Theo một số tác giả [4], [78]. Nội soi phế quản ở bệnh nhân GPQ hoặc nghi có GPQ là cần thiết nhằm đánh giá mức độ tổn thương trong lòng PQ;
mức độ tổn thương do viêm, đánh giá tình trạng niêm mạc PQ như viêm teo, xung huyết phù nề hoặc dầy sần... Soi PQ bệnh nhân GPQ còn nhằm đánh giá sự biến dạng của lòng PQ như giãn, hẹp, xoắn vặn phế quản; soi PQ để xác định vị trí chảy máu và đặc biệt soi PQ để bơm rửa phế quản - phế nang hút bỏ đờm mủ trong lòng phế quản, giải phóng các cục đờm, các nút nhầy bít tắc phế quản. Qua soi PQ còn hút dịch phế quản và dịch rửa phế quản xét nghiệm đánh giá nguyên nhân nhiễm khuẩn.
* Đặc điểm dịch rửa phế quản
Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi đều được tiến hành soi phế quản ống mềm tại khoa Khám bệnh Yêu cầu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Kết quả (bảng 3.12) cho thấy đặc điểm dịch rửa PQ: dịch đục chiếm 56,3%, dịch có máu là 27,3%, dịch trong chiếm 16,4%. Dịch rửa đục là bằng chứng hình ảnh đại thể của nhiễm khuẩn phổi - phế quản.
Lý Tuấn Hồng (2008) nghiên cứu 48 bệnh nhân GPQ được xét nghiệm dịch rửa PQ thấy dịch mủ chiếm tỷ lệ cao nhất 35,3%, dịch máu 29,4%, dịch trong và dịch đục có tỷ lệ như nhau đều là 20,6% [10]. Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của chúng tôi nhưng có sự chênh lệch về mặt tỷ lệ. Nguyễn Thị Thu Trang (2013) dịch mủ là 43,1%, dịch máu là 12,4% dịch đục 19,8%, dịch trong 24,7% [27]. Kết quả dịch máu, dịch đục thấp hơn nhưng dịch trong chiếm tỷ lệ cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.
* Kết quả nuôi cấy dịch rửa PQ
Để xác định căn nguyên vi sinh gây bội nhiễm trong bệnh GPQ, chúng tôi tiến hành nuôi cấy 55 mẫu bệnh phẩm tìm vi khuẩn ở dịch rửa phế quản cho kết quả (biểu đồ 3.3) tỷ lệ dương tính là 12/55 chỉ chiếm (21,8%) và âm tính 43/55 chiếm (72,2%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Chu Khánh Hòa (2015), theo tác giả nghiên cứu 53 bệnh phẩm DRPQ được nuôi cấy cho tỷ lệ dương tính là 10/53 (18,9%) và tỷ lệ âm tính là 43/53 (81,1%) [9], Nguyễn Thị Thu Trang (2013) nghiên cứu 52 bệnh phẩm DRPQ gặp tỷ lệ dương tính là 16,1% và âm tính là 83,9% [27].
Tuy nhiên, so với một số tác giả nước ngoài thì kết quả của chúng tôi có tỷ lệ dương tính thấp hơn, theo Moreira J.S (2003) gặp tỷ lệ dương tính 71,8%
[59]. Judge E.P (2006), nghiên cứu vi khuẩn trên 39 bệnh nhân GPQ trong dịch rửa PQ cho tỷ lệ dương tính là 81,7% [50].
* Kết quả định danh vi khuẩn
Kết qủa định danh vi khuẩn ở dịch rửa phế quản (bảng 3.13) cho thấy P.aeruginosa chiếm 4/12 (33,3%), M.tuberculosis 3/12 (25,0%), Pseudomonas fluoresecens 2/12 (16,8%), Citrobacter 1/12 (8,3%), Pseudomonas putida 1/12 (8,3%), Klebsiella pneumonia 1/12 (8,3%).
