Chương VI: GIÁO DỤC THẨM MỸ
III. Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ, xây dựng con người trong hoàn cảnh mới
Hiểu rõ tác dụng quan trọng của việc giáo dục thẩm mỹ đến việc hình thành cá tính cao đẹp, khả năng sáng tạo, đời sống hạnh phúc của con người mới, Đảng ta không ngừng quan tâm đến việc giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho nhân dân. Từ Đại hội IV, khi nêu lên những đặc trưng chủ yếu của con người mới Việt Nam, Đảng ta đã chú ý đến lĩnh vực rất quan trọng về giáo dục tình cảm thẩm mỹ của nhân cách.
“Con người mới là con ngươi có lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa nồng nàn, kết hợp với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng. Là con người phát triển
toàn diện, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa phong phú. Là con người có tư tưởng đúng đắn, tình cảm đẹp”. Những tiêu chuẩn này về con người mới đã nói rõ tính tất yếu phải xây dựng các tình cảm mới, trong đó có tình cảm thẩm mỹ mới của nhân dân lao động. Ngày nay, chúng ta chuyển đoổi từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường, vấn đeề giáo dục thẩm mỹ ngày càng trở nên cấp thiết.
Theo quan điểm của Đảng ta, giáo dục thẩm mỹ cho con người Việt Nam hiện nay, trước hết phải quan tâm đến việc làm phong phú tình cảm thẩm mỹ cho nhân dân lao động và các tầng lớp xã hội khác. Giáo dục thẩm mỹ cho con người mới ở nước ta cần quan tâm nâng cao tình cảm thẩm mỹ đúng dắn cho mỗi con người. Nó là mục tiêu thường xuyên cần chăm sóc ở mọi lứa tuổi.
Trong cơ chế thị trường hôm nay, giáo dục thẩm mỹ cần thiết phải làm cho cái lợi dựa trên cơ sở cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Sự tương tác hài hòa giữa cái lợi với cái đúng, cái tốt, cái đẹp là một mục tiêu quan trọng của giáo dục thẩm mỹ của chúng ta hiện nay.
Để xây dựng con người mới về mặt tình cẩm thẩm mỹ, trước hết phải xây dựng trong mỗi con người nhưững tình cảm chính trị vững vàng của giai cấp công nhân.
Tình cảm thẩm mỹ mới còn được xây dựng trên cơ sở tình cảm đạo đức mới. Đó là đạo đức của giai cấp công nhân, nhận thức được tất yếu, xây dựng mối quan hệ bình đẳng, đồng chí, anh em. Nguyên tắc của nó là “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Đó là tư tưởng đạo đức khoan dung của Hồ Chí Minh, làm cho cái thiện thắng cái ác trong mỗi con người.
Tình thương yêu giữa những người lao động, đức tính cần cù sáng tạo, tình cảm lạc quan, yêu đời là cơ sở của các tình cảm thẩm mỹ.
Giáo dục thẩm mỹ theo quan điểm của Đảng ta phải tôn trọng các thành tố riêng của tình cảm thẩm mỹ, khi gắn nó với các tình cảm chính trị, tình cảm đạo đức.
Giáo dục thẩm mỹ trước hết là giáo dục các nhu cầu lành mạnh về cái đẹp. Nhu cầu thẩm mỹ thuộc chủng hệ nhu cầu xã hội. Đó là các nhu cầu thuần túy người. Nó là trạng thái cần thiết đòi thỏa mãn các thiếu hụt về thẩm mỹ mà trung tâm là thỏa mãn việc hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp. Mọi nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh đều gắn với sản xuất.
Xât dựng tình cẩm thẩm mỹ cho con người mới còn là quá trình xây dựng những thị hiếu thẩm mỹ mới, phong phú, lành mạnh. Thị hiếu thẩm mỹ làm cho con người có khả năng phát hiện nhanh, nhạy những cái mới lành mạnh cần cổ vũ, cái cũ lạc hậu cần xóa bỏ.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, một mặt chúng ta phải chống các thị hiếu lạc hậu, bảo thủ coi cái giản dị đồng nhất với cái thô kệch thiếu văn minh, mất văn hóa; mặt khác chúng ta phải chống cả các thị hiếu thực dụng, hưởng thụ thấp hèn.
