Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật

Một phần của tài liệu BAI GIANG MY HOC MAC LENIN (Trang 36 - 39)

Chương IV CHỦ THỂ THẨM MỸ

II. Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật

Là một trong những hình thái của ý thức xã hội nghệ thuật khác với hình thái ý thức xã hội khác ở rất nhiều điểm:

1. Trong nghệ thuật tình cảm thẩm my phải tập trung. Nghệ thuật khác với các hình thái ý thức khác ở chỗ, nó phản ánh thế giới bằng hình tượng, nôi dung chủ yếu của nó là một thế giới hình tượng do những nhà sáng tạo tạo nên, nói đến nghệ thuật tức là nói đến phạm trù hình tượng.

Hình tượng trong lĩnh vực nghệ thuật chủ yếu được biểu hiện qua ba tư cách:

a) Tư cách phương tiện phản ánh.

b) Tư cách sản phẩm của sáng tạo.

c) Tư cách đối tượng thưởng thức thẩm mỹ.

Nghệ thuật thường gắn liền với trí tưởng tượng của con người. Nhận thức nghệ thuật khác với các hình thái ý thức khác là ở chỗ nghệ thuật liên hệ hữu cơ với trí tưởng tượng.

2. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến quy luật của tình cảm. Nghệ thuật vận dụng các quy luật của tình cảm để phản ánh cuộc sống. Nghệ thuật cũng tác động mạnh mẽ đến tình cảm của con người. Trong nghệ thuật, con người phản ánh thế giới bằng nhiệt độ tình cảm của mình.

Xúc cảm trong nghệ thuật có đặc tính phản ánh tự do. Nó có thể lùi lại quá khứ và hướng tới tương lai. Do đó tác dụng giáo dục thẩm mỹ của nghệ thuật rất đa dạng. Nó có thể nâng cao chủ nghĩa anh hùng, lòng quả cảm và hình thành những nhân cách bằng con đường tình cảm.

Bằng hư cấu và vượt trước những hiện tượng xảy ra trong đời sống, nghệ thuật tác động làm kích thích mọi kinh nghiệm thẩm mỹ của con người, nó biến các kinh nghiệm ấy thành những xúc động, thúc đẩy con người và đánh thức tình cảm, tâm lý trong con người.

3. Nghệ thuật có một đặc trưng rất quan trọng là tính cổ vũ của nó. Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác nghệ thuật có một ma lực đặc biệt. Những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc thường quyến rũ công chúng rất mạnh.

Tính chất thôi miên là đặc trưng rất điển hình của nghệ thuật.

4. Nói tới nghệ thuật là phải nói tới bản chất thẩm my của nó. Nghệ thuật là một hoạt động gắn với giá trị thẩm my.

Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất của cái chủ quan và cái khách quan có ý nghĩa xã hội rộng lớn.

5. Nghiên cứu đặc trưng của nghệ thuật, nghiên cứu hình tượng nghệ thuật không thể bỏ qua hệ thống của hình tượng là nội dung và hình thức nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật tức là nói tới nội dung được phản ánh và hình thức được biểu hiện.

Nội dung nghệ thuật đó là các tư tưởng mà biểu hiện tập trung của nó là tư tưởng chính trị được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật.

Theo quan điểm my học Mác–Lênin, nghệ thuật phải phục vụ chính trị.

Tuy nghệ thuật không phải là chính trị nhưng nghệ thuật ở trong kinh tế và chính trị. Nội dung của nghệ thuật, được đo bằng tác dụng chính trị cải tạo xã hội to lớn của nó. Vì là biểu hiện của một hình thái ý thức xã hội, nội dung nghệ thuật không tách rời cơ sở giai cấp đã sản sinh ra nó.

