Nội dung và hình thức của nghệ thuật

Một phần của tài liệu BAI GIANG MY HOC MAC LENIN (Trang 201 - 206)

Tác phẩm nghệ thuật là khâu quan trọng nhất của nghệ thuật, là đối tượng cảm thụ đặc biệt của cảm thụ thẩm mỹ. Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của có mục đích của con người và nền văn hoá chứ không phải là đối tượng của tự nhiên. Có thể coi tác phẩm nghệ thuật là một thế giới đặc thù trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật có trình độ hoàn thiện và biểu cảm nhất định, có nội dung phù hợp với hình thức, có khả năng tác động trực tiếp bằng hình tượng mang tính toàn vẹn – cảm tính cụ thể làm rung động cảm xúc của người xem, người đọc, người nghe khi cảm thụ nó.

a. Nội dung của tác phẩm nghệ thuật

Nội dung của tác phẩm nghệ thuật do đối tượng của tác phẩm nghệ thuật qui định. Đó chính là quan hệ thẩm mỹ của con người với thế giới hiện thực thông qua tư tưởng và chủ đề của tác phẩm nghệ thuật trong quá trình sáng tạo của người nghệ sỹ.

Nội dung của tác phẩm nghệ thuật bao gồm hai yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan là các thuộc tính thẩm mỹ của cái đẹp, cái bi, cái hài, cao cả trong cuộc sống được nghệ sỹ phản ánh vào tác phẩm theo chủ đề nhất định. Nói một cách khác, đây chính là đối tượng của nghệ thuật. Còn yếu tố chủ

quan là ý tưởng sáng tạo của người nghệ sỹ nói lên các xem xét, đánh giá và giải quyết chủ đề theo ý đồ chủ quan của nghệ sỹ.

Vấn đề tình yêu là vấn đề của bản thân cuộc sống, nhưng đồng thời nó cũng là chủ đề (đề tài) tình yêu mà người nghệ sỹ có thể lựa chọn đưa vào tác phẩm với tính cách là đối tượng phản ánh của nghệ thuật. Song quan niệm về tình yêu và cách đánh giá, giải quyết vấn đề tình yêu lại là ý đồ chủ quan của người nghệ sỹ. Chẳng hạn, Xuân Diệu – Hoàng tử thơ lãng mạn trong thi ca Việt Nam hiện đại đã viết:

Nào là tình yêu tới sẽ ra sao?

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm lòng ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu … Nào là yêu đến thành kẻ si tình:

Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì.

Nào là nỗi đau khổ bạc bẽo trên đường tình:

Yêu là chết trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu Người ta phụ, hoặc thờ ơ… chẳng biết.

Như vậy, những yếu tố cấu thành nội dung của tác phẩm nghệ thuật là tư tưởng của tác phẩm và chủ đề của tác phẩm nghệ thuật.

Tư tưởng của tác phẩm, trước hết là tư tuởng thẩm mỹ của nghệ sỹ được thể hiện thông qua tác phẩm bằng các hình tượng nghệ thuật nhất định và cũng qua đó công chúng nghệ thuật có thể cảm thụ, đánh giá được ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Lẽ tất nhiên quan niệm nghệ thuật, tư tưởng của nghệ thuật gắn bó sâu sắc với các quan niệm và tư tưởng xã hội, chính trị, đạo đức, tôn giáo.

Chẳng hạn, tư tưởng của Truyện Kiều là sự phản ánh mang tính chất khái quát thân phận của người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến bằng hình tượng cảm tính cụ thể, độc đáo qua nhân vật Thúy Kiều; là thái độ phê phán và lòng căm ghét, khinh thị bọn quan lại buôn người, dâm ô, tráo trở; là tình cảm khoan dung, nhân đạo đã mang lại cho người đọc những rung động cảm xúc, những ấn tượng, những suy nghĩ, những thương cảm về thân phận của nàng Kiều.

Chủ đề của tác phẩm phải gắn liền với tư tưởng của tác phẩm thông qua sự lựa chọn của người nghệ sỹ. Trong đó tư tưởng của tác phẩm được thể hiện thông qua nhận thức, đánh giá, sáng tạo của nghệ sỹ trong cánh đặt vấn đề giải quyết vấn đề do chủ đề đặt ra và ngược lại chủ đề làm cho tư tưởng thêm sâu sắc, tư tưởng phát triển chủ đề.

Tư tưởng và chủ đề là hai yếu tố của nội dung nghệ thuật trong quá trình sáng tạo của nghệ sỹ. Tư tưởng không thể bộc lộ ngoài chủ đề và chủ đề không thể thể hiện nếu không có tư tưởng. Chẳng hạn, tư tưởng của Truyện Kiều là phản ánh thân phận người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến thông qua chủ đề thân phận Thúy Kiều. Nhưng trong tác phẩm nghệ thuật không chỉ có một chủ đề, mà có chủ đề chính hoặc thêm nhiều chủ đề phụ. Cũng vì vậy mà trong

một tác phẩm nó có thể có rất nhiều chủ đề chính. Chẳng hạn, chủ đề chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi.

b. Hình thức của tác phẩm nghệ thuật

Hình thức là cách thể hiện nội dung của tác phẩm nghệ thuật. Nội dung và hình thức của một tác phẩm nghệ thuật là mặt thống nhất qui định lẫn nhau.

Hình thức là tổ chức, là cơ cấu bên trong của nội dung tác phẩm. Cho nên, hình thức là cách thể hiện nội dung và cách thức thể hiện đó bao gồm hai đặc điểm cơ bản. Một là nội dung của tác phẩm thể hiện bằng gì; hai là nó được thể hiện như thế nào?

Thứ nhất, để vật chất hoá và khách thể hoá nội dung của tác phẩm nghệ thuât, cần phải sử dụng những phương tiện vật chất kỹ thuật, đó là phương tiện tạo hình – biểu hiện mà nghệ sỹ dùng để thực hiện ý đồ sáng tác của mình. Để xây dựng hình thức cho một tác phẩm nghệ thuật thì nghệ sỹ có thể chỉ sử dụng một vài phương tiện vật chất – kỹ thuật phù hợp với những loại hình nghệ thuật nhất định và nó chỉ thành yếu tố của hình thức tác phẩm khi chúng được sắp xếp, tổ chức thành kết cấu, thành những nội dung nhất định trong tác phẩm nghệ thuật.

Mỗi một loại hình của nghệ thuật đều có một hệ thống các phương tiện tạo hình – biểu hiện riêng như là ngôn ngữ đặc trưng của mình. Ví dụ, ngôn ngữ đặc trưng của Am nhạc và múa có chung yếu tố ngôn ngữ là nhịp điệu. Kết cấu của nhịp điệu của âm nhạc là giai điệu, múa là động tác và nó đều mang tính ước lệ, không mô phỏng theo âm thanh hay động tác có thật trong hiện thực. Ngôn ngữ đặc trưng của sân khấuhành động (hành động hình thể, hành động tâm lý và hành động ngôn ngữ), thông qua diễn xuất của diễn viên. Hành động sân khấu là hành động kịch, hành động xung đột, nhằm biểu hiện tư tưởng của kịch. Ngoài ra nghệ thuật sân khấu còn có các phương tiện vật chất – kỹ thuật khác như âm nhạc, múa, trang trí, đạo cụ hỗ trợ cho diễn xuất của các diễn viên.

Thứ hai, ngoài những yếu tố vật chất kỹ thuật, ngôn ngữ, chất liệu để tạo hình – biểu hiện tác phẩm còn có sự liên kết chúng lại để tạo thành bố cục của tác phẩm phản ánh nội dung của nó. Hình thức của tác phẩm không chỉ là tạo dáng bên ngoài, mà còn là cơ cấu bên trong của nội dung. Chính vì vậy, yếu tố quan trọng và phổ biến của hình thức tác phẩm là bố cục, tức là cấu trúc bên trong của tác phẩm để thông qua đó bộc lộ nội dung như sự phân bố, sắp xếp các bộ phận của tạo hình – biểu hiện theo một hệ thống nhất định.

Xây dựng bố cục, tức là tìm thủ pháp và giai pháp thích hợp với tư tưởng nhằm thể hiện nội dung của tác phẩm một cách tốt nhất có hiệu quả nhất và cũng vì vậy nếu như bố cục không phù hợp sẽ làm phần quan trọng của nội dung hoặc không thể hiện đúng nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Ví du, bố cục trong hội họa bị chi phối bởi đặc điểm về thị giác, về điểm nhìn khi xem tranh, tức là phụ thuộc vào yêu cầu có tính chất tâm – sinh lý. Do vậy sự sắp xếp hình và màu sắc, sắc độ đậm, nhạt trên tranh nhằm làm rõ tính tư tưởng và ý đồ sáng tạo của họa sỹ là một quy tắc thông thường của hội họa. Tuy nhiên, tùy theo những điều kiện lịch sử nhất định, từng trường phái và từng nghệ sỹ lại có lại có cách bố cục riêng, bởi một ngôn ngữ đặc thù riêng. Chẳng hạn, phép bố cục cân xứng, hài

hòa của hội họa phục hưng, lối tả thực chính xác theo thấu thị học của hội họa hiện thực, chủ nghĩa cổ điển.

Sự đảo lộn những trật tự bố cục truyền thống, đi vào biểu hiện chủ quan là trào lưu hội họa hiện đại như chủ nghĩa ấn tượng, siêu thực, trừu tượng mà kết cấu, bố cục tuân theo nội tâm, đó mới chính là nguồn gốc của nhu cầu và khả năng sáng tạo hoặc phải vẽ cái tồn tại trong tâm hồn“Tôi”, để thoả mãn những nhu cầu thấu triệt mối liên hệ đích thực giữa con người và vũ trụ. Các nhà trừu tượng muốn đưa hội họa lên siêu việt và đem thần trí con người tạo ra một vũ trụ khác, một cõi thực thứ hai.

c. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất và đều có vị trí quan trọng đối với giá trị của tác phẩm nghệ thuật. Bởi chúng đều là cơ sở cho sự tồn tại trong tính hiện thực của một tác phẩm nghệ thuật. Trong đó nội dung qui định hình thức; mặt khác tính chất đa dạng, phong phú và mức độ hoàn thiện hay không hoàn thiện của hình thức lại qui định mức độ hoàn thiện hay không hoàn thiện của nội dung.

Khi khẳng định vai trò quyết định của nội dung đối với hình thức, thì hình thức cũng có tính tích cực đối với nội dung, khi xem xét tính phù hợp hoặc không phù hợp của nó có bộc lộ đầy đủ nội dung hoặc cũng có thể làm sai lệch nội nội dung của tác phẩm nghệ thuật. Do vậy, một tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao không chỉ do nội dung tư tưởng tiến bộ, phản ánh đúng chân lý khách quan của cuộc sống mà còn do hình thức nghệ thuật hoàn thiện, hoàn mỹ của nó.

Tính tích cực của hình thức nghệ thuật vốn là sức mạnh tiềm ẩn của trong ngôn ngữ đặc trưng mang tính đa dạng, phong phú của các loại hình, loại thể của nghệ thuật và cả những chất liệu vật chất – kỹ thuật được sử dụng trong thủ pháp của nghệ thuật. Chẳng hạn, để diễn tả tính nhậy cảm, tinh tế nhất trong thế giới tình cảm của con người thông qua năng lực phản ánh của thính giác thì có lẽ âm nhạc là thích hợp hơn cả; nhưng ngược lại nếu miêu tả tính không gian, sinh động cụ thể về thế giới của màu sắc thông qua năng lực phản ánh của thị giác thì không có gì sánh bằng hội họa.

Trong sáng tạo nghệ thuật, bao giờ nghệ sỹ cũng đi từ nội dung đến hình thức, xuất phát từ nội dung là cái tương đối ổn định và tìm kiếm những hình thức đa dạng tương ứng để biểu hiện. Trong quá trình sáng tạo của người nghệ sỹ, khi tác phẩm mới được hình thành thì nội dung đó còn nằm trong trí tưởng tượng sáng tạo, ý đồ sáng tạo của nghệ sỹ chứ chưa phải là nội dung hoàn chỉnh và nó chỉ hoàn chỉnh khi đã được thể hiện ở những hình thức thích hợp với nó.

V. Thế nào là ăn mặc đẹp Thế nào là ăn mặc đẹp

Dân giang có câu "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" câu nói này chẳng sai tí nào, cho dù bạn có thân hình của một hoa hậu nhưng ăn mặc lạc hậu, trang điểm như lọ lem thì vẫn xấu như thường.

Ăn mặc đẹp không chỉ là trang phục mà còn phải kết hợp nhiều thứ như trang điểm, làm tóc, làm móng, tướng đi, giọng nói, cách ứng xử, cách ăn uống ... những thứ này hầu như không có lớp để dạy bạn, thường thì học qua thực tế, hay gia đình dạy.

Ngoài ra bạn còn phải biết kết hợp ví dụ như trang phục nào đi với kiểu tóc nào, trang điểm ra sao, hay đôi dày nào cho phù hợp. Trong mỗi không gian và hoàn cảnh khác nhau thì mốt ăn mặc và cách đánh giá khác nhau.

Nếu bạn không biết gì hết thì có thể tham khảo một vài người mà mọi người cho là đẹp. Bạn nên chú trọng đến lứa tuổi, hình dáng bên ngoài, không gian bạn đến ... để ăn mặc cho phù hợp. Đặc biệt là cách chọn trang phục, nếu bạn biết chọn trang phục thì nó sẽ che đi khuyết điểm của bạn và tôn lên những ưu điểm của bạn. Như mâp, ốm, lùn, cao, da trắng, da đen, ... mỗi khuôn hình đều có cách chọn trang phục khác nhau.

Đôi khi bạn lại nằm trong hoàn cảnh khó khăn không đủ kinh phí để chạy theo mốt theo thời, điều này cũng không quan trọng lắm, lựa chọn tốt nhất cho bạn lúc này là tự làm mới lạ mình, làm sao cho mọi người đều chú ý đến cách ăn mặc của bạn là thành công. Nhưng không phải vậy mà ăn mặc quá lố trở thành trò cười cho người khác. Không phải lúc nào đắc tiền mới là đẹp, mà hiếm, lạ mắt nó còn hữu hiệu hơn. Mới lạ tạo nên phong cách riêng của bạn. Chúc bạn thành công.

Mặc thế nào là đẹp?

Tất cả chúng ta đều biết trang phục là một trong những yếu tố quan trọng giúp các bạn gái thành công ở nhiều lĩnh vực. Và, thật đáng tiếc nếu các bạn không nhận ra điều này. Thậm chí khi bạn có một thân hình cân đối tràn trề sức sống bạn cũng sẽ mất hết vẻ quyến rũ, duyên dáng nếu bạn không biết cách chọn trang phục hợp với thể hình của mình.

Theo Thanh Niên, trang phục có rất nhiều tác dụng, nhất là lần giao tiếp đầu tiên với một người nào đó; ấn tượng đầu tiên khó phai mờ, đặc biệt là ấn tượng về trang phục, thể hình...

Không có phụ nữ nào không đẹp, chỉ có những phụ nữ không biết làm đẹp qua trang phục thích hợp cho từng lúc, từng nơi, kể cả những nơi mình đang làm việc. Sau đây là những điều cần nhắc khi bạn chọn trang phục cho mình.

Khiếu thẩm mỹ:

Nếu bạn không tin chắc vào khiếu thẩm mỹ của mình, hãy chịu khó quan sát cách phục sức của các bạn gái khác khi các bạn đi dạo phố, xem kịch, cinema... chắc chắn bạn sẽ tìm thấy một số phụ nữ nào đó mà bạn cho là ăn mặc đẹp, thanh lịch. Kế đó bạn hãy tự phân tích xem tại sao họ lại gây cho bạn sự chú ý. Tôi nghĩ là các bạn sẽ tìm ra 2 điểm sau đây: đường nét giản dị và sự hòa

Một phần của tài liệu BAI GIANG MY HOC MAC LENIN (Trang 201 - 206)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(206 trang)
w