Xác định mức lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Thành Châu (Trang 67 - 75)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH CHÂU

2.2.2. Xác định mức lương

Trong thời gian qua, công ty TNHH Thương mại Thành Châu xác định tiền lương dựa trên mặt bằng chung về tiền lương của các đơn vị trong cùng đơn vị địa lý, các doanh nghiệp khác cùng ngành mà chưa có sự phân tích đánh giá về mức độ hoàn hành công việc và hệ số phức tạp của công việc.

a. Phân tích công việc

Công tác phân tích và mô tả công việc là bước rất quan trọng, làm cơ sở để định giá xếp hạng công việc, làm căn cứ xếp hạng bậc lương. Tuy nhiên trong thời gian qua, khi tiến hành trả lương cho người lao động, công ty TNHH Thương mại Thành Châu chưa thực hiện việc phân tích công việc của từng cá nhân, công cụ để thực hiện việc phân tích công việc là bảng mô tả công việc chưa được công ty thực hiện đối với từng loại công việc mà mới chỉ dừng lại ở việc ban hành các quy định chung về chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và trách nhiệm quyền hạn đối với người quản lý trực tiếp tại các bộ phận này. Các vấn đề chi tiết về tiêu chuẩn công việc, mối quan hệ, các nỗ lực về thể lực, trí tuệ, điều kiện cơ sở vật chất dường như đã bị xem nhẹ. Đây là một trong những hạn chế trong việc xác định mức lương mà công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới khi tiến hành trả lương cho người lao động.

Thực tế cho thấy răng khi không có bảng mô tả công việc, việc tuyển dụng của công ty mang nặng sự cảm tính, người lao động được phân công

nhiệm vụ không rõ ràng, không nắm được trách nhiệm đối với vị trí tuyển dụng điều này dẫn đến một số vị trí thực hiện quá nhiều công việc trong khi một số khác lại nhàn rỗi, khi không nắm được chi tiết vị trí và yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công việc người lao động cũng không thể hoàn toàn biết được mức độ mình hoàn thành công việc, dẫn đến chất lượng công việc không cao, không đạt năng suất theo yêu cầu các cấp quản lý.

Đối với lãnh đạo công ty, khi không có bản mô tả công việc chi tiết cho các vị trí thì rất khó để đánh giá người lao động có hoàn thành được nhiệm vụ hay không, lãnh đạo cũng không đánh giá đúng được năng lực của các nhân viên bởi nhiệm vụ của mỗi lao động là không rõ ràng và đặc biệt hơn cả là công ty cũng không thể định giá được tiền lương cho từng vị trí công việc, điều này sẽ dẫn đến việc trả lương cao hơn hoặc thấp hơn vai trò công việc của các vị trí công việc gây mất tính công bằng trong chính sách tiền lương.

b. Định giá xếp hạng công việc

Khi xây dựng chính sách trả lương cho người lao động, công ty TNHH Thương mại Thành Châu đã có tiến hành thực hiện việc định giá công việc, áp dụng đối với người lao động được tuyển dụng trong công ty tuy nhiên việc định giá hết sức đơn giản và mang nặng tính ước lượng cảm tính.

Trên cơ sở phân tích các nội dung công việc một cách đơn giản công ty lập ra các vị trí và số lượng lao động cần sử dụng, mức lương và các mức trợ cấp khác của các vị trí công ty chủ yếu căn cứ vào mức trung bình của các đơn vị cùng ngành và khả năng tài chính xây dựng nên.

Khi tuyển dụng, Ban Giám đốc cùng các thành viên chủ chốt sẽ xem xét rằng vị trí tuyển dụng sẽ ở khối lao động gián tiếp hay trực tiếp từ đó phân bổ về các vị trí chi tiết trong từng khối và áp dụng mức lương đã xây dựng sẵn

Đối với xếp hạng công việc công ty chia thành 08 nhóm như sau:

- Hạng I: Giám đốc công ty;

- Hạng II: Phó Giám đốc;

- Hạng III: Đội trưởng đội sản xuất, Kế toán trưởng;

- Hạng IV: Trưởng các phòng chức năng ; - Hạng V: Phó phòng và các thợ chính;

- Hạng VI: Thợ bình thường;

- Hạng VII: Cán sự, kỹ thuật viên;

- Hạng VIII: Nhân viên phục vụ, vệ sinh, bảo vệ.

