Các đặc trưng cơ bản của thị hiếu thẩm mỹ

Một phần của tài liệu BAI GIANG MY HOC MAC LENIN (Trang 146 - 198)

Chương II CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT

II.2. Các cách phân loại nghệ thuật hiện đại

II.2.5. Dựa vào một số tiêu chí khác

2. Các đặc trưng cơ bản của thị hiếu thẩm mỹ

- Thị hiếu thẩm mỹ là sự đánh giá trực tiếp, tức thời hoặc là sự phản ứng mau lẹ

Đặc điểm nổi bật của thị hiếu thẩm mỹ nó thể hiện trong hình thức đánh giá trực tiếp, tức thời hoặc là sự phản ứng mau lẹ đối với các hiện tượng thẩm mỹ của cuộc sống và nghệ thuật. Đối với những hiện tượng thẩm mỹ của cuộc sống, con người có khả năng đánh giá trực tiếp về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài cái cao cả; vì rằng chúng liên quan trực mật thiết với đời sống con người, là một giá trị xã hội rộng rãi và lại thể hiện trong các sự vật, hiện tượng cá biệt, có hình tượng cụ thể cảm tính.

Nghệ thuật với những hình tượng cụ thể cảm tính – sinh động, có tính khái quát và điển hình hoá luôn mang lại cho người đọc, người nghe, người xem có thể biểu lộ sự đánh giá trực tiếp, tức thời bằng sự phản ứng mau lẹ gần như bản năng của chủ thể thẩm mỹ.

Thị hiếu thẩm mỹ là sự đánh giá trực tiếp, tức thời bao hàm sự tổng hợp các yếu tố tình cảm – lý trí – kinh nghiệm phán đoán, đánh giá các hiện tượng thẩm mỹ.Cần phải xác định tính chất trực tiếp của phán đoán thị hiếu thẩm mỹ cũng chỉ có tính chất tương đối. Phán đoán thị hiếu là kết quả của sự tác động qua lại giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhưng nó không bó hẹp trong cảm xúc thuần túy hoặc tư tưởng thuần túy. Mặc dầu sự biểu lộ sự

đánh giá thị hiếu thẩm mỹ mang tính trực tiếp, cụ thể – cảm tính, nhưng trong sự đánh giá này luôn là những cảm xúc, cảm nghĩ trong sự thống nhất của tình cảm – lý trí – kinh nghiệm sống của chủ thể đánh giá thị hiếu thẩm mỹ.

Qua sự đánh giá “thích” hoặc “không thích” có biểu lộ những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ nhất định về những đối tượng thẩm mỹ không chỉ đơn thuần chỉ do ý thích, tình cảm riêng tư của cá nhân, mà chủ yếu là do ý thức chính trị, nhân sinh quan, quan điểm đạo đức, lý tưởng thẩm mỹ và trình độ văn hoá chung của mỗi cá nhân. Thật khó giải thích được tại sao tôi thích cái này, anh thích cái kia, nhưng trong nghệ thuật thì không thể chỉ do sở thích cá nhân mà do thị hiếu thẩm mỹ của mỗi cá nhân và tại sao chỉ là những thị hiếu thẩm mỹ đó mà không phải là một cái gì khác? Điều này chỉ có thể giải thích là thị hiếu cá nhân có tính xã hội.

Sẽ không đúng nếu nghĩ rằng sự phản ứng mau lẹ trong phán đoán thị hiếu lần đầu chúng ta hoàn toàn dựa vào tình cảm trực tiếp gần như bản năng, còn phán đoán lần sau hoặc tiếp theo chúng ta mới dựa vào lý trí. Thực ra qua thời gian, do kinh nghiệm và quá trình tích lũy những kinh nghiệm, những giá trị thẩm mỹ đã tạo thành tính ổn định trong thị hiếu. Chính tính ổn định này đã giúp cho chủ thể thẩm mỹ phản ứng mau lẹ, đúng đắn trước các hiện tượng thẩm mỹ xảy trong cuộc sống và trong nghệ thuật.

- Thị hiếu thẩm mỹ có tính cá biệt và xã hội

Những phán đoán và đánh giá thị hiếu thẩm mỹ bao giờ cũng mang tính chất cá nhân – tình cảm không lặp lại. Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của thị hiếu thẩm mỹ trong xã hội. Trong thị hiếu thẩm mỹ, ở mỗi người đều mang sự thích thú cá nhân và phản ứng trực tiếp, tức thời, mau lẹ trước các đối tượng thẩm mỹ. Người thích sân khấu, kẻ yêu ca nhạc, người mê thơ, văn chương, hội họa; lại có người thích chơi hoa, chim cảnh. Thậm chí trước các hiện tượng thẩm mỹ cụ thể, mỗi cá nhân lại rung động có những cảm xúc, cảm nghĩ khác nhau, vì nó thường phụ thuộc vào trạng thái tâm lý tình cảm cá nhân lúc cảm thụ, đánh giá.

Mặc dù thị hiếu thẩm mỹ mang tính cá nhân, song những phán đoán, đánh giá thị hiếu thẩm mỹ lại bị chi phối bởi những quan điểm thẩm mỹ, quan điểm chính trị, đạo đức, triết học và suy cho cùng chính tính xã hội của thị hiếu thẩm mỹ lại có ý nghĩa định hướng những giá trị của mỗi cá nhân thành giá trị chung của toàn bộ xã hội. Do đó, xây dựng một thị hiếu thẩm mỹ tốt thì giáo dục thẩm mỹ luôn phải gắn bó trực tiếp, chặt chẽ với giáo dục kiến thức, chính trị, đạo đức, triết học, khoa học, tôn giáo.

Tính xã hội của thị hiếu thẩm mỹ là tính giai cấp, dân tộc. Trong xã hội có giai cấp thì thị hiếu thẩm mỹ mang tính giai cấp. Vì nó phản ánh tình cảm, thị hiếu, quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ của giai cấp khác nhau. Mỗi giai cấp đều có mục đích riêng, tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ mang đậm tính mục đích và lợi ích của giai cấp. Sẽ không đúng nếu chúng ta cho rằng thị hiếu không liên quan trực tiếp đến đấu tranh xã hội; mà ngược lại, những xung đột chính trị, thực chất đó chính là những biểu hiện tập trung của tập đoàn xã hội này, hay tập đoàn xã hội khác trước những hiện tượng thẩm mỹ nổi bật trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật. Lợi ích của các giai cấp khác nhau

không chỉ được củng cố bằng các thiết chế chính trị, lập pháp, hệ tư tưởng thống trị, mà còn có sự tham gia khẳng định những tiêu chí thẩm mỹ.

Tính giai cấp của thị hiếu thẩm mỹ không có nghĩa là sự thẩm định thẩm mỹ bao giờ cũng đối kháng nhau, có cái đẹp phổ biến thì cũng có thị hiếu phổ biến, còn yếu tố khác nhau là ở sự lựa chọn giá trị thẩm mỹ, là do lợi ích giai cấp qui định.

Do điều kiện tự nhiên và sinh hoạt xã hội mà mỗi dân tộc hình thành những phong tục tập quán riêng biệt. Các tình cảm – xúc cảm, cách nghĩ của mỗi dân tộc đều in đậm dấu ấn của nền kinh tế, lãnh thổ, ngôn ngữ, văn hoá và lịch sử hình thành nên thị hiếu thẩm mỹ của các dân tộc.

Đất nước ta luôn đương đầu với hiểm họa thiên nhiên và ngoại xâm, từ đó người Việt Nam hình thành nên tình cảm thiết tha yêu quê hương đất nước, yêu con người và thiên nhiên, trân trọng những đức tính cần cù, giản dị, kiên cường, bất khuất. Thị hiếu thẩm mỹ Việt Nam hình thành lâu đời trong môi trường thiên nhiên – xã hội – văn hoá.

Do ảnh hưởng của nền nghệ thuật truyền thống, trữ tình và anh hùng ca, người Việt Nam có tâm hồn tế nhị, nhạy cảm, nhuần nhụy. Khi nói đến con người Việt Namdũng cảm trong chiến đấu, thông minh trong lao động;

có tâm hồn phong phú, yêu đời, lạc quan, trào lộng; nhạy cảm về thị hiếu thẩm mỹ, phê phán cái xấu, khuyến khích cổ vũ cái đẹp.

Thị hiếu thẩm mỹ truyền thống của con người Việt Nam là một thị hiếu tinh tế hướng tới cái thanh tao, trang nhã gắn với thiên nhiên, hoà vào thiên nhiên, hướng tới một cái đẹp bình dị, hồn nhiên yêu đời như bản thân cuộc sống vốn rất vất vả, nhưng yêu lao động, yêu thiên nhiên và yêu con người. Thị hiếu về mầu sắc: thích mầu sắc dịu dàng, nhẹ nhàng, sáng sủa, thanh nhã, hài hoà, ưa thích những mầu sắc của thiên nhiên có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Chính vì vậy, nghệ thuât chơi hoa cũng tương ứng với mằu sắc nhẹ nhàng có gam mầu nhạt và thanh vốn có của thiên nhiên. Thị hiếu về âm thanh, nhịp điệu: thích giai điệu êm ả, dịu dàng, mượt mà nhưng lắng đọng có âm sắc từ thiên nhiên, rút ra từ chất liệu thiên nhiên để tạo ra nhưng nhạc cụ truyền thống như: đàn nhị, đàn tranh, đàn nguyệt cầm, đàn bầu, sáo trúc mà âm huởng của nó khi vang lên có âm hưởng của gió, của mưa, của tiếng sóng vỗ, tiếng chim hót như lan toả, như vang vọng đâu đó hơi thở của cuộc sống.

Kinh tế thị trường, cố nhiên, cũng đòi hỏi một hệ giá trị và những chuẩn mực mới thích ứng với nó. Bởi vậy, nghệ thuật tham gia việc mở rộng hệ giá trị tinh thần của dân tộc bao gồm cả sự du nhập những tinh hoa của nhân loại, những giá trị phổ biến của thời đại là tất yếu. Nhưng cũng cần phải thấy rằng sự tiếp thu những giá trị tinh thần qua kết qủa của giao lưu văn hóa, nghệ thuật với nước ngoài, thực sự có ý nghĩa trong chừng mực chúng hòa nhập vào bảng giá trị tinh thần dân tộc như những thành tố hữu cơ. Nói cách khác, chỉ có thể tiếp nhận những giá trị, những chuẩn mực giá trị bên ngoài nào mà sự hiện diện của chúng không phá vỡ sự ổn định và tính hiện đại của những giá trị truyền thống. Đồng thời, cần phát huy và nâng cao, đổi mới những giá

trị truyền thống, khắc phục những cái đã lỗi thời, những phản giá trị ngoại nhập.

Phát huy những giá trị thẩm mỹ truyền thống, một mặt phải xét đến thành quả được kết tinh trong truyền thống dựng nước và giữ nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Nhân dân ta luôn đưa cả trí tuệ, tài năng và tâm hồn vào qúa trình lao động và sáng tạo để tạo ra những sản phẩm vật chất mỗi ngày một tốt hơn, tiện lợi hơn và đẹp hơn.

Qúa trình đó luôn in đậm dấu ấn của đức tính cần cù, thông minh, khéo léo với óc thẩm mỹ tinh tế rất đặc thù của con người Việt Nam. Nhưng ở qúa trình đó cũng phải thấy được những mặt hạn chế của những khuôn mẫu đã định sẵn trong các dấu ấn của những kinh nghiệm, những thói quen tâm lý, phong tục tập quán của truyền thống.

Góp phần tìm hiểu phạm trù "Cái đẹp"

Trong lịch sử tư tưởng mỹ học

Ths. Bùi Khắc Hằng

Trường Chính trị Thanh Hoá

Sự vận động và phát triển của xã hội loài người luôn hướng tới "Cái đẹp" và không ngừng hoàn thiện " Theo qui luật của cái đẹp". "Cái đẹp" luôn là định hướng giá trị cho sự phát triển xã hội loài người trong các thời kỳ lịch sử . Vậy bản chất, mạch nguồn của "Cái đẹp" là gì, quá trình hình thành, vận động và phát triển của nó như thế nào? Bài viết này góp phần tìm hiểu về " Cái đẹp"

trong lịch sử tư tưởng mỹ học- Xin được trao đổi với đồng nghiệp và những ai quan tâm

"Cái đẹp" đã được đề cập rất sớm trong lịch sử tư tưởng mỹ học . Trên cơ sở của sự phát triển ý thức thẩm mỹ do lao động đem lại, vào khoảng giữa thời kỳ đồ đá cũ, con người đã có "Tình cảm với cái đẹp" được biểu hiện trong các công cụ lao động và sinh hoạt cộng đồng, như: Dáng vẻ, khối lượng, màu sắc, nhịp điệu, sự đối xứng, hòa hợp ...

Sự phát triển của ý thức thẩm mỹ được hình thành và phát triển rõ nét nhất ở các "Cái nôi" của nền văn minh nhân loại. Đó là nền văn minh: Ai Cập cổ đại, Babilon, Hy Lạp cổ và Trung hoa cổ đại. Trong trường ca của Hôme, heôt người ta bắt gặp các từ "Đẹp", "Vẻ đẹp" và sự "Hài hòa".

Theo phái Pitago sử dụng các khái niệm "Hài hòa", "Hoàn thiện",

"Đẹp" như những phạm trù phổ biến có nội dung quan hệ số lượng, được tính toán một cách "Vật chất". Tuy nhiên, do tuyệt đối hóa số lượng và tách nó ra khỏi những sự vật, vật chất, xem quan hệ số lượng trừu tượng là bản chất của sự hài hòa và cái đẹp trong các sự vật. Như vậy, phái Pitago đã đi đến những quan điểm mỹ học duy tâm.

Người sáng lập phép biện chứng duy vật cổ Hy Lạp Hêracrit đã xem sự hài hòa là cơ sở khách quan của "Cái đẹp" và cũng là thuộc tính khách quan của vật thể. Đối với Đêmôcrit, nhà triết học duy vật cổ sáng lập nguyên tử học, bản chất của cái đẹp được xác định ở độ, sự cân đối, sự hài hòa của các sự vật và hiện thực. Đối với Platôn, cái đẹp mang "Tính tuyệt đối", bất biến, vĩnh hằng;

cái đẹp là "ý niệm tự nhiên, siêu cảm tính", tồn tại đích thực ở ngoài chủ thể thẩm mỹ và hiện thực khách quan. Để chống lại triết học và mỹ học Platôn, Arixtôt xem "Tính hòa hợp, tính cân đối, tính xác định" là những dấu hiệu cơ bản của vẻ đẹp. Arixtôt, cũng xếp "Tính toàn vẹn" và "Kích thước nhìn chung"

vào số những dấu hiệu của phạm trù "Cái đẹp". Mỹ học duy vật của Arixtôt đã cố gắng tìm ra cơ sở khách quan của cái đẹp ngay trong hiện thực và đã chú ý đến những điều kiện của sự tri giác chủ quan về cái đẹp.

Trong chế độ phong kiến Trung cổ Phương Tây, mỹ học thần bí, tôn giáo của Avguxtin và Tôma ở Acvinô giữ vai trò thống trị tư tưởng mỹ học đương thời. Đối với Avguxtin, Chúa là cái đẹp (vẻ đẹp) vĩnh cửu, siêu cảm và tuyệt đối. Còn Tôma ở Acvinô cho Chúa là cội nguồn của mọi vẻ đẹp trong vạn vật.

Văn hóa Phục Hưng, "Một cuộc đảo lộn tiến bộ lớn nhất "(Ănghen), đã xác định những quan niệm duy vật về phạm trù "Cái đẹp" . Các nhà tư tưởng của "Văn hoá phục hưng"như: Anberti, Leônarđô, Vintsi, Ghiberti với cách nhìn phân tích lôgic, đã xem con người và thế giới tự nhiên là cơ sở khách quan của sự hài hòa, cân xứng hợp lý. "Cái đẹp" được xem là thuộc tính khách quan vốn có của thế giới hiện thực. Đối với các nhà "Văn hoá Phục Hưng", sự hài hòa giữa ý chí, tài năng "khổng lồ" và sức mạnh tự nhiên trong con người tự do là cái đẹp cần có, cái đẹp lý tưởng của nhân loại.

Mỹ học của chủ nghĩa cổ điển, tiêu biểu là Puxen và Boalô, đã tách cái đẹp khỏi cơ sở vật chất, xem sự hài hòa là cái ở bên ngoài thuộc tinh thần được đưa vào để điều chỉnh vật chất và luôn luôn có cái tuyệt đối, bất biến. Chuẩn mực về cái đẹp nghệ thuật của mỹ học Phục Hưng được thay thế bằng những quy tắc giáo điều, xơ cứng xuất phát từ những quan niệm duy tâm chủ quan hoàn toàn thoát ly thực tiễn sáng tạo nghệ thuật và đời sống xã hội.

Trong thế kỷ ánh sáng, Hôgart, Điđrô đã nêu ra những quan niệm duy vật về phạm trù cái đẹp; cái đẹp gắn liền với các thuộc tính vật chất và các mối liên hệ giữa các sự vật duy vật và hiện tượng trong hiện thực, trong đó sự hài hòa bao hàm sự thống nhất. Trái lại, khuynh hướng duy tâm chủ quan của Hium và Bercli xem cái đẹp chỉ nằm trong xúc cảm thuần túy của con người.

Mỹ học cổ điển Đức đưa ra những luận điểm duy tâm về cái đẹp. Kant xem cái đẹp chỉ thuộc về chủ quan của chủ thể và được xác định như một cái gì đó "Hoàn toàn tự do" và "Hình thức thuần túy". Theo Kant: Cái đẹp không nằm trên đôi má hồng của thiếu nữ, mà nằm trong đôi mắt của kẻ si tình. Hêghen phân tích cái đẹp như là một biểu hiện cảm tính của ý niệm; cái đẹp của tự nhiên là hình thức ý tưởng thấp nhất, "Cái đẹp" trong tự nhiên là sự phù hợp với ý niệm, tức là có "Cái đẹp hiện thực", Phải có căn nguyên từ "Cái đẹp" trong "ý niệm tuyệt đối".

Trái với những quan niệm biện chứng duy tâm của Hêghen, Tsetnưsevxki đã khám phá ra những cơ sở hiện thực của cái đẹp là cuộc sống con người, đồng thời đặc biệt chú ý sự quy định của những điều kiện xã hội đối với quan hệ thẩm mỹ của con người.

Trong tư tưởng về "Cái đẹp" của các trường phái mỹ học Tư sản hiện đại đáng chú ý một số quan niệm sau đây :

- Cái đẹp là sự thể hiện đam mê bản năng của con người, chủ yếu là đam mê tính dục (Chủ nghĩa Frod)

- Cái đẹp với tư cách một phạm trù chỉ là một công cụ kinh nghiệm, cái gì đáp ứng được khoái cảm riêng tư, thỏa mãn lợi ích cá nhân và nhu cầu sinh học đều được xem là đẹp (Chủ nghĩa thực dụng).

- Thế giới tồn tại nói chung và đời sống cá nhân con người nói riêng không có cái đẹp, không thể xác định được cái gì là đẹp hoặc là xấu, cũng như không thể nhận thức được cái đẹp (Chủ nghĩa hiện sinh).

Theo quan niệm của C. Mác và Ph. Anghen, phạm trù "Cái đẹp"

được thể hiện ở những nội dung sau:

- Thứ nhất, Phạm trù "Cái đẹp" phản ánh bản chất, mối quan hệ có tính quy luật của cái thuộc tính, các yếu tố cấu trúc bên trong của sự vật. Phạm

Một phần của tài liệu BAI GIANG MY HOC MAC LENIN (Trang 146 - 198)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(206 trang)
w