Công tác đào tạo

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH QUẢNG

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

3.2.2. Công tác đào tạo

a. Đổi mi căn bn, toàn din công tác đào to, bi dưỡng cán b, công chc

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho nền công vụ là một yếu tố then chốt trong chiến lược quản lý phát triển nền công vụ của mỗi quốc gia. Ở nước ta, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu công chức hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tiếp tục khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn cả về lâu dài.

Theo đó cần:

- Coi trọng công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức.

- Giáo dục tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức.

- Giáo dục nâng cao trình độ văn hóa, pháp luật cho cán bộ, công chức.

- Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sát với thực tế quá trình thực thi công vụ, nhất là kỹ năng hành chính. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính.

- Thực hiện cơ chế đào tạo tiền công vụ và đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ định kỳ bắt buộc hằng năm; thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm.

- Các trường chính trị trung ương, tỉnh, thành phố cần đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện, đặc biệt là đối với bí thư và chủ tịch. Chương trình phải bảo đảm cả hai mặt lý luận và thực tiễn, sát với địa phương và trang bị cho người học khả năng tư duy sáng tạo và năng động trong xử lý tình huống mà thực tế đặt ra.

b. Thng nht xây dng h tiêu chí đánh giá cht lượng đào to cán b, công chc

Trong đào tạo, nói đến chất lượng là nói đến kết quả và hiệu quả của cả quá trình từ nhận thức đến tư duy và hành động của mỗi con người, rất khó

“cân, đo, đong, đếm” một cách rạch ròi như các biến định lượng khác. “Sản phẩm” của đào tạo cán bộ, công chức là sự bù đắp đầy đủ hơn về phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ và kiến thức được bổ sung, kỹ năng được huấn luyện để công chức nhà nước gắn bó trọn vẹn với chức nghiệp hay việc làm trong nền công vụ mà hiệu quả hoạt động của họ ảnh hưởng trực tiếp đến nền công vụ quốc gia. Chính vì vậy, nói đến chất lượng đào tạo cán bộ, công chức là nói đến kết quả và hiệu quả làm việc của họ thu được cao hơn sau đào tạo - tức là sau mỗi khóa học, người học phải có được những phẩm chất, năng lực gì giúp ích cho họ trong thực thi công vụ.

Một khoá đào tạo có chất lượng là một khoá học mà khi kết thúc, cán bộ, công chức hình thành được những phẩm chất và năng lực sau đây:

- Có kiến thức quản lý nhà nước.

- Có khả năng đặt vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề.

- Có kiến thức pháp luật đủ để hoàn thành nhiệm vụ được giao theo vị trí công tác, tiêu chuẩn chuyên môn và chức năng của cán bộ, công chức trong nền hành chính hiện đại.

- Có thái độ tích cực trong thực thi công vụ

Tiêu chí thái độ rất quan trọng, nhưng cũng không dễ dàng định lượng.

Ở đây, mục tiêu hướng tới của đào tạo cán bộ, công chức không chỉ là đào tạo ra những con người làm việc trong bộ máy nhà nước có trình độ, năng lực mà còn có thái độ tích cực phục vụ nhân dân. Việc đào tạo công chức có chất lượng đòi hỏi sau quá trình đào tạo, công chức phải có kiến thức, kỹ năng, có mong muốn đem kiến thức, kỹ năng đó áp dụng vào thực thi công vụ nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Hay nói cách khác là có mong muốn cống hiến cho nền công vụ nước nhà. Tiêu chí này được cụ thể hoá bằng những yêu cầu của cán bộ, công chức như: Có phẩm chất chính trị; đạo đức xã hội; đạo đức nghề nghiệp và có “tầm nhìn” chung.

c. Thc hin đồng b các gii pháp liên quan đến qun lý đào to - Xác định chu kỳ sát hạch cán bộ, công chức để đánh giá năng lực công chức (chu kỳ có thể từ 3 đến 5 năm). Xác định số lượng công chức theo ngạch trong từng cơ quan, đơn vị. Quy định các loại văn bằng, chứng chỉ cho từng chức danh.

- Xây dựng các quy định nhằm định hướng đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và đặc biệt là các kỹ năng thực thi công vụ, tránh tình trạng bằng cấp chỉ để hợp thức hoá tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc.

- Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu tăng cường chất lượng, tinh giản biên chế hành chính, đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2020, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh đạo, quản lý, các ngạch, bậc công chức, viên chức; giữa các độ tuổi, địa bàn, giới tính, dân tộc, lĩnh vực công tác; khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ.

Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ; chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo quản lý, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới. Củng cố, nâng cao

chất lượng của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Đào tạo, bồi dưỡng thời gian tới cần tính đến việc đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn đối với những cán bộ, công chức phục vụ hội nhập quốc tế. Có thể hình dung một số yêu cầu cơ bản về năng lực đối với đội ngũ công chức này như sau: công chức hoạt động trong lĩnh vực nào liên quan đến hội nhập quốc tế, nhất thiết phải có trình độ nghiệp vụ sâu về từng lĩnh vực, nắm vững xu hướng phát triển của lĩnh vực mà mình hoạt động; phải có hiểu biết rộng bao quát về chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội - lịch sử; có trình độ về luật, kinh tế- thương mại- thị trường, và các mối quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)