CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường

Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo động lực thúc đẩy người lao động. Điển hình như xu hướng nâng cao mức sống trung bình của người dân, đảm bảo công bằng xã hội thể hiện thông qua các quy định về mức lương tối thiểu chung, vùng buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ.

Hoạt động của các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các chính sách quản trị nguồn nhân lực có thể thu hút, giữ chân người tài và tạo mọi điều kiện để người lao động phát huy năng lực chuyên môn tạo ra sản phẩm với năng suất, hiệu quả cao nhất. Thị trường lao động ảnh hưởng đến mức tiền lương mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả lương và thu hút lao động phù hợp nhất.

Sự đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của DN là cơ sở để mỗi doanh nghiệp quyết định quy mô, số lƣợng, chất lƣợng của nguồn nhân lực.

27

1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về DN

Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sẽ quyết định chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực. Đây cũng là cơ sở để công ty lựa chọn những công cụ nào để có thể khuyến khích người lao động phát huy hết năng lực vốn có của mình.

Quy mô, uy tín của DN càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao, trình độ quản trị doanh nghiệp càng khoa học thì công tác tạo động lực thúc đẩy nhân viên càng đƣợc quan tâm đúng mức.

Quy trình công nghệ, trình độ sản xuất, trang bị kỹ thuật của DN là những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức và bố trí lao động, phân công lao động, định mức lao động mà quan trọng hơn hết là sự thúc đẩy, kích thích người lao động làm việc, tạo sự gắn bó lâu dài giữa người lao động với chủ doanh nghiệp.

1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về cá nhân NLĐ

Mục tiêu của NLĐ: mỗi người lao động khi tham gia vào doanh nghiệp sẽ đặt ra mục tiêu cho riêng mình. Nếu mục tiêu họ đặt ra quá cao thì họ sẽ thất vọng sau này khi họ nhận ra những kỳ vọng, mục tiêu của mình không được doanh nghiệp đáp ứng. Ngược lai, những người đặt mục tiêu quá thấp, họ sẽ thấy việc đạt mục tiêu mà họ đặt ra là quá dễ dàng, vì vậy người lao động sẽ không có sự phấn đấu, không phát huy hết khả năng, năng lực trong công việc.

Sự khác biệt về nhu cầu cá nhân của mỗi NLĐ: mỗi cá nhân khác nhau có những nhu cầu khác nhau. Có cá nhân cho rằng yếu tố tiền lương, thưởng là quan trọng nhất khiến họ quyết định tham gia vào tổ chức. Song song đó, cũng có cá nhân khác cho rằng việc khẳng định mình mới là quan trọng... Do đó, động lực thúc đẩy làm việc của mỗi cá nhân là khác nhau. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, càng nhiều nhân viên thì công tác tạo động lực thúc đẩy

28

càng gặp nhiều khó khăn.

Trình độ, năng lực, kinh nghiệm, các yếu tố thuộc về tâm lý NLĐ: những người chưa có kinh nghiệm tham gia vào doanh nghiệp với mong muốn trao dồi kiến thức, kinh nghiệm của những người đi trước, họ chưa quan tâm đến việc khẳng định vị trí của mình trong doanh nghiệp. Ngược lại, người có kinh nghiệm thường tham gia vào doanh nghiệp với mong muốn khẳng định được vị trí của mình trong công việc, mong muốn năng lực của mình đƣợc đánh giá đúng thực chất.

Sự khác biệt về các đặc điểm cá nhân: doanh nghiệp là tập hợp những lao động với những đặc điểm khác nhau về tâm sinh lý, tuổi, giới tính, cách làm việc, cách đối nhân xử thế... tất cả những yếu tố đó làm cho động lực thúc đẩy làm việc của mỗi cá nhân là hoàn toàn khác biệt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tạo động lực thúc đẩy nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng nền kinh tế nói chung dự báo còn tiếp diễn ảnh hưởng không nhỏ đến đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Qua cơ sở lý luận được trình bày ở Chương 1, Ban giám đốc Công ty CP Thủy sản BĐ cần chú ý vận dụng các công cụ như công tác tiền lương, nâng cao đời sống tinh thần nhân viên, đánh giá đúng thành tích nhân viên, công tác đào tạo và thăng tiến hợp lý một cách tinh tế, khéo léo cho phù hợp với đặc điểm, quy mô của công ty, tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả nhất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, vì mục tiêu chung của tổ chức.

29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)