My học Mác–Lênin, khi nêu lên đặc trưng về nội dung của nghệ thuật đã từng khẳng định những đóng góp lớn lao về mặt tư tưởng và tình cảm của nghệ sĩ. Lao động nghệ thuật kỳ diệu, năng lực cảm xúc lớn, trí tưởng tượng táo bạo, rung cảm mảnh liệt của nghệ sĩ đã góp phần làm sáng tỏ đặc trưng sáng tạo của nghệ thuật.

Nói tới nội dung của nghệ thuật là nói tới đối tượng thẩm my được phản ánh, nói tới thế giới quan, tư tưởng, tình cảm của người sáng tạo.

Nói đến đặc trưng của nghệ thuật cũng là nói tới hình thức đặc thù của nghệ thuật. Không có giá trị nghệ thuật, không có hình thức nghệ thuật cũng không có cái gì gọi là nghệ thuật. Hình thức, giá trị nghệ thuật trở thành đặc trưng quan trọng của nghệ thuật.

Hình thức nghệ thuật là gì? Theo quan điểm của my học Mác–Lênin hình thức là hình thức của một nội dung. Vì thế nó là kết cấu bên trong, sự tổ chức hợp lý của nội dung.

Hình thức của mỗi tác phẩm nghệ thuật là sự tổng hợp rất nhiều mặt phức tạp. Hình thức nghệ thuật tổ chức cơ chế tình cảm, lý trí của các nhân vật nghệ thuật. Sự kết cấu bên trong của hình thức tạo cho tác phẩm nghệ thuật phản ánh đúng hiện thực khách quan và có giá trị cải tạo thế giới một cách mạnh mẽ, lâu bền.

Hình thức của mỗi tác phẩm nghệ thuật trong nền nghệ thuật của chúng ta là kết cấu chặt chẽ bên trong của nội dung một cách sâu sắc và hài hòa bằng các hình tượng sinh động, thông qua các hình tượng sinh động, thông qua các phương tiện, các thủ pháp, các kĩ xảo phù hợp.

6. Nói tới đặc trưng của nghệ thuật là nói tới sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật. Sự thống nhất này biểu hiện ở chỗ:

a) Nội dung là nội dung của hình thức và hình thức là biểu hiện của một nội dung nhất định.

b) Nội dung quyết định hình thức, khi nội dung thay đổi thì hình thức trước sau cũng sẽ thay đổi theo.

c) Hình thức có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nội dung.

Trong quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, nội dung luôn luôn động và giữ vai trò chủ đạo. Việc ưu tiên nội dung và hoàn thiện hình thức là quy luật khách quan của nền văn nghệ cách mạng.

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong mỗi nền nghệ thuật đều có những giai đoạn đứt đoạn, liên tục và giai đoạn quá độ.

Sự vận động của nội dung và hình thức quy định sự phong phú của hệ thống hình tượng của tác phẩm. Và ngược lại, hệ thống hính tượng là biểu hiện sinh động quan hệ nội dung và hình thức.

Nội dung và hình thức nghệ thuật không tồn tại chung chung mà nó tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật.

Trong cơ cấu của tác phẩm nghệ thuật đầu tiên người ta phải kể đến đối tượng thẩm mỹ.

Các đối tượng thẩm mỹ khi phảm ánh vào tác phẩm nghệ thuật không tồn tại với tư cách là cái vật chất chung chung trong cơ cấu tác phẩm mà sự hiện diện của các đối tượng ấy là có ý nghĩa thẩm mỹ sâu sắc.

Yếu tố thứ hai cấu tạo tác phẩm nghệ thuật, đó là các yếu tố giá trị sáng tạo của nghệ thuật. Toàn bộ các tình cảm, các tư tưởng của tác giả đều trở thành hệ thống chính của tác phẩm không ai thay đổi được nó. Vì thế, tác phẩm rời khỏi quá trình sáng tạo nghệ sĩ nó có cuộc sống độc lập của nó. Có thể nó sẽ chết ngay từ lúc mới ra đời nhưng cũng có nó mang lại sức mạnh và niềm tin cho con người.

Yếu tố thứ ba hợp thành tác phẩm nghệ thuật đó là cấu trúc hình tượng của tác phẩm đó. Hình tượng nghệ thuật được xem như kết quả của nghệ sĩ phản ánh và sáng tạo. Nó như là một hệ thống để ngỏ khơi gợi, thúc dục, thì thầm với công chúng nghệ thuật của nhiều thời đại khác nhau.

Các hình tượng này chỉ có ba giới hạn: Không gian, Thời gian, Sự phối hợp giữa hai giới hạn này. Tùy theo các loại hình nghệ thuật khác nhau mà hình tượng đó là Hình tượng không gian hay Hình tượng thời gian hoặc nó là cả Hình tượng không gian và Hình tượng thời gian.

Quan hệ của nghệ sĩ đối với không gian và thời gian hiện thực giữ vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phong phú của hình tượng nghệ thuật.

Yếu tố cuối cùng của tác phẩm nghệ thuật đó là tư cách đối tượng thẩm mỹ đặc thù mới. Trong quan hệ mới, tác phẩm nghệ thuật trở thành đối tượng, công chúng nghệ thuật trở thành chủ thể thụ cảm.

Tác phẩm nghệ thuật mang trong nó mọi bí ẩn của việc hoàn cải thế giới thuần nhụy và tinh tế khác với các tác phẩm của các hình thái ý thức khác. Vì thế, mà tác phẩm nghệ thuật đã tham gia cấu thành một cách đầy đủ, trọn vẹn đặc trưng của nghệ thuật.

Nghệ thuật là một hoạt động nhận thức của con người bằng các phương tiện hình tượng. Các hình tượng nghệ thuật được sáng tạo theo các loại hình, loại thể nhất định như kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa, văn chương, kịch, điện ảnh… Không có một hình thức nghệ thuật chung, chỉ có những loại hình nghệ thuật cụ thể với đối tượng phản ánh riêng, phương thức phản ánh riêng và có những tác động thẩm mỹ riêng.

Theo quan điểm mỹ học Mác-Lênin, do hoạt động nghệ thuật vô cùng phong phú, do đó các loại hình và loại thể nghệ thuật cũng rất đa dạng. Người ta có thể dựa vào hai tiêu chí lớn để phân biệt các loại hình và loại thể trong nghệ thuật:

1. Có thể dựa vào tiêu chuẩn bản thể học để chia các loại hình nghệ thuật thành những nhóm loại hình lớn: a) Nhóm loại hình nghệ thuật không gian (Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, kiến trúc). b) Nhóm loại hình nghệ thuật thời gian (Nghệ thuật ngôn ngữ, văn chương, thơ ca, âm nhạc). c) Nhóm loại hình nghệ thuật không – thời gian (Nghệ thuật diễn viên, nghệ thuật múa).

2. Người ta có thể dựa vào tiêu chí tín hiệu để chia thành các loại hình nghệ thuật thính giác, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật không miêu tả…

Mỗi loại hình nghệ thuật có một hệ tín hiệu riêng, độc đáo nói lên khả năng sáng tạo của con người. Tổng thể mặt bản thể và tín hiệu có thể chia thành rất nhiều loại hình, loại thể phong phú.

* Về mặt đặc trưng, nghệ thuật có một số loại hình cụ thể sau: Kiến trúc, Nhảy múa, Am nhạc, Điêu khắc, Hội họa, Nghệ thuật ngôn ngữ-văn chương, Nghệ thuật sân khấu, Nghệ thuật điện ảnh.

Nghệ thuật ngày nay, luôn gắn liền với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Sự xâm nhập mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật vào thế giới nghệ thuật đã làm thay đổi, phong phú và đa dạng cái thế giới đầy bí ẩn và cũng tác động rất lớn vào người nghệ sỹ sáng tạo nghệ thuật.

Một phần của tài liệu BAI GIANG MY HOC MAC LENIN (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(206 trang)
w