Sau khi xếp hạng theo công việc, công ty xác định mức lương cho người lao động theo bảng lương đã được xây dựng cho các hạng công việc cụ thể như sau:

Đối với lực lượng lao động trực tiếp bao gồm công nhân các đội sản xuất tại phân xưởng, đội ngũ lái xe vận tải mức lương được xác định theo hợp đồng có thời hạn hoặc không có thời hạn gồm 03 mức chủ yếu gồm có: Thử việc, thợ bình thường và thợ chính. Ngoài ra để thực hiện một số yêu cầu theo từng giai đoạn công việc hoặc các thời điểm sản xuất cao điểm công ty có sử dụng các hợp đồng mùa vụ để thực hiện các công việc giản đơn mức lương của đối tượng này được trả theo hình thức khoán tùy khối lượng công việc thực hiện.

Bảng 2.8. Mức tiền lương công việc của lao động trực tiếp sản xuất ĐVT : Triệu đồng

TT Bậc thợ Mức lương cơ bản

1 Hỗ trợ học việc 1

2 Thử việc 2

3 Thợ 3,3

4 Thợ chính 3,7

(Nguồn : Số liệu công ty)

Qua bảng 2.8 ta thấy rằng: Mức lương của người lao động ở đây khá thấp 3,3 triệu đồng đối với thợ bình thường và 3,8 triệu đồng đối với thợ

chính. Tuy nhiên xét mức lương trung bình của lao động phổ thông tại địa bàn thì mức lương như vậy cũng phù hợp với mặt bằng chung. Bên cạnh đó chính sách chung của công ty là tăng lương 03 năm một lần với mức tăng 500 nghìn đồng. Đồng thời sẽ xét tăng lương với các lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước thời hạn tăng lương 01 năm cũng là một chính sách tích cực động viên người lao động gắn bó với công ty.

Đối với lực lượng lao động gián tiếp: Bao gồm Ban Giám đốc và nhân viên các phòng, ban tham mưu phụ trách các công tác chuyên môn tại công ty hiện tại đang được áp dụng hình thức trả lương theo thời gian với các mức tiền lương được quy định cụ thể cho từng bậc lương, với nguyên tắc các công việc cùng một bậc cho dù làm ở các khối lao động khác nhau, các vị trí công việc khác nhau thì mức lương chi trả là như nhau, ta có thể nhận thấy rõ hơn dựa vào bảng số liệu dưới :

Bảng 2.9. Mức tiền lương công việc của lao động gián tiếp sản xuất ĐVT : Triệu đồng

TT Chức danh Mức lương cơ bản

(01 tháng)

1 Giám đốc 7,5

2 Phó giám đốc 6,5

4 Đội trưởng, kế toán trưởng 5,5

5 Trưởng phòng 5,0

6 Phó phòng 3,8

7 Cán sự, nhân viên, kỹ thuật viên 3,0

8 Nhân viên tạp vụ, bảo vệ 2,5

(Nguồn : Số liệu công ty)

Dựa vào bảng 2.9 chúng ta thấy rằng đối với việc xác định mức lương cho các vị trí công việc là phù hợp với các định hướng về chính sách tiền lương khi Đội trưởng Đội sản xuất có mức lương cao chỉ sau Giám đốc và Phó giám đốc với mức 5,5 triệu đồng /tháng. Bên cạnh đó, thợ chính của khối trực tiếp cũng có mức lương tương đương với Phó phòng là 3.8 triệu đồng

/tháng và mức lương của thợ bình thường là cao hơn 0.3 triệu đồng so với nhân viên, cán sự tại các phòng chức năng.

Công ty trả lương theo vị trí việc làm tuy nhiên lại không quan tâm đúng mực tới việc phân tích mô tả công việc nên việc xếp hạng mang nặng tính chủ quan, ước lượng. Đối với những người vị trí chuyên môn, trách nhiệm càng cao thì lương càng cao, tuy nhiên việc xem xét đánh giá lại thiếu quan tâm tới kết quả công việc của từng cá nhân cụ thể, mức độ hoàn thành kế hoạch, chất lượng hoàn thành.

Như vậy ta có thể kết luận rằng việc định giá công việc ở công ty chưa thực sự được chú trọng đúng mực, việc định giá công việc mang tính ước lượng, chủ quan làm cho công ty không quản lý hiệu quả về chi phí tiền lương, mặt khác cũng đưa lại những hệ quả tiêu cực đối với lực lượng người lao động. Đây là vấn đề quan trọng cần quan tâm trong thời gian tới để công ty có thể xây dựng được chính sách tiền lương phù hợp hơn.

c. Xác định quỹ tiền lương

Việc xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương của công ty TNHH Thương mại Thành Châu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số: 13/LĐTBXH-TT ngày 10/40/1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong DNNN, tuy nhiên trong thực tế, có thay đổi một vài điểm để đơn giản và phù hợp với thực tế.

Xác định theo công thức:

Σ Vkh= [ Lđb x Kđc x (Lcb + Lpc)] x 12 tháng Trong đó :

Σ Vkh : Tổng quỹ lương của năm kế hoạch

Lđb : Lao động định biên

Lcb : Mức lương cấp bậc công việc bình quân

Hpc : Mức lương phụ cấp cấp bậc công việc bình quân

Kđc : Hệ số điều chỉnh đơn giá tiền lương tăng thêm theo

hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị

Điều kiện để Công ty được áp dụng tính hệ số điều chỉnh tiền lương trong khung quy định khi hội đủ các điều kiện sau:

- Có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước;

- Thực hiện đúng nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đúng quy định;

- Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Khi doanh nghiệp xác định mức lợi nhuận thực tế trong kỳ vượt so với kế hoạch, Ban Giám đốc căn cứ trên bảng xếp loại làm việc của nhân viên để quyết định chi trả thêm thu nhập tăng thêm cuối năm. Quy trình đánh giá xếp loại nhân viên được thực hiện như sau :

- Các bộ phận tự đánh giá xếp loại và đề xuất gửi hội đồng tiền lương.

- Thành viên của hội đồng tiền lương họp xét dựa trên sự tham mưu của Phòng Tổ chức - Hành chính để đánh giá, xếp loại hàng tháng cho từng cá nhân. Quá trình xếp loại được đánh giá bằng các tiêu chí cơ bản như tinh thần, thái độ làm việc, kỹ năng, tay nghề, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.

- Đánh giá xếp loại hàng tháng sẽ được tổng hợp thành xếp loại quý, năm để làm căn cứ tính toán thu nhập cho người lao động.

Quy trình và kết quả này dùng để xác định thu nhập tăng thêm đối với khối gián tiếp sản xuất.

Hệ số thu nhập tăng thêm theo từng mức độ xếp loại được thể hiện rõ trong bảng số liệu như sau:

Bảng 2.10. Bảng lương hệ số thu nhập tăng thêm theo quý

TT Xếp loại Hệ số được hưởng

1 A 1,0

2 B 0,8

3 C 0,6

4 D 0,4

5 E 0,2

(Nguồn : Số liệu công ty)

Từ bảng 2.10 ta thấy rằng về chính sách và hình thức chi trả thu nhập tăng thêm thì công ty rõ ràng rất quan tâm và quy định khá minh bạch đối với từng loại xếp loại mức hưởng cũng khác nhau, đối với mứ chênh lệch với hệ số là 0.2 giữa mỗi mức là phù hợp để tạo được sự cạnh tranh, cố gắng trong đội ngũ lao động. Tuy nhiên việc họp xét để đánh giá xếp loại nhưng không xây dựng bảng tiêu chí cụ thể theo các thang điểm khiến việc đánh giá này chưa thực sự chính xác, chính sách tiền lương tích cực của công ty sẽ rất dễ trở thành một trong những điểm khiến người lao động cảm thấy mất đi sự khách quan bình đẳng, gây ảnh hưởng xấu tới năng suất lao động.

Đối với khối lao động trực tiếp sản xuất công ty trả lương theo mức lương đã được quy định sẵn, không chi trả thu nhập tăng thêm cho nhóm đối tượng này. Qua đây ta có thể thấy được có một sự khá mâu thuẫn trong chính sách trả lương của công ty đó là, rõ ràng công ty đang có xu hướng tập trung quan tâm hơn tới đối tượng sản xuất trực tiếp, tuy nhiên chính sách tiền lương lại thể hiện hoàn toàn ngược lại khi không xây dựng chế độ thu nhập tăng thêm cho các đối tượng lao động này.

d. Xác định mức lương

Đối với công ty TNHH Thương mại Thành Châu, việc xác định mức lương cho người lao động chủ yếu căn cứ vào nội dung công việc thực hiện, yêu cầu của công ty đối với vị trí công việc trên cơ sở quy định của Nhà nước về tiền lương cho người lao động.

Trong thời gian qua, việc xây dựng tiền lương để trả cho người lao động được công ty thực hiện khá hợp lý. Tiền lương tối thiểu (TLmin) mà doanh nghiệp áp dụng để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định theo mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định là 2.700.000 đồng tại địa bàn Quảng Bình theo nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2015 bắt đầu có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 cùng với 7% tiền

hỗ trợ cho các lao động đã qua học nghề. Nhìn chung, ngoại trừ các lao động đang gia đoạn thử việc, học việc thì mức lương thấp nhất là 3 triệu đồng.

Với cách xây dựng đơn giá tiền lương như trên cộng các khoản phụ cấp, thu nhập tăng thêm đã giúp cho công ty luôn đảm bảo được mức tiền lương đầy đủ cho người lao động theo quy định của pháp luật, vừa đảm bảo mức tiền lương trả cho người lao động theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Ngoài ra công ty đã xây dựng và ban hành bảng mức lương theo chức danh làm căn cứ để trả lương cho người lao động, bảng lương công việc này được xây dựng tương đối hợp lý, thể hiện được trách nhiệm và tính chất phức tạp của mỗi vị trí khác nhau trong từng bộ phận của công ty.

Để nhận thực đầy đủ về thực trạng tiền lương tại công ty TNHH Thương mại Thành Châu trong thời gian qua tác giả đả tiến hành khảo sát ý kiến của người lao động thuộc các khối sản xuất khác nhau về việc duy trì mức lương hiện tại, được thể hiện ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.11. Bảng kết quả khảo sát về duy trì mức lương hiện tại Duy trì mức lương hiện tại

Bộ phận Số người được hỏi

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Không đồng ý

lắm

Đồng ý

Rất đồng

ý Khối gián

tiếp sản xuất

Số

người 32 0 2 13 15 2

Tỷ lệ

(%) 100 0 6,25 40,63 46,88 6,25 Khối trực

tiếp sản xuất

Số

người 126 0 14 60 40 12

Tỷ lệ

(%) 100 0 11,11 47,62 31,75 9,52

Tổng cộng 158 0 16 73 55 14

Tỉ lệ bình

quân 0 10,12 46,20 34,82 8,86

(Nguồn kết quả khảo sát tại công ty)

Kết quả bảng 2.11 cho thấy qua điều tra khảo sát 158 lao động thì có 10,12% ý kiến không đồng ý về việc duy trì mức lương hiện tại, 46,2 ý kiến không đồng ý lắm, 34,82 ý kiến đồng ý và 8,86 ý kiến rất đồng ý về việc duy trì mức lương hiện tại. Dựa vào kết quả điều tra khảo sát phần nào có thể nhận thấy phần lớn người lao động trong công ty chưa hài lòng về mức lương hiện tại của doanh nghiệp.

Trong thời gian vừa qua công ty cũng đã cố gắng quan tâm nhiều tới việc so sánh mức lương của công ty với các đơn vị khác cùng ngành, việc thường xuyên so sánh mức lương cân nhắc từ đó ra quyết định tăng lương hoặc điều chỉnh hệ số thu nhập tăng thêm kịp thời tuy nhiên mức lương mà TNHH Thương mại Thành Châu đưa ra chỉ tương đương với các doanh nghiệp khác, điều này khiến công ty khó lòng thu hút các lao động có tay nghề về làm việc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Thành Châu (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)