Theo kết qủa nghiên cứu của một số tác giả trong nước: Nguyễn Thùy Linh (2008) tiến hành phân lập chủng vi khuẩn ở dịch rửa PQ cho kết quả như sau: P.aeruginosa 4/9 (44,4%), Klebsiella pneumonia chiếm tỷ lệ 36,9% [13].
Hay Nguyễn Thị Thu Trang (2013) cho thấy: vi khuẩn P.aeruginosa chiếm
K.pneumoniae 3/56 (5,4%), Pseudomonas putida 1/56 (1,8%), Pseudomonas fluorescens 1/56 (1,8%), Staphylococcus aureus 1/56 (1,8%) [27]. Đối chiếu với các tác giả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự, hầu hết bệnh nhân GPQ đều có tỷ lệ P.aeruginosa gặp nhiều nhất.
Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài thấy: King P.T và cộng sự (2007) nghiên cứu trên 94 bệnh nhân GPQ, tỷ lệ gặp H.influenzae là 47%, P.aeruginosa là 12% [52]. Hay nghiên cứu của Judge E.P (2006) khi nghiên cứu vi khuẩn học của các bệnh nhân GPQ thấy các chủng vi khuẩn thường gặp là: P.
aeruginosa (75%); Staphylococus aureus 39%, Streptococcus pneumoniae 7%; H.
influenzae: 4% [50]. Hay kết quả nghiên cứu của Stantamiria. F (2006) nghiên cứu 43 bệnh nhân giãn phế quản và có kết quả: H. influenzae: 46%;
P.aeruginosa: 33%; S.aureus: 23%; Streptococcus pneumoniae: 14%; K.
pneumoniae 7% [71]. Theo Currie. D (2002) cũng gặp các chủng vi khuẩn như H.influenzae 55%; P.aeruginosa là 31%; S. Aureus là 8% [38]. Tác giả kết luận đây là những chủng vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn ở bệnh nhân GPQ [38].
So sánh với kết quả của các tác giả trên chúng tôi thấy: các chủng vi khuẩn thường gặp (gây bệnh) ở bệnh nhân GPQ là P.aeruginosa, K.pneumoniae 33,3%, M.tuberculois 25,0% và Pseudomonas fluoresecens 2/12 (16.8%). Còn một số chủng vi khuẩn khác thì không phù hợp.
Như vậy có thể thấy rằng vi khuẩn học ở bệnh nhân GPQ đã có nhiều thay đổi: ngoài P.aeruginosa là vi khuẩn vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả còn một số chủng vi khuẩn như S. pneumoniae và H. influenzae thì chúng tôi không gặp. Lao phổi được coi là một trong những nguyên nhân hay gặp gây GPQ. Bệnh nhân GPQ có tiền sử lao phổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 5/55 chiếm (9,1%) tuy nhiên kết quả ở bảng 3.13 cho thấy sự hiện diện của vi trùng lao trong dịch rửa PQ là 3/12 chiếm
25%. Trong nhóm nuôi cấy dương tính thì có 3 trường hợp có AFB dương tính, điều này chứng tỏ việc nội soi PQ đã có độ nhạy rất lớn trong phát hiện vi khuẩn lao. Qua kết quả nghiên cứu đã cho thấy vai trò rất quan trọng của nội soi PQ trong việc xác định vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
* Kết quả kháng sinh đồ
Kết quả kháng sinh đồ của một số chủng vi khuẩn phân lập được
P.aeruginosa (bảng 3.14) còn nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh như Imipenem, Cefuroxime, Ceftazidime, Ceftriaxon, Amikacin, Ciprofloxacin, Kháng cao với Ampicilin, đặc biệt là với Imipenem đây là loại kháng sinh thế hệ mới, mới được đưa vào sử dụng trong những năm gần đây, giá thành còn cao, chưa được sử dụng phổ biế nên tỷ lệ kháng thuốc còn thấp.
P. Fluoresecens (bảng 3.15) có nhạy cảm với hầu hết các kháng sinh, nhưng kháng với Ampicilin và Amo + a. Clavunalic.