện môi trường pháp luật và cơ chế chính sách về BHXH là rất quan trọng, bảo đảm không bị chồng chéo, có kẽ hở để các đối tƣợng lợi dụng trốn tránh và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH tổ chức triển khai thực hiện Luật BHXH.
Luật BHXH sửa đổi số 58/2014/QH13 ra đời đã khắc phục đƣợc những tồn tại của Luật BHXH cũ, nhƣ quy định chặt chẽ đối tƣợng phải tham gia BHXH bắt buộc, lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2016, lao động ký hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2018. Điều này sẽ hạn chế công ty ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc hợp đồng thời vụ dưới 6 tháng như trước đây để không phải đóng BHXH cho người lao động.
Ngoài ra cũng quy định căn cứ đóng BHXH cho người lao động là tiền lương cơ bản cộng với phụ cấp lương, từ năm 2018 trở đi là toàn bộ thu nhập. Do vậy sẽ hạn chế đƣợc tình trạng công ty lách tránh, chỉ đóng BHXH trên mức lương cơ bản cho người lao động như hiện nay.
Cần luật hóa trong việc phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ quan quản lý Nhà nước khác như Sở kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế, Sở lao động...
trong việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn nhƣ: Địa chỉ, số lượng lao động, quỹ lương, báo cáo thuế, tài khoản ngân hàng...để thuận tiện cho hoạt động quản lý, thanh tra kiểm tra, cũng nhƣ xử lý xử phạt đối tƣợng đƣợc thuận lợi.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Cần tăng thẩm quyền cho cơ quan BHXH trong việc xử lý, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, từ trước đến nay khi cơ quan BHXH phát hiện vi phạm về BHXH, thì chỉ có thẩm quyền yêu cầu thu hồi mà không có quyền xử phạt, phải đề xuất lên UBND các cấp để xử phạt. Bắt đầu từ năm 2016, thì ngành BHXH đã đƣợc Quốc hội giao chức năng thanh tra chuyên ngành về thu BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, nhƣng hiện nay chƣa có văn bản quy định về quy trình thanh tra và thẩm quyền về thanh tra chuyên ngành BHXH, nên cần phải ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật về thanh tra chuyên ngành BHXH.
Để nâng cao tính hiệu lực của Luật BHXH, cần đƣa các tội danh trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền BHXH của người lao động vào khung luật hình sự để tăng tính răn đe, nâng cao ý thức chấp hành luật BHXH của các đơn vị sử dụng lao động nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện nay các tội doanh này mới chỉ nằm ở khung Luật dân sự, chƣa có tính răn đe, nên trong thời gian qua đã có rất nhiều doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng và chiếm dụng tiền BHXH của người lao động, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.
4.2.3. Giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ quản lý BHXH bắt buộc Năng lực của đội ngũ quản lý BHXH bắt buộc là rất quan trọng, quyết định đến sự hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động, điều hành, quản lý đối tƣợng BHXH bắt buộc cũng nhƣ quản lý các lĩnh vực khác. Vì vậy, cần phải quan tâm đến cán bộ, công chức làm công tác quản lý BHXH bắt buộc nhƣ sau:
BHXH tỉnh Vĩnh phúc cần nâng cao trình độ nghiệp vụ và tác phong làm việc tích cực, hiệu suất cao của cán bộ chuyên môn. Khả năng làm việc và hiệu quả lao động của đội ngũ cán bộ trong ngành và của những người cộng tác với cơ quan BHXH có ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý các đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc. Cần phải chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho phù hợp, hàng năm cần đƣa ra chỉ tiêu đào tạo
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn lại về chuyên môn nghiệp vụ cho khoảng 10 đến 20% lực lƣợng cán bộ của BHXH tỉnh.
Cần bổ sung, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý, cán bộ từ tỉnh đến thành phố, huyện, thị, bổ sung thêm lực lƣợng cán bộ làm công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH, tránh tình trạng mỗi cán bộ chuyên quản phải quản lý quá nhiều doanh nghiệp và số lượng người lao động. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đối tƣợng vừa hồng vừa chuyên, có tư tưởng, phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, nhiệt tình trong công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ.
Ngoài việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH, tham gia các lớp tập huấn do BHXH tổ chức, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc cần khuyến khích phong trào tự học bằng nhiều hình thức để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, tin học, ngoại ngữ, về công tác xã hội trong đó hướng trọng tâm vào các kiến thức chuyên ngành BHXH.
Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ có nhiều thành tích trong công việc, cũng nhƣ kỷ luật những cán bộ có hành vi vi phạm kỷ luật, tắc trách, thiếu đạo đức trong công việc. Có chính sách xây dựng, quy hoạch, bổ nhiệm đối với những cán bộ có năng lực, trình độ, đạo đức và có thành tích trong công việc.
4.2.4. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền vận động
Cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH với nhiều hình thức, nội dung phong phú, cùng việc chủ động cung cấp thông tin đến các cơ quan truyền thông; đặc biệt, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, tầm quan trọng, lợi ích, tính ƣu việt của chính sách BHXH đối với người lao động, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến những điểm mới của Luật BHXH năm 2014 để các doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động nắm được.
Về đối tƣợng tuyên truyền cần chú trọng đến mọi đối tƣợng, trong đó cần chú trọng đặc biệt đến đối tƣợng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vì đây là nơi sử dụng nhiều lao động nhƣng cũng là nơi còn xảy ra nhiều vi phạm trong lĩnh vực BHXH, quyền lợi của người lao động còn bị xâm phạm.
Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động tiếp cận được đầy đủ thông tin về chế độ, chính sách BHXH.
Các hình thức tuyên truyền vận động cần đa dạng, thông qua các phương tiện truyền thông, truyền hình, đài phát thanh, trang web điện tử, các báo và tạp chí hoặc tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHXH cho các doanh nghiệp; Phối hợp với các cơ quan chức năng nhƣ Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc... tổ chức thi đua, tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương tổ chức các cuộc thi tuyên truyền viên giỏi trong ngành, thi tìm hiểu về BHXH; hoặc tổ chức các đợt thi viết bài, thi viết thơ ca về BHXH...
Về mặt nhân lực làm công tác tuyên truyền, ngoài lực lƣợng cán bộ chuyên môn trực tiếp làm công tác tuyên truyền, vận động, giải thích về chế độ, chính sách cho đối tƣợng thì còn lực lƣợng cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền chung của BHXH tỉnh, BHXH huyện, thị. Tuy nhiên các cán bộ phụ trách chung này thường làm việc bán chuyên trách, vừa làm công tác tuyên truyền vừa phụ trách các công việc khác nhƣ hành chính, thu, nên công tác tổ chức tuyên truyền chƣa đƣợc khoa học, bài bản. Do vậy, cần bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên truyền tại BHXH tỉnh và BHXH huyện, thị cho phù hợp.
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, cần đƣa những thông tin đấu tranh đối với những công ty có hành vi vi phạm pháp luật BHXH, trục lợi quỹ BHXH, trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH của người lao động. Đồng thời tuyên truyền những công ty chấp hành tốt pháp luật về BHXH, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động.