RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Easup, Đăk Lăk (Trang 20 - 25)

7. Bố cục đề tài

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm

Rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là khả năng xảy ra những

thiệt hại, mất mát và tổn thất về tài chính mà ngân hàng gánh chịu do hộ kinh doanh không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi.

1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh a. Rủi ro theo nguyên nhân

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, RRTD trong cho vay hộ kinh doanh được phân chia thành : rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục:

Sơ đồ 1.1 : Phân loại rủi ro tín dụng

* Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, lựa chọn khách hàng khi tác nghiệp chưa tốt. Cụ thể việc phân tích đánh giá khách hàng còn nhiều sơ hở; Lựa chọn phương án vay vốn còn qua loa; Phương án thu nợ thiếu chắc chắn dẫn đến rủi ro.

+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.

+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và

hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề

* Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

b. Rủi ro theo tính chất

* Rủi ro đặc thù

Ngoài ra Rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh còn có thể được phân thành RRTD khách quan (là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người vay chết, mất tích, bỏ trốn,…và các biến động ngoài dự kiến khác dẫn đến thất thoát vốn vay); rủi ro tín dụng chủ quan (là rủi ro do nguyên nhân chủ quan của người vay và người cho vay do vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay).

* Rủi ro hệ thống

Rủi ro này xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, do tính chất bất thường của nó nên loại rủi ro này không thể kiểm soát được, rủi ro hệ thống bao gồm:

+ Rủi ro do tình hình chính trị bất ổn định

+ Rủi ro do gặp chu kỳ kinh tế suy thoái, sản phẩm làm ra không tiêu thụ

được do sức mua yếu, hàng tồn kho cao và kéo dài dẫn đến suy giảm vốn kinh doanh

+ Rủi ro do nền kinh tế bất ổn: Bao gồm việc thay đổi quá nhanh chính sách thuế, vấn đề lạm phát, thất nghiệp…

+ Rủi ro do các văn bản không nhất quán, mâu thuẩn hay không rỏ ràng:

Ví dụ Luật đất đai đã thường xuyên sửa đổi, có rất nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập khiến cho việc hiểu và thực hiện đều gặp nhiều khó khăn

+ Rủi do ảnh hưởng của hàng nhập lậu làm cho hàng hóa sản xuất ra không cạnh tranh nổi về giá cả

Về lý thuyết, các hoạt động kinh doanh luôn có những rủi ro . Thay vì thống kê các rủi ro (là điều khó khăn), tiếp cận vấn đề từ việc nhận dạng các nguyên nhân gây rủi ro sẽ giúp các ngân hàng chủ động phòng tránh tốt hơn.

1.2.3. Đặc điểm RRTD trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại

* RRTD trong cho vay hộ kinh doanh mang tính tất yếu:

Rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng, điều này có nguyên nhân từ việc thông tin bất cân xứng giữa bên đi vay và bên cho vay, dẫn đến việc người cho vay không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện, kịp thời và hiệu quả.

* RRTD trong cho vay hộ kinh doanh mang tính gián tiếp:

Trong chu trình tín dụng, đồng vốn ra khỏi két ngân hàng khi tiến hành giải ngân và chuyển giao quyền sử dụng cho khách hàng, chu trình kết thúc khi đồng vốn quay trở lại két, rủi ro thực tế chỉ xảy ra ở giai đoạn sử dụng vốn khi khách hàng gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh, khi đó rủi ro từ phía khách hàng gián tiếp tác động đến ngân hàng.

* RRTD trong cho vay hộ kinh doanh rất đa dạng, phức tạp:

Sự đa dạng thể hiện ở mức độ phức tạp về nguyên nhân, hình thức và hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh do tín chất trung gian tài chính của ngành ngân hàng.

* RRTD trong cho vay hộ kinh doanh khó giám sát

Do đặc điểm hộ kinh doanh là những khách hàng vay vốn ngân hàng thường nhỏ, lẻ nhưng số lượng khách hàng đông, phân tán theo địa bàn, đa dạng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh nên rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh rất khó giám sát.

1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

* Tổn thất vốn: Do không thu hồi được vốn( gốc, lãi và các loại phí) dẫn đến việc nguồn vốn cho vay bị thất thoát, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

* Rủi ro làm phát sinh tăng chi phí giảm lợi nhuận:

- Khi ngân hàng bị tổn thất vốn do không thu hồi được nợ thì lãi suất đầu ra thực tế (tổng thu từ hoạt động tín dụng/ tổng dư nợ) bị giảm sút trong khi ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng, lãi suất đầu vào thực tế (chi phí trả lãi/ tổng nguồn vốn huy động) cố định làm cho chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra bị suy giảm, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

- Nợ xấu cao dẫn đến các khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng xác lập cao, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, trong một số trường hợp nếu nợ xấu quá cao sẽ làm cho việc kinh doanh của ngân hàng thua lỗ.

* Suy giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng:

- Nếu các khoản vay không được thu hồi đúng hạn trong lúc vẫn phải thanh toán các món tiền gửi đến hạn, điều này làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ ngân hàng không có khả

năng ứng phó thì rất dễ xảy ra phản ứng dây chuyền trong khách hàng, đây là nguy cơ dẫn đến đổ vỡ của ngân hàng.

- Nếu hiện tượng mất thanh khoản xảy ra ở một ngân hàng không được ngân hàng trung ương và các cơ quan hữu quan đối phó kịp thời thì rất dễ xảy ra tình trạng người dân đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng và gây nên tác động dây chuyền, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn

- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng:

Nợ xấu cao dẫn đến uy tín ngân hàng bị giảm sút, người dân sẽ cảm thấy không yên tâm khi gửi tiền vào một ngân hàng có mức độ rủi ro cao, mà đi tìm kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng…Điều này làm cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

- Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân hàng khác:

Nếu hiện tượng mất thanh khoản xảy ra ở một ngân hàng không được ngân hàng trung ương và các cơ quan hữu quan đối phó kịp thời thì rất dễ xảy ra tình trạng người dân đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng và gây nên tác động dây chuyền, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Easup, Đăk Lăk (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)