Các hoạt động cơ bản của chủ thể thẩm mỹ

Một phần của tài liệu BAI GIANG MY HOC MAC LENIN (Trang 27 - 31)

Chương IV CHỦ THỂ THẨM MỸ

II. Các hoạt động cơ bản của chủ thể thẩm mỹ

1. Hoạt động nhận thức thẩm mỹ.

Các nhà mỹ học mác-xít đã chia hoạt động nhận thức thẩm mỹ ra làm ba quá trình để dễ nhận biết và nghiên cứu. Đó là quá trình tri giác thẩm mỹ; hình thành các biểu tượng thẩm mỹ, hoạt động phán đoán thẩm my.

Ba quá trình này trong hoạt động nhận thức thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ có liên quan mật thiết với nhau và tương tác không chia cắt.

Cùng với các quá trình nhận thức thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ hình thành các nhu cầu thẩm my, thị hiếu thẩm my, lý tưởng thẩm my.

2. Nhu cầu thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ.

Nói đến nhu cầu thẩm mỹ của con người là nói tới một mặt quan trọng của năng lực thẩm mỹ, là cái cơ sở để phát triển năng lực thẩm mỹ. Nhu cầu thẩm mỹ là loại nhu cầu riêng biệt trong chủng hệ nhu cầu xã hội của con người.

Nó là trạng thái cần thiết đòi hỏi thoả mãn các thiếu hụt về thẩm mỹ mà trung tâm là thoả mãn về cái đẹp. Đây là lĩnh vực khá tinh tế của chủ thể.

Nhu cầu thẩm mỹ chân chính không hề bắt nguồn từ các trò chơi vô mục đích hay phi lý tính kiểu bản năng. Nhu cầu thẩm mỹ cao quý của con người, năng lực mẫn cảm với cái đẹp, khả năng tinh tế trong sáng tạo hoàn toàn xa lạ với nguồn gốc tôn giáo.

Nhu cầu thẩm mỹ của con người, tuy là nhu cầu của một chủ thể, nhưng nó lại tham gia vào việc biểu hiện tiềm năng văn hoá, tiềm năng sáng tạo của xã hội.

Mối quan hệ giữa nhu cầu thẩm mỹ, trình độ thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ cá nhân với xã hội được biểu hiện ở chỗ, xã hội là điều kiện để nhu cầu phát triển và khi những nhu cầu tốt đẹp ra đời càng chứng minh, càng thúc đẩy tính ưu việt của xã hội.

Có thể quả quyết rằng, nhu cầu thẩm mỹ cơ bản của con người như thế nào thì năng lực thẩm mỹ của con người như thế ấy.

Với tính cách là những tình cảm đặc thù của con người tình cảm thẩm my nảy sinh từ tri giác các khách thể, đặc biệt là của các tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm đẹp của lao động, vẻ đẹp của tự nhiên. Những tình cảm đó kích thích tích cực về mặt xã hội của con người, điều tiết hành vi của họ và tác động đến sự hình thành những ý tưởng chính trị – xã hội, thẩm my, đạo đức, v.v.. của những cá nhân. Khó lòng hình dung được con người nếu thiếu đi niềm vui mà nghệ thuật mang lại cho họ, thiếu hạnh phúc của những tình cảm thẩm mỹ.

Tình cảm hối thúc những hành động hàng ngày của chúng ta là tình cảm đạo đức. Tình cảm chi phối con người lúc thưởng thức, biểu diễn, phê bình, sáng tạo là tình cảm thẩm mỹ.

My học Mác – Lênin không đối lập tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm my. Đối với chúng ta, tình cảm thẩm my trước hết phải là tình cảm đạo đức, bởi cái đẹp theo quan điểm của chúng ta phải bắt nguồn từ cái tốt, bắt nguồn từ lao động và đấu tranh phục vụ cho nguồn hạnh phúc của mọi người.

Cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ thẩm mỹ, thì tình cảm thẩm mỹ cũng xoay quanh cái đẹp.

Tình cảm thẩm mỹ tuy gắn với tình cảm đạo đức nhưng không hề đồng nhất với tình cảm đạo đức. Tình cảm thẩm mỹ bao giờ cũng bao hàm một nội dung hưởng thụ, thưởng thức, biểu hiện như một nhu cầu được thoả mãn. Tình cảm thẩm mỹ cung cấp cho chủ thể khoái cảm đam mê và cho trí tưởng tượng một năng lực hoạt động. Thiếu yếu tố khoái cảm, thì tình cảm chưa thể trở thành tình cảm thẩm mỹ.

Không phải bất cứ sự thoả mãn nào cũng là tình cảm thẩm mỹ. Không phải tất cả những khoái cảm của con người về mặt tinh thần đều là tình cảm thẩm mỹ. Chỉ có thực tiễn mới biến được khách thể thành đối tượng thẩm mỹ và chủ thể trở thành chủ thể thẩm mỹ.

Do hình tượng có vai trò rất cơ bản trong tình cảm thẩm mỹ, vì thế tình cảm thẩm mỹ đã trở thành động lực để sáng tạo nghệ thuật. Tình cảm thẩm mỹ, cũng như chủ thể thẩm mỹ có rất nhiều dạng biểu hiện khác nhau trong quan hệ với nghệ thuật thông qua khâu tưởng tượng.

Có sự khác nhau rất lớn giữa những tình cảm thẩm mỹ hàng ngày do hình tượng đưa lại và những tình cảm thẩm mỹ trong sáng tạo nghệ thuật. Rõ ràng là

giá trị của hình tượng trước hết phụ thuộc vào trình độ sâu sắc của tình cảm thẩm mỹ. Tính chân thật của hình tượng nghệ thuật cũng phụ thuộc vào sự đúng đắn của tình cảm thẩm mỹ. Bằng những tình cảm thẩm mỹ, con người khám phá ra vẻ đẹp của thế giới và chính mình. Do ảnh hưởng những tình cảm thẩm mỹ, nhân cách con người cũng có những biến đổi lớn lao.

Các tình cảm thẩm mỹ có ảnh hưởng tích cực tăng trưởng lực và tối ưu hoá mọi quá trình tâm sinh lý của con người. Thường chúng kích thích tính tích cực sáng tạo xã hội của chúng ta.

3. Thị hiếu thẩm mỹ.

Hoạt động của nhu cầu và tình cảm thẩm mỹ có liên hệ bản chất với các thị hiếu thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ.

Thị hiếu thẩm mỹ là một lĩnh vực phức tạp của tình cảm thẩm mỹ. Sự khác nhau về thị hiếu xuất phát từ các cơ sở tâm lý và kinh nghiệm sống không giống nhau của con người. Thị hiếu thẩm mỹ là một khái niệm bao hàm những nội dung thẩm mỹ rất đa dạng.

Thị hiếu thẩm my là sở thích của con người về phương diện thẩm mỹ. Đó là thái độ tình cảm của con người trước cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả trong cuộc sống và nghệ thuật.

Thực chất của thị hiếu thẩm mỹ là sự thống nhất hài hoà giữa nhận xét với cảm xúc. Điều đó làm cho nó trở thành một hiện tượng xã hội chung. Một thị hiếu thẩm mỹ phát triển ở mức độ đáng kể đã thấm nhuần một lý tưởng cụ thể về mặt lịch sử rồi.

Thị hiếu thẩm mỹ mang tính chất ổn định tương đối trong hệ thống tình cảm. Do tính chất ổn định tương đối này mà năng lực của con người có khả năng phản ứng hết sức mau lẹ. Do tính ổn định tương đối, thị hiếu thẩm mỹ tốt luôn luôn là người bạn đồng hành, người trực ban tận tụy của con người.

Thị hiếu thẩm mỹ tốt đó là thị hiếu gắn tình cảm với lý trí, gắn cái đẹp với cái đúng và cái tốt.

My học Mác – Lênin khẳng định rằng, thị hiếu thẩm my có những đặc trừng cơ bản sau:

- Đặc trưng đầu tiên của thị hiếu là sự phản ứng mau lẹ. Sự phản ứng mau lẹ gần như bản năng của chủ thể thẩm my trước các hiện tượng đẹp, xấu, bi, hài…

- Đặc trưng thứ hai của thị hiếu thẩm my là tính khoái cảm. Trong cuộc sống, cũng như tình cảm thẩm my, thị hiếu thẩm my đánh giá hiện tượng xã hội một cách đầy hào hứng.

- Đặc trưng thứ ba của thị hiếu thẩm my là tính cá biệt. Chúng ta tuy coi thị hiếu thẩm my là sản phẩm của các quan hệ thực tiễn nhưng không phủ nhận năng lực tâm lý, các niềm tin tâm lý của thị hiếu. Thông qua các cá nhân riêng lẻ mà sự phản ứng mau lẹ được biểu hiện, mức độ ổn định của tình cảm thẩm my của cá nhân riêng lẻ sẽ góp vào gia tài phong phú của xã hội.

- Đặc điểm thứ tư là tính kế thừa của thị hiếu thẩm my.

Thị thiếu thẩm mỹ ra đời trong những thời đại nhất định và biến đổi cùng thời đại. Thị hiếu thẩm mỹ không phải có tính chất nhất thành bất biến mà nó có thay đổi theo từng giai cấp.

Do gắn bó lâu đời với hoàn cảnh tự nhiên của mình, với sinh hoạt xã hội của mình, mà mỗi dân tộc đều có thị hiếu thẩm mỹ riêng của mình. Tính dân tộc

mà chúng ta quan niệm hiện nay không phải là tính dân tộc khép kín. Một mặt nó gắn liền với truyền thống mặt khác nó lại là dân tộc hiện đại. Vì thế tính dân tộc của thị hiếu thẩm mỹ theo quan niệm mỹ học Mác – Lênin luôn luôn gắn với thời đại.

4. Lý tưởng thẩm mỹ.

Trong lịch sử mỹ học, vấn đề lý tưởng lần đầu tiên được khảo sát trong khuôn khổ triết học duy tâm, bắt đầu từ Platôn. Phạm trù lý tưởng được xem xét tỉ mỉ trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt trong các công trình của Cantơ, Sinlơ, Senling và Hêghen.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã phản ứng một cách phủ định đối với bản chất thuật ngữ “lý tưởng” của chủ nghĩa duy tâm mỹ học.

Lần đầu tiên trong lịch sử my học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra những lý tưởng gắn với thực tế, phản ánh ích lợi khách quan của giai cấp công nhân và những xu hướng tiến bộ xã hội nói chung.

Dưới góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý tưởng trước hết là sự phản ánh thực tại khách quan. Sự phản ánh hiện thực trong hình thức lý luận không đồng nhất với sự phản ánh hiện thực dưới hình thức cụ thể – cảm tính, là lý tưởng thẩm my.

Lý tưởng khác hẳn các hình thức nhận thức khác của con người như cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, kết luận... Đặc điểm chính của nó là: Lý tưởng hoàn toàn không nhất thiết phải phản ánh cái đang có, đang tồn tại trong thực tại; thường nó phản ánh cái có thể có hoặc cần phải có. Lý tưởng có thể phản ánh cái đã có trong cuộc sống nhưng còn chưa phổ biến rộng rãi.

Thông thường lý tưởng phản ánh bản thân những xu hướng phát triển lịch sử: lý tưởng tiến bộ là sự phản ánh cái tất yếu bắt nguồn từ những quy luận phát triển xã hội nhưng còn chưa được thể hiện ra thành hiện tượng, nói cách khác, phản ánh những khả năng căn bản của sự phát triển.

Lý tưởng nói chung và những lý tưởng thẩm mỹ nói riêng có quan hệ trực tiếp nhất với khái niệm “tính chất kết thúc của những mâu thuẫn”. Lý tưởng thẩm mỹ không phải gì khác hơn là cách giải quyết được suy nghĩ một cách chủ quan đặc thù đối với những mâu thuẫn của cuộc sống và của nghệ thuật trong ý thức con người .

Những lý tưởng thẩm mỹ không bao giờ tồn tại như một thuộc tính khách quan của hiện thực vật chất.

Sự hấp dẫn và lôi cuốn của những lỷ tưởng thẩm my, là ở chỗ chúng giải quyết những mâu thuẫn cụ thể về mặt thẩm my. Lý tưởng thẩm my là sự biểu hiện khát vọng vươn tới cái đẹp, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những mâu thuẫn kéo dài. Những mẫu thuẫn này càng mạnh mẽ, thì những lý tưởng thẩm my càng tràn đầy tình cảm, khát vọng đạt tới sự thực hiện trong thực tiễn những lý tưởng ấy càng tăng thêm.

Trong một xã hội có giai cấp, những lý tưởng thẩm mỹ bao giờ cũng có tính giai cấp.

Lý tưởng thẩm mỹ có tính khách quan xã hội. Đó là hình ảnh về cuộc sống của một tập toàn xã hội chứ không chỉ là của cá nhân.

Những lý tưởng thẩm mỹ có đặc trưng nhận thức luận nhất định. Lý tưởng thẩm mỹ là một trong những hình thức phức tạp nhất của nhận thức thẩm mỹ nói

chung, và đặc trưng của nó bao hàm tất cả những đặc điểm của hình thức thẩm mỹ của sự nhận thức.

Lý tưởng thẩm mỹ là sự khái quát kinh nghiệm thẩm mỹ của con người, của các giai cấp xã hội và thậm chí trong ý nghĩa nhất định, của các thời đại một cách sâu sắc hơn, khách quan hơn. Lý tưởng thẩm mỹ khái quát sự vận động của các hiện tượng thẩm mỹ và nêu lên những mục tiêu, đạt tới những mục tiêu ấy bằng hình tượng nghệ thuật. Lý tưởng thẩm mỹ phản ánh các khía cạnh thẩm mỹ của thực tại. Khách thể phản ánh của lý tưởng thẩm mỹ là con người thuộc một thời đại nhất định, một giai cấp nhất định, được xét trong tính toàn vẹn qua tất cả mọi biểu hiện cụ thể cảm tính của họ.

Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm my được biểu hiện tập trung nhất. Lý tưởng thẩm my là khát vọng niềm tin, ước mơ đúng đắn về xã hội hoàn thiện, về con người hoàn thiện, nền nghệ thuật hoàn thiện được chi phối từ lý tưởng đạo đức đang đặt ra trong cuộc sống và nghệ thuật. Lý tưởng của những nhân vật vừa phản ánh, vừa cổ vũ, vừa khẳng định những cái đẹp đã, đang và sẽ tới của cuộc sống.

Với tư cách là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, lý tưởng thẩm mỹ tham gia giải quyết các quá trình tác động thẩm mỹ của đời sống xã hội.

Như một sức mạnh tiềm tàng, lý tưởng thẩm mỹ Mác-Lênin là động lực thôi thúc những hoạt động sáng tác của mỗi cá nhân của tập thể, của giai cấp và của dân tộc. Lý tưởng thẩm mỹ Mác-Lênin là một lý tưởng nhân đạo, quan tâm sâu sắc đến hạnh phúc mỗi người. Nó làm nảy sinh nhiều cái đẹp mới trong cuộc sống. Nó thôi thúc và cổ vũ cho những cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng trong nghệ thuật. Vì thê, lý tưởng thẩm mỹ Mác-Lênin khi bao trùm toàn bộ mọi hoạt động sáng tạo ra cái đẹp của cuộc sống, nó sẽ làm cho cuộc sống và nghệ thuật ngày càng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu BAI GIANG MY HOC MAC LENIN (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(206 trang)
w