Tiếp tục chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức- một căn cứ để đào tạo, bố trí, sử dụng

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH QUẢNG

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

3.2.1. Tiếp tục chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức- một căn cứ để đào tạo, bố trí, sử dụng

Đến nay, tiêu chuẩn của mỗi loại cán bộ, công chức ở nước ta đều đã quy định trong Điều lệ Đảng (đối với cán bộ, công chức là đảng viên) và Luật cán bộ, công chức năm 2008. Tất nhiên đây là những căn cứ có tính phổ biến, để những quy định đó thực thi được và có giá trị thực trong thực tế, đòi hỏi các chủ thể lãnh đạo, quản lý ở mỗi ngành, địa phương, đơn vị phải cụ thể hóa thông qua nhiều mắt khâu, quy trình. Trong đó, phải nhận thức và thực hiện có hiệu quả các nội dung cơ bản:

a. Cn phi hp cht ch các khâu, các bước trong trong công tác cán b để tiêu chun hoá đội ngũ cán b, công chc

Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ cơ bản

trong công tác đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Điều đó cũng là nhu cầu bức xúc trong công tác đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Quảng Nam thời gian qua. Bởi nét phổ biến trong lĩnh vực này là sự thiếu phối hợp giữa việc đào tạo với việc bố trí sử dụng.

Tình trạng đó không chỉ xảy ra giữa các cơ sở đào tạo với cơ quan sử dụng mà còn xuất hiện ngay trong nội bộ các cơ sở, các mắt khâu của hai quá trình trên.

Vì lẽ đó, đã đến lúc các chủ thể có chức năng cần: Quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Đại hội XI của Đảng đã đề ra, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng công tác tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay;

từng bước hoàn thiện qui chế vận dụng tiêu chuẩn cán bộ, công chức vào công tác quản lý cán bộ, công chức. Qui chế này sẽ là căn cứ pháp lý để phối hợp thực hiện tiêu chuẩn hoá với các khâu khác trong công tác cán bộ một cách chặt chẽ; và, đẩy mạnh triển khai công tác tiêu chuẩn hoá đối với các chức danh cán bộ, công chức tại từng ngành, địa phương, đơn vị. Trong đó, phải:

- Lấy tiêu chuẩn cán bộ, công chức đã xây dựng để đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức hiện tại và nguồn cho tương lai. Kết quả đánh giá phải phản ánh được quá trình rèn luyện và công tác của đối tượng theo tiêu chuẩn đã qui định và căn cứ vào đó để thực hiện các khâu tiếp theo trong công tác cán bộ.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn để tiến hành tạo nguồn. Nguồn cán bộ, công chức cấp trên có thể lấy từ cán bộ, công chức cấp dưới đương nhiệm, những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi. Đối tượng nào đủ tiêu chuẩn, hoặc có khả năng đạt đến tiêu chuẩn cơ bản trong thời gian nhất định thì mới tuyển dụng.

Bản thân cán bộ, công chức đã được tuyển dụng phải xác định rõ hướng phấn

đấu của mình, căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, công chức để tu dưỡng, rèn luyện.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn đã xác định để xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho từng loại cán bộ, công chức. Chức danh nào cần đào tạo hoặc đào tạo lại thì dự kiến kế hoạch theo tiêu chuẩn đó, tránh đào tạo tràn lan không hiệu quả. Sau khi kế hoạch đã xây dựng và kiểm định, cần nhanh chóng triển khai thực hiện, tránh để tình trạng “kế hoạch treo”. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải chú trọng cả phẩm chất và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn; cả kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành.

- Đề bạt, cất nhắc phải tiến hành cẩn trọng, bảo đảm chọn đúng người có đủ tiêu chuẩn theo chức danh. Những người không đủ tiêu chuẩn thì kiên quyết không bổ nhiệm, những người vi phạm tiêu chuẩn thì thi hành kỷ luật, miễn nhiệm, bãi nhiệm, chuyển sang làm công tác khác.

- Đổi mới hệ thống chính sách cán bộ, chú trọng đầu tư cho cán bộ, công chức trẻ, cán bộ nữ... Khuyến khích lợi ích vật chất phải đi đôi với giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức công vụ, lối sống.

Phối hợp chặt chẽ các khâu, các bước trong công tác tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức; phải đề cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia;

không vì lợi ích trước mắt, toan tính cá nhân mà đề bạt hoặc giữ lại những cán bộ, công chức không đủ tiêu chuẩn, làm ảnh hưởng đến chất lượng công chức hành chính.

b. C th hóa các qui định v tiêu chun cán b, công chc làm cơ s cho vic đào to, qun lý, sàng lc đội ngũ cán b, công chc trong tng ngành, địa phương, đơn v

Ban hành qui chế vận dụng tiêu chuẩn trong công tác chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức là mắt khâu có ý nghĩa thiết thực cho công tác cán bộ nói chung, công tác đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức nói riêng. Qui chế

phải phản ánh được trách nhiệm chung của tập thể các cơ quan tổ chức và cơ quan tham mưu công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước; trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức đó trong việc vận dụng tiêu chuẩn cũng như trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để đạt tiêu chuẩn đề ra.

Đối với cán bộ, công chức đương nhiệm, cấp uỷ, cơ quan quản lý cán bộ, công chức đó ra nghị quyết và kế hoạch tiến hành công tác đánh giá, rà soát lại đối tượng theo tiêu chuẩn. Việc đánh giá này phải tiến hành thường xuyên theo hướng công khai, minh bạch, khách quan, lấy hiệu quả công việc và phẩm chất, lối sống làm thước đo chính. Bố trí cán bộ, công chức đủ tiêu chuẩn, đúng năng lực, sở trường; tôn vinh những người có tài, có công và mạnh dạn đề bạt vượt cấp những cán bộ, công chức trẻ có triển vọng, đủ tiêu chuẩn. Thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức để rèn luyện năng lực công tác, đồng thời xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn.

Đối với cán bộ, công chức dự nguồn: định kỳ rà soát, đánh giá lại số lượng, chất lượng, cơ cấu để tiến hành bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức.

Đưa ra khỏi vị trí, chức danh những cán bộ, công chức không có hướng phát triển. Cần huấn luyện cán bộ, công chức tại chỗ theo cách mỗi cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đương nhiệm phải giúp đỡ một cán bộ, công chức trẻ có triển vọng, nằm trong qui hoạch để đào tạo thành cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt.

c. Phát huy tính tích cc, ch động ca đội ngũ cán b, công chc trong quá trình t chun hoá

Nhân cách và năng lực của cán bộ, công chức được hình thành từ yếu tố quản lý, giáo dục, môi trường công tác…và sự tự phấn đấu, rèn luyện của cá nhân. Với nghĩa đó, việc tiêu chuẩn hoá chức danh cán bộ, công chức

không thể chỉ quan tâm đến động lực bên ngoài, mà còn phải hết sức chú ý đến quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, tự vươn lên của chính đối tượng. Vì vậy, phải làm cho mỗi cán bộ, công chức:

- Nghiêm túc, chủ động nhìn nhận, tự đánh giá bản thân trên cơ sở tiêu chuẩn đã xác định; phát hiện những hạn chế, bất cập của mình; tự giác xây dựng kế hoạch, tìm kiếm giải pháp nhằm rút ngắn tối đa khoảng cách giữa yêu cầu của tiêu chuẩn với thực lực của bản thân.

- Chủ động cập nhật thông tin phục vụ cho công tác tự chuẩn hoá. Đó là những thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức; tình hình kinh tế, chính trị trong nước, quốc tế ảnh hưởng đến công tác, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị;

những thành tựu khoa học, công nghệ mới của thế giới, những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn của các địa phương, đơn vị khác; thông tin về các nguồn kinh phí, cơ sở đào tạo...

- Chủ động đề đạt nguyện vọng với đơn vị công tác và cấp trên về nhu cầu nâng cao trình độ, năng lực của bản thân.

Phát huy ý thức tự giác của mỗi cán bộ, công chức chỉ đem lại khả năng, còn sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp quản lý mới là động lực để thúc đẩy, phát huy tính tích cực của họ.

Vì vậy, cấp uỷ, cơ quan quản lý trực tiếp cán bộ, công chức cần phải chú ý những vấn đề như:

+ Giáo dục ý thức tự vươn lên của cán bộ, công chức, tập trung vào giáo dục truyền thống để khơi dậy tình cảm của họ đối với quê hương, đất nước và đơn vị; nâng cao ý thức, trách nhiệm với nhân dân.

+ Tôn trọng nhu cầu, nguyện vọng và các quyết định tự chuẩn hoá của các cá nhân. Sự tôn trọng này thể hiện ở chỗ các cấp quản lý phải biết lắng

nghe, chia sẻ tâm tư, ghi nhận nguyện vọng của cán bộ, công chức, nhưng tuyệt đối không được “hứa suông”, “hứa treo”.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)