CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Easup, Đăk Lăk (Trang 89 - 92)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hướng phát triển của Agribank EaSup – Dak Lak giai đoạn 2014-2018

Phát huy vai trò ngân hàng thương mại vốn 100% của nhà nước, là ngân hàng của mọi người mọi nhà, là kênh cung cấp vốn chủ đạo ở nông thôn, phục vụ cho mục tiêu “Tam Nông”, Nông nghiệp - Nông thôn – Nông dân. Ưu tiên đầu tư vốn cho các ngành nghề sản xuất nông, lâm, ngư, tiểu thủ công nghiệp chế biến, vận tải xây dựng và thương mại dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ đầu tư cho lĩnh vực này đạt trên 90%/ tổng dư nợ, hiện năm 2013 chi nhánh đã đạt 80%/ tổng dư nợ. Xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ xuyên suốt, tăng thu dịch vụ và triển khai các sản phẩm dịch vụ mới để tăng nguồn thu ngoài tín dụng.

Công tác huy động vốn:

Phát huy thế mạnh là ngân hàng thương mại lớn đứng trên địa bàn huyện, có lợi thế cạnh tranh hơn các ngân hàng bạn. Triển khai các sản phẩm huy động vốn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, nhận vốn đồng tài trợ ủy thác hoặc tiền gửi các tổ chức hành chính sự nghiệp, đây là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, ổn định và ít rủi ro, chủ động tăng cường thu hút khách hàng là các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn và địa bàn lân cận, giữ vững và mỡ rộng thị phần đối với khách hàng tiền gửi dân cư để tạo lập

nguồn vốn có cơ cấu, chi phí hợp lý, ổn định để giảm được chi phí cao do sử dụng nguồn vốn từ trụ sở chính. Đáp ứng cho nhu cầu đầu tư tín dụng, tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Công tác tín dụng:

- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ: Mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ.

- Tuân thủ pháp luật: Tất cả cán bộ có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan.

- Tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh và đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng .

- Đề cao trách nhiệm cá nhân: Ngân hàng luôn đề cao trách nhiệm cá nhân, nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng.

Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.Các trường hợp có cơ sở xác định nợ vay thất thoát do nguyên nhân chủ quan của CBTD thì xem xét yêu cầu cán bộ có liên quan bồi hoàn và xử lý trách nhiệm. Không giải quyết cho chuyển công tác đối với cán bộ có liên quan trực tiếp đến nợ xấu do nguyên nhân chủ quan chưa được xử lý.

- Không tập trung cấp tín dụng quá lớn cho một hoặc một nhóm khách hàng, một ngành nghề, lĩnh vực; khi quyết định cấp tín dụng với giá trị lớn phải được thực hiện theo hình thức tập thể, nhiều thành viện tham gia ý kiến và biểu quyết thông qua Hội đồng tín dụng; giao quyền phán quyết tín dụng tùy thuộc vào chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Công tác dịch vụ:

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tính đặc thù, đòi hỏi uy tín cao của ngân hàng. Do đó,Agribank EaSup – Dak Lak cần phải từng bước nâng cao chất

lượng sản phẩm dịch vụ để xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp, một thương hiệu mạnh và đáng tin cậy. Định hướng của chi nhánh về việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên những vấn đề cơ bản sau:

- Xây dựng và hình thành văn hóa kinh doanh theo nét riêng của Agribank EaSup – Dak Lak, dựa trên nền tảng Agribank.

- Phát huy tốt giao dịch một cửa sẽ giản tiện các thủ tục khi giao dịch cho khách hàng trên cơ sở tận dụng các tiện ích của công nghệ thông tin hiện đại.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng khai thác các dịch vụ và thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch.

- Hoàn thiện các quy định, quy trình nghiệp vụ trên cơ sở vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng, vừa tạo thuận lợi cho khách hàng và hướng dẫn cho nhân viên thