Chương IV CHỦ THỂ THẨM MỸ
III. Bản chất xã hội của nghệ thuật
Nói đến bản chất xã hội của nghệ thuật là nói tới tính giai cấp,, tính dân tộc, tính nhân dân, tính thời đại của nghệ thuật.
Mỹ học Mác-Lênin đã khẳng định rằng, nghệ thuật không thể tách rời tính thời đại, tính giai cấp, tính dân tộc. Nghệ sỹ không thể độc lập đối với quyền lợi của một giai cấp nhất định. Một nền nghệ thuật cách mạng của giai cấp vô sản không thể độc lập với thời đại, ngoảnh mặt trước vận mệnh của dân tộc và quay lưng lại với nhân dân.
* Trước hết, trong xã hội có giai cấp, nghệ thuật cũng như các hình thái ý thức xã hội khác đều có tính giai cấp. Cái gọi là nghệ thuật “thuần túy”, “phi giai cấp”, chủ nghĩa “nhân tính” đều là thiếu cơ sở khoa học.
Trong xã hội có giai cấp thông thường nghệ thuật không miêu tả tình yêu không giai cấp. Nghệ thuật phản ánh các quyền lợi của giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp. Cuộc đấu tranh giai cấp phát triển đến cao độ, sẽ làm cho nghệ thuật không chỉ có tính giai cấp mà còn phát triển thành tính đảng. Nói về bản chất xã hội của nghệ thuật, trong đó nguyên tắc tính đảng chính là linh hồn của nó.
Nguyên tắc tính đảng của văn nghệ do Lênin nêu ra hồi đầu thế kỷ XX, là một cống hiến lớn vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác. Hướng văn nghệ vào phục vụ những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng vô sản, Lênin đã chú trọng nhiều nhất đến tính tư tưởng của văn nghệ, vai trò chiến đấu của nghệ sĩ. Đó là một nền văn nghệ “công khai gắn chặt với các giai cấp”, giai cấp vô sản kiên quyết chống lại thứ văn học giả dối tự xưng là văn học tự do.
Gần một thế kỷ qua, nguyên tắc tính đảng của nghệ thuật do Lênin đề xuất, đã tăng cường sức mạnh chiến đấu to lớn trong nghệ thuật của toàn nhân loại. Lãnh đạo cách mạng Việt Nam trước bước ngoặt lớn của lịch sử, Đảng ta đã phát triển những nguyên tắc tính đảng của Lênin lên một tầm cao mới. Đảng ta khẳng định rằng, một tác phẩm nghệ thuật có tính Đảng vô sản sâu sắc là tác phẩm ấy phải có tính tư tưởng cao thống nhất với tính nghệ thuật cao.
Nguyên tắc tính đảng của mỹ học Mác-Lênin là tiêu chuẩn thử thách mọi chất lượng chiến đấu của tác phẩm nghệ thuật.
Yêu cầu của tính đảng về cả hai mặt tư tưởng và nghệ thuật đòi hỏi văn nghệ sỹ phải có tình cảm, tư tưởng của giai cấp công nhân và phải hướng tới cái đúng, cái tốt, cái chân chính.
Nói đến nghệ thuật là nói đến quy luật tình cảm, tính đảng của văn nghệ còn ở tính nghệ thuật cao, có nghĩa là cần thiết vận dụng một cách nhuần nhuyễn quy luật tình cảm. Hệ thống hình tượng trong nghệ thuật phản ánh một chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp là thước đo giá trị của những tác phẩm có tính đảng.
Đảng ta coi lĩnh vực cơ bản của nghệ thuật phụ thuộc vào sức mạnh cao quý và trong sáng của tình cảm nhà sáng tạo. Với lý do ấy, Đảng ta luôn luôn hướng nghệ sỹ vào khát vọng hạnh phục của nhân dân.
Theo mỹ học Mác-Lênin, người nghệ sỹ có tính đảng không những đặt toàn bộ tư tưởng của mình mà còn đặt toàn bộ sáng tạo, tìm tòi về nghệ thuật
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khi khẳng định bản chất xã hội của nghệ thuật, Đảng ta luôn luôn nhắc nhở các nhà sáng tạo tránh chủ nghĩa giáo điều trong nghệ thuật. Giữ vững bản chất xã hội của tính đảng cộng sản trong nghệ thuật, người nghệ sỹ luôn lo lắng và day dứt trách nhiệm của mình đối với nhân dân.
Nghệ sỹ sẽ được nâng cao mình, nếu tác phẩm của họ đại biểu xứng đáng với giai cấp công nhân tiên tiến và loài người tiến bộ cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật.
Mỹ học Mác-Lênin coi nguyên tắc tính đảng của nền nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa là bản chất xã hội cơ bản của nó. Nền nghệ thuật xã hội chủ nghĩa ở nước ta dựa trên cơ sở thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là ngôi sao chỉ đường và ánh sáng rực rỡ để nghệ sỹ thực hiện trách nhiệm quang vinh của mình trước thời đại, dân tộc, giai cấp, nhân dân.
My học Mác-Lênin khẳng định rằng, nghệ thuật phải bắt nguồn từ sức sống của dân tộc và khát vọng của nhân dân. Nhân dân vừa là nguồn gốc, vừa là mục tiêu của mọi hoạt động nghệ thuật chân chính.
Xuất phát từ quan điểm về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân, Lênin đã coi nghệ thuật trước hết thuộc về nhân dân. Nguyên lý này có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc. Nó công khai thẳng thắn đứng về phía Đảng vô sản, bảo vệ những thành quả sáng tạo của nhân dân và kiên quyết chống lại các thứ văn học đặc quyền, đặc lợi.
Tính nhân dân của nghệ thuật do Lênin nêu lên là một nguyên lý cách mạng. Theo nguyên lý này, nghệ thuật “phải được quần chúng nhân dân ưa thích”, “phải liên hợp được tình cảm, tư tưởng, ý chí của nhân dân, nâng họ lên một trình độ cao hơn, gây lên được và phát triển được những nghệ sỹ từ trong những quần chúng ấy”.
Đóng góp của nguyên lý tính nhân dân trong nghệ thuật của Lênin đã vạch rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật chuyên nghiệp và nghệ thuật dân gian.
Nghệ thuật chân chính bám rễ sâu sắc trong nhân dân. Văn nghệ dân gian tươi mát luôn là sinh lực cho nghệ thuật chuyên nghiệp
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấm nhuần những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin về tính nhân dân trong nghệ thuật, đã coi đó là một nguyên tắc lớn để xây dựng nền văn hóa-văn nghệ nước ta từ trước đến nay.
Trong tư tưởng về bản chất xã hội nghệ thuật của Đảng ta, tính nhân dân có quan hệ mật thiết với tính dân tộc. Các nghệ sy sinh ra và lớn lên trong cộng đồng dân tộc. Bản chất xã hội của nghệ thuật mang tính dân tộc là ở chỗ nghệ sy mang tâm hồn tình cảm, tiếng nói của dân tộc. Bản chất xã hội của tính dân tộc trong tác phẩm văn nghệ được biểu hiện tập trung nhất trong hình tượng nghệ thuật.
Đối với chúng ta, tính dân tộc của văn nghệ không đồng nhất với tính truyền thống. Dân tộc chúng ta ngày nay là dân tộc Việt Nam hiện đại. Vì vậy mà tính dân tộc trong văn nghệ thấm nhuần sâu sắc tính hiện đại.
Có thể nói, bản chất xã hội của nghệ thuật thể hiện ở tính dân tộc khi tác phẩm văn nghệ phản ánh đúng đắn hiện thực của dân tộc bằng các hình tượng nghệ thuật chứa đựng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của dân tộc, thông qua các phương tiện nghệ thuật mà nhân dân ưa thích, tiếp thu được các thành tựu tốt đẹp của truyền thống và gắn bó với tính hiện đại.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa nghệ thuật do con người tạo ra nhưng nó đã khong những không mất đi cùng với các thế hệ người tạo ra nó, mà nó còn tự xác lập được những thành tố văn hóa khách quan lưu giữ các khả năng sáng tạo trong dấu ấn của toàn bộ nền văn hóa. Sự tồn tại này thiết lập thành truyền thống văn hóa nghệ thuật trong cộng đồng dân tộc.
Trong tư tưởng văn hóa nghệ thuật Hồ Chí Minh, tính dân tộc của một nền văn hóa nghệ thuật đó là sự thống nhất trong đa dạng.
Chính sách của chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, đã liên kết toàn bộ các hoạt động sáng tạo, phổ biến, lưu trữ, hưởng thụ văn hóa nghệ thuật giữa đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Trong di sản tư tưởng văn hóa nghệ thuật Hồ Chí Minh, văn hóa nghệ thuật vừa là một mặt trận, vừa là phương thức giao cảm giữa dân tộc này với dân tộc khác. Sự phong phú thẩm mỹ của mỗi nền văn hóa nghệ thuật dân tộc còn được tạo nên bởi giao lưu văn hóa. Đó là một quy luật gìn giữ sức sống của mỗi nền văn hóa dân tộc.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tính dân tộc gắn chặt chẽ với tính thời đại, do đó “tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “Vi quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”.
Tư tưởng giao lưu văn hóa để gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc của Hồ Chí Minh xuất phát từ lòng yêu thương rộng lớn đối với con người và lý tưởng cộng đồng cao quý.
Tính dân tộc là cái gốc của văn hóa văn nghệ và tính nhân loại là hướng vươn tới phổ biến của tính dân tộc. Song, nhân tố nhan loại lại là nằm trong nhân tố dân tộc của văn hóa văn nghệ.
Là một danh nhân văn hóa, là một người có lý tưởng độc lập cho dân tộc, tự do nhân dân, hòa bình cho nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi lãnh đạo xây dựng nền văn hóa nghệ thuật mới. Việt Nam mang chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc mà đã xứng đáng vào hàng ngũ tiên phong của các nền văn hóa nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ta.
Trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa tính độc đáo dân tộc của văn hóa nghệ thuật với nền văn minh nhân loại, ngoài chính sách giao lưu văn hóa còn có năng lực sáng tạo của nghê sĩ.
Là một lãnh tụ cách mạng có tâm hồn nghê sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu tha thiết cái đẹp, cái đúng, cái tốt của dân tộc và nhân loại. Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp sâu sắc sự thông minh của nhà triết học, lòng dũng cảm của người chiến sĩ, đạo đức cao thượng của nhân dân và tài năng xuất sắc của nghệ sĩ. Nhân dân thế giới tôn vinh người là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại chính vì các hoạt động chính trị, quân sự, khoa học, giáo dục, nghệ thuật của Người vừa gìn giữ được bản sắc dân tộc, vừa mang tính phổ biến của nhân loại. Tư tưởng về tính dân tộc trong văn hóa nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đèn sáng đưa nhân dân ta tiến lên xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế nhân loại hiện nay.
Các chức năng của nghệ thuật:
* Chức năng nhận thức của nghệ thuật được biểu hiện rõ nét khi nghệ thuật phản ánh đời sống xã hội. Là một hình thái ý thức xã hội đặc thù nhờ
những hình tượng đa dạng, phong phú, nghệ thuật đã ghi lại các chiến công, cuộc chiến đấu, cái đẹp, cái xấu và mọi hiện tượng thẩm mỹ phong phú của đời sống con người.
Nhận thức và phản ánh hiện thực là hòn đá thử vàng đối với nghệ thuật tiến bộ và nghệ thuật phản tiến bộ. Nghệ thuật nào cũng mang chức năng nhận thức đời sống và mang lại cho con người các tri thức về thế giới. Nhưng có nghệ thuật đã mang lại cho chúng ta những nhận thức đúng đắn và cũng co nghệ thuật mạng lại các nhận thức sai lạc.
* Thông qua tác phẩm, nghệ thuật sẽ thực hiện một chức năng khác chức năng giáo dục của mình.
Với tư cách là một hình thái của ý thức xã hội, trong khi phản ánh hiện thực, tái hiện cuộc sống nghệ thuật đã cải tạo cuộc sống.
Chức năng giáo dục và cải tạo xã hội của nghệ thuật bắt nguồn rất sâu từ bản chất của nó. Nghệ thuật nhân ra, rút ngắn, tập hợp các lối sống phù hợp, xã hội hóa cá nhân, hình thành ý thức mới làm cho con người học hỏi được nhiều cuộc sống khác. Nghệ thuật mở đường cho con người và các dân tộc hiểu biết lẫn nhau. Nghệ thuật hướng về cái đúng, cái tốt, cái đẹp mà giáo dục con người.
Do nghệ thuật là một hình thái đặc thù của ý thức xã hội phản ánh thế giới bằng hình tượng nên nó có tác dụng nhuần nhụy mạnh mẽ đến tình cảm con người đến nỗi như một ma lực làm đê mê các cảm giác, nó được trở thành một phương tiện giáo dục khá hiệu nghiệm cho mọi lứa tuổi.
Các tác phẩm nghệ thuật có nội dung nhân đạo cao cả là những sáng tác nghệ thuật có tư cách giáo dục tốt và ngược lại các tác phẩm nghệ thuật phản động thường phản nhân đạo trong các quan hệ xã hội.
Nền nghệ thuật của chúng ta với các tư tưởng nghệ thuật tiến bộ đã thực hiện chức năng hình thành nếp sống mới, chế độ mới, con người mới với các tình cảm, đạo đức và tính cách mới trong quá trình đánh đổ một cách hệ thống các cái cũ. Vì thế nghệ thuật của chúng ta có tác động giáo dục cho nhân dân thế giới quan mới rất mạnh mẽ.
Nghệ thuật của chúng ta không chỉ giáo dục tình cảm yêu nước mà còn giáo dục tinh thần quốc tế chân chính.
* Chức năng gây khoái cảm thẩm my không thể nào thiếu được ở bất cứ loại hình nghệ thuật nào.
Do đặc trưng phản ánh bằng hình tượng, thông qua các tài năng sáng tạo của nghệ sĩ mà nghệ thuật đã mang lại cho đời sống xã hội niềm vui, sự khâm phục, khoái cảm thích thú.
Nghệ thuật sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong nghệ thuật mà cho dù cái xấu, cái thấp hèn, cái khủng khiếp tác động đến công chúng, nghệ thuật vẫn gây được trong họ những khoái cảm, những ấn tượng và nguồn vui không bao giờ quên.
Tuy nhiên, không phải nghệ thuật nào cũng gây được các khoái cảm thẩm mỹ tích cực. Nghệ thuật theo quan điểm hình thức chủ nghĩa thường phá hoại những khoái cảm đúng đắn của con người, hướng con người tới những mục tiêu lạc lõng trong cuộc sống.
Cả ba chức năng nhận thức, giáo dục và gây khoái cảm thẩm my đều liên quan mật thiết với nhau. Không có nhận thức đúng đắn về cuộc sống thì tác dụng giáo dục của nghệ thuật sẽ hết sức nghèo nàn. Không gây được khoái cảm
thì giáo dục trở thành khô khan cứng nhắc. Ngược lại, không xuất phát từ việc cải tạo cuộc sống mà chỉ gây những kích thích thỏa mãn khoái cảm đơn thuần thì nghệ thuật sẽ trở thành duy mỹ. Vì thế cả ba chức năng đó tác động lẫn nhau càng mạnh, càng sâu, càng bền trong cuộc sống con người thì bản chất xã hội của nghệ thuật càng được phát huy tác dụng mạnh mẽ. Có thể nói, nghệ thuật tiếp tục gợi mở cho con người nghe, người đọc, người xem những tình cảm và tư tưởng mới. Đó là tính liên tục, không kết thúc trong đời sống xã hội của nghệ thuật.