Thị hiếu thẩm mỹ mà nền giáo dục của chúng ta hướng vào xây dựng là thị hiếu lành mạnh, phát triển trên cơ sở định hướng xã hội chủ nghĩa và thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Làm hình thành một khả năng sáng tạo phong phú, để ngay từ bây giờ mỗi người đều có ý thức công dân dũng cảm vượt qua mọi khó khăn trên con đường vất vả, khó khăn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó chính là nhiệm
vụ thứ ba của sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ nhằm làm hình thành những khả năng đầy tính năng động tự giác trong con người mà biểu hiện tập trung của nó là khả năng sáng tạo những cái đẹp mới cho cuộc sống chúng ta.
Giáo dục thẩm mỹ dù trong điều kiện cơ chế thị trường chúng ta cũng phải hướng vào việc xây dựng các khả năng sáng tạo. Hạt nhân quan trọng của yếu tố sáng tạo là lòng say mê, niềm vui trong lao động. Giáo dục thẩm mỹ cần hướng vào các hoạt động sáng tạo tức là hướng vào một nhu cầu cao hơn nhu cầu tiêu thụ. Đây là nhu cầu vừa đi sâu vừa biến đổi đối tượng để tạo nên những đối tượng mới theo các phương thức hợp lý.
Đối với chúng ta, mục đích khởi đầu của giáo dục thẩm mỹ là xây dựng những tình cảm tốt đẹp mà mục đích sau cùng của nó là xây dựng con người phát triển toàn diện.
Tiền đề của giáo dục thẩm mỹ là vì con người. Và mục tiêu đạt đến của giáo dục thẩm mỹ cũng vì các giá trị của con người.
Trong qua trình xây dựng con người mới ở Việt Nam, ngay từ giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục thẩm mỹ của chúng ta mang noi dung nhân đao sâu sắc chính là ở chỗ, trong khi lối sống thực dụng đẩy con người chìm đắm vào tiêu dùng, thì chúng ta cần mang những giá trị văn hóa lành mạnh cao quý để xây dựng lối sống đẹp mang bản sắc dân tộc hiện đại.
Hiện nay chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục thẩm mỹ ở nước ta sẽ tạo khả năng lớn nhất cho con người làm chủ khoa học, công nghệ, loại dần các mặt lạc hậu trong cuộc sống, chuẩn bị tốt nhất cho xã hội nagỳ càng được phát triển hài hòa vì những giá trị cao quý của con người.
Sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ của chúng ta không hoàn toàn có tính chất trường quy, nhưng các định hướng trong nhà trường là quan trọng và hết sức quan trọng cho mọi sự phát triển đúng đắn về mặt thẩm mỹ cho tuổi trẻ.
Giáo dục thẩm mỹ phải luôn đứng vững trên lập trường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là lập trường có tính nguyên tắc của chúng ta.
Cùng với các hình thức giáo dục thẩm mỹ bằng và trong lao động, điển hình người tốt, việc tốt có một ý nghĩa giáo dục nhiều mặt trong đó có mặt thẩm mỹ.
Lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta hiểu rõ sức mạnh kỳ diệu của nghệ thuật trong việc bồi dưỡng thế giới quan, đạo đức và tình cảm thẩm mỹ cho con người mới. Nếu nghệ thuật là một phương tiện giáo dục thẩm mỹ, nó có thể đồng giải quyết cả một phức thể những vấn đề mà mục tiêu giáo dục của chúng ta đặt ra:
1. Nghệ thuật giúp cho giáo dục trí tuệ phong phú nhiều hơn. Vì thế nghệ thuật đã làm cho con người hiểu biết thế giới một cách tổng hợp các tri thức của những nhà kinh tế học, thống kê học, khoa học của thời đại cộng vào.
2. Âm nhạc, hội họa, thi ca khi ghi lại các xung đột của xã hội nó đã được nâng lên tầm văn hóa. Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật là một phương tiện của van hóa.
3. Nghệ thuật không chỉ thực hiện những mục đích về giáo dưỡng mà còn thực hiện cả các mục đích sư phạm nữa.
4. Giáo dục nghệ thuật là bộ phận hữu cơ rất quan trọng của giáo dục đạo đức. Giáo dục nghệ thuật có chức năng điều chỉnh và tự điều chỉnh về đạo đức.
5. Khoái cảm do nghệ thuật mang lại là chiếc chìa khóa duy nhất mở ra những điều kỳ diệu của con người, loài người. Nó thức tỉnh con người ở mọi tình cảm làm cho tâm hồn con người tràn ngập những nội dung khác nhau của cuộc sống, tạo ra muôn vàn liên tưởng sáng tạo. Vì thế, việc giáo dục nghệ thuật luôn thức tỉnh đời sống tinh thần, tâm linh của con người, làm cho thị hiếu của cá nhân thêm phong phú.
Thực tế cho thấy, giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật không chỉ làm phong phú tư duy khoa học mà còn làm tăng trí tuệ cho tư duy nghệ thuật. Vì vậy, giáo dục nghệ thuật không chỉ là giáo dục cho một hình thức tư duy nào.
Để cho sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ của nhân dân ta có hệ thống, có tính liên tục, toàn diện thì việc giáo dục my học Mác-Lênin có thể coi như một biện pháp không thể thiếu.
Việc nghiên cứu và giảng dạy mỹ học Mác-Lênin ở nước ta được tiến hành hơn 40 năm qua. Nó góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp bồi dưỡng các khả năng sáng tạo và thụ cảm cho nhân dân. Hiện nay việc giảng dạy và phổ biến mỹ học Mác-Lênin trong cả nước đã được chú ý đặc biệt.
Ngoài các hình thức giáo dục thẩm mỹ bằng và trong lao động, bằng gương người tốt, việc tốt, bằng và trong nghệ thuật, bằng mỹ học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta rất quan tâm đến việc chuyển tải các hình thức giáo dục này bằng nhiều phương thức trong đó có phương thức rất quan trọng là truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, nhiều phương tiên truyền thông đại chúng hiện đại đã chuyển tải vào nước ta các thông tin thẩm mỹ chưa phù hợp với quá trình phát triển của xã hội ta. Vì thế, trong văn kiện Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Không ngừng nâng cao trình độ chính trị và nghề nghiệp, chất lươợng tư tưởng, văn hóa của hệ thống truyền thông đại chúng. Khắc phục xu hướng thương mại hóa trong hoạt động báo chí, xuất bản. Chăm lo đặc biệt về định hướng chính trị, tư tưởng, văn hóa, cũng như về kỹ thuật hiện đại đối với truyền hình là loại báo chí có ưu thế lớn, có sức thu hút công chúng đông đảo”.
Lịch sử mỹ học Trung Hoa thời phong kiến LỜI NÓI ĐẦU
Ở Khoa Ngữ văn các Trường Đại học Đa ngành, mỹ học được coi là một trong những môn học cơ sở hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu văn chương.
Cũng như bất cứ ngành khoa học nào khác, chúng ta cần tìm hiểu mỹ học từ hai phương diện: cấu trúc và lịch sử. Bởi vậy, trong chương trình mỹ học, phần Nguyên lý my học và phần Lịch sử my học đều đồng thời được coi trọng.
Đáng tiếc là ở nước ta hiện nay vẫn chưa có bộ giáo trình mỹ học chính thức nào khả dĩ đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng tăng của sinh viên. Đặc biệt, tài liệu phục vụ cho việc học tập và giảng dạy phần Lịch sử my học nhất là Lịch sử my học phương Đông còn rất tản mạn và thiếu thốn. Cho nên hiện nay việc biên soạn một bộ giáo trình mỹ học hoàn chỉnh thực sự là một đòi hỏi cấp thiết không chỉ đối với bất cứ trường đại học có xu hướng đa ngành nào. Do vậy, Tổ bộ môn Lý luận – Mỹ học thuộc khoa Ngữ văn mạnh dạn viết bộ giáo trình này. Mở đầu là tập Lịch sử my học Trung Hoa thời phong kiến do PGS – TS. PHẠM QUANG TRUNG, Chủ nhiệm Bộ môn biên soạn.
Công việc bước đầu lớn lao và phức tạp này chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều đóng góp quý báu của các nhà mỹ học và các bạn đồng nghiệp xa gần.
Đà Lạt, tháng 5/ 1986
TỔ BỘ MÔN LÝ LUẬN – MỸ HỌC
Mỹ học Trung Quốc trong xã hội chiếm hữu nô lệ chưa có gì đáng kể.
Nhưng trong suốt mấy ngàn năm phong kiến nó luôn tiến triển và đã ghi được nhiều thành tựu khả quan. Đối với lịch sử mỹ học nhân loại, tư tưởng thẩm mỹ của Trung Quốc thời này giữ một vai trò đặc biệt. Do hoàn cảnh lịch sử riêng quy định, mỹ học Trung Quốc có nhiều điểm độc đáo khác biệt với mỹ học phương Tây. Trung Quốc lại là một nước lớn, có nền văn minh lâu đời.
Ảnh hưởng của nền văn hóa, văn minh cổ Trung Hoa tới các nước châu Á, nhất là các nước Đông Nam Á thật rõ rệt và sâu sắc. Việc nghiên cứu mỹ học Trung Quốc vì vậy vừa để nhận thức một nền mỹ học đặc sắc vừa nhằm góp phần tìm hiểu mỹ học và nghệ thuật các nước châu Á trong đó có Việt Nam chúng ta.
Suốt mấy ngàn năm diễn biến, về mặt cấu trúc, mỹ học Trung Quốc rất phong phú và phức tạp. Có nhà nghiên cứu đã đơn giản quy tư tưởng mỹ học Trung Quốc vào tư tưởng mỹ học của Nho giáo. Hơn thế, có người chỉ nhắc tới vài nguyên lý cứng nhắc “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí”… Đành rằng, đó là khuynh hướng thẩm mỹ lớn và những nguyên tắc thẩm mỹ quan trọng. Nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn không đơn giản như vậy. Có thể nói lịch sử mỹ học Trung Quốc là lịch sử diễn biến, phát triển vừa thống nhất vừa đối lập của nhiều quan niệm khác nhau, phản ánh tương quan giai cấp phức tạp của xã hội Trung Quốc trong mấy ngàn năm lịch sử. Các xu hướng mỹ học sau đây đặc biệt nổi lên: QQqu- Quan điểm my học Nho gia:
- Quan điểm my học Nho giáo. Đó là quan điểm thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của giai cấp thống trị giữ địa vị độc tôn.
- Quan điểm my học Lão gia và Phật gia. Về cơ bản, quan niệm này đượm mầu “xuất thế”, xa rời, thậm chí thoát ly hiện thực và quần chúng.
- Độc lập và ít nhiều ảnh hưởng qua lại với hai khuynh hướng trên là quan điểm my học hiện thực và nhân dân. Đó là quan điểm trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh đời sống và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động, là điểm sáng nhất trong tư tưởng thẩm mỹ của Trung Quốc thời trung đại.
Về mặt lịch sử, qua mỗi thời kỳ, các khuynh hướng trên đều diễn biến quanh co, phức tạp. Ví như, mỹ học Nho gia. Nhiều người lầm tưởng rằng tư tưởng mỹ học của Nho giáo qua các triều đại là thống nhất và thuần nhất. Thực ra, có nhiều điểm khác biệt, thậm chí đối lập trong quan niệm thẩm mỹ của Hán Nho, Đường Nho nhất là Tống Nho so với quan điểm thẩm mỹ của Khổng – Mạnh. Sau đây, ta đi vào tìm hiểu thời kỳ đầu tiên, thời kỳ đặt nền tảng cho sự diễn biến, phát triển của tư tưởng mỹ học Trung Quốc mấy ngàn năm về sau.
CHƯƠNG I