CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ
1.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ
1.2.2. Cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là đấy tớ của nhân dân
đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Hai mặt lãnh đạo và đầy tớ không tách rời nhau, không đối lập với nhau, mà thống nhất biện chứng với nhau. Đây là một luận điểm lớn đã được Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, đây cũng là một quan điểm nhất quán khi Người xác định vai trò của đảng và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Vấn đề rất đơn giản nhưng hiểu cho thấu và làm cho được thật không dễ.
Trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Hai mặt lãnh đạo và đầy tớ không tách rời nhau, không đối lập nhau. Người nhấn mạnh: Lãnh đạo có nghĩa là làm đầy tớ. Đảng cầm quyền lại càng phải ý thức thật sâu sắc mình là đầy tớ nhân dân, chứ không phải người chủ của nhân dân, tự cho phép mình đứng trên dân, trên Nhà nước, trên pháp luật. Đảng lãnh đạo Nhà nước là nhằm xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Cần phải thấy rõ rằng cán bộ đảng viên từ nhân dân mà ra, nhưng lại có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Muốn hướng dẫn nhân dân thì phải là người có tài, có đức, được nhân dân tin yêu, mến phục. Bác cũng đã dạy: trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản là ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn dân mình phải làm mực thước cho họ bắt chước. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, cán bộ là người lãnh đạo, trước hết là người “nói đi đôi làm”, phải làm gương đi đầu trong việc thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng.
Nói đến năng lực lãnh đạo quần chúng của đảng viên, Hồ Chí Minh chú trọng không chỉ trình độ, năng lực lãnh đạo quần chúng mà còn cả phương pháp khoa học và thực thi dân chủ, không chỉ trí tuệ mà còn cả kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống gương mẫu, tận tuỵ hy
sinh, phục vụ dân chúng làm công bộc đầy tớ trung thành của nhân dân.
Người đòi hỏi rất cao thái độ dũng cảm và sự thành thật trong tự phê bình, phê bình của cán bộ, đảng viên. Chính vì vậy, cán bộ mới được dân tin, dân phục, dân yêu mến, dân giúp đỡ, ủng hộ và bảo vệ. Chỉ khi có đội ngũ cán bộ như vậy thì mới có một tổ chức Đảng vững chắc là chỗ dựa cho nhân dân và mới là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn và chân chính.
Cán bộ là những người đại diện cho Đảng lại càng phải ý thức thật sâu sắc mình là đầy tớ nhân dân, chứ không phải người chủ của nhân dân. Cần phải xác định rõ rằng Đảng lãnh đạo nhà nước là nhằm xây dựng một nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân để nhân dân làm chủ nhà nước, điều mà trước khi cách mạng thành công không thể có được. Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ, quyền lực cao nhất vẫn thuộc về nhân dân: đó chính là quan điểm rất quan trọng của Hồ Chí Minh. Vì vậy, cán bộ không được tự cho phép mình đứng trên nhân dân, trên nhà nước, trên pháp luật.
Là đầy tớ trung thành của nhân dân, như Hồ Chí Minh đã nói, người cán bộ không có quyền lợi gì của riêng mình, ngoài quyền lợi của giai cấp, của dân tộc. Vì vậy, mỗi cán bộ phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân. Cán bộ không ở trên dân, cũng không ở ngoài dân, mà ở trong dân, trong lòng dân. Lấy dân làm gốc, dựa vào nhân dân và không ở đâu xa mà chính cái gốc này đem lại nguồn sinh lực vô tận cho đội ngũ cán bộ và cao hơn là Đảng.
Là đầy tớ trung thành của nhân dân, người còn chỉ rõ người cán bộ ta phải biết nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, văn hóa lẫn tinh thần cho nhân dân, việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh... Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. Cùng với những điều kiện trên, cán bộ còn phải ra sức bồi dưỡng nâng cao trí tuệ, sức
mạnh của nhân dân, phát huy dân chủ một cách sâu rộng, song không được mị dân, mơn trớn, lợi dụng hoặc theo đuôi quần chúng.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: khi trở thành Đảng cầm quyền, Đảng phải làm thế nào để quyền lực không làm tha hóa, biến chất đảng viên. Người đã đề cập đến ba nguy cơ làm tha hóa bản chất cộng sản, người cán bộ đó là nguy cơ về sai lầm đường lối, nguy cơ về chủ nghĩa cá nhân phát triển và nguy cơ xa dân, mất dần quần chúng. Sự sai lầm về đường lối xuất phát từ sự thiếu vững vàng về chính trị, không đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, thiếu tri thức, lý luận. Trong điều kiện cầm quyền, chủ nghĩa cá nhân dễ có cơ hội phát triển “đẻ ra nhiều cái xấu”, gây tác hại lớn “làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến uy tín của chính phủ. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước. Mọi biểu hiện của bệnh quan liêu, xa dân đều làm suy yếu đảng, hơn nữa còn làm cho sự tồn tại của đảng không còn ý nghĩa. Những vấn đề trên là những vấn đề Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Người lãnh đạo và người đày tớ luôn thống nhất với nhau trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Là người lãnh đạo thì mọi đường lối, chính sách của Đảng phải thực sự đúng đắn, cách mạng và khoa học, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thực sự dẫn đường chỉ lối cho nhân dân hành động. Đội ngũ cán bộ phải thực sự tiên phong, gương mẫu đi trước nhân dân, nói đi đôi với làm. Theo Người, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải có cái tâm, cái đức, cái tài, cái trí. Cán bộ chỉ thực sự làm tròn vai trò người lãnh đạo khi mỗi cán bộ luôn là người tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của dân tộc, đạo đức, văn minh của toàn xã hội.
Người cán bộ phải là người lãnh đạo sáng suốt của nhân dân, không “theo
đuôi” quần chúng.
Quan điểm cán bộ là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân nói lên mục đích hoạt động của Đảng ta là phục vụ nhân dân, chứ không nhằm mục đích nào khác. Cán bộ phải thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân, mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải hướng vào phục vụ lợi ích của nhân dân, phấn đấu vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Trong tình hình hiện nay, khi mà tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn đẩy lùi, mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước nói chung, cán bộ nói riêng với quần chúng nhân dân thì tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân càng có ý nghĩa sâu sắc. Vai trò của người cán bộ ngày càng cao, yêu cầu phải có lòng tin nơi dân, lấy được niềm tin ấy và giữ lấy niềm tin đó thì Tư tưởng của Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục định hướng, soi sáng để Đảng ta đổi mới công tác quần chúng trong tình hình mới nhằm góp phần đưa mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ và nhân dân lên một tầm cao mới, làm cho ý Đảng phù hợp với lòng dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử là do quần chúng nhân dân sáng tạo ra, chứ không phải do vài ba cá nhân anh hùng nào. Vì vậy, chúng ta phải yêu dân, quý dân, trọng dân, vì có dân là có tất cả. Người nói: Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Do đó, trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Người giải thích: dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem
xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Qua đó, có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người - mục tiêu và con người - động lực là thống nhất, vì dân và do dân là thống nhất. Đề cao vai trò của nhân dân, lấy nhân dân làm cái nền để qua đó thấy được tư tưởng của Người về vai trò, nhiệm vụ và là cuộc sống của người cán bộ là từ nhân dân. Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ ở các cấp các ngành đều là "đầy tớ" của dân, do dân cử ra và do dân bãi miễn.
Cán bộ là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, đây chính là điểm phát triển sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng ở Việt Nam. Tư tưởng này chỉ đạo xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Khi ra đi tìm đường cứu nước, Người đã theo đuổi mục đích cao cả là đấu tranh giải phóng đồng bào khỏi đoạ đày, đau khổ. Khi trở thành lãnh tụ của Đảng, của cách mạng, Người luôn phấn đấu để cho đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Khi phải từ biệt thế giới này, Người vẫn còn nuối tiếc là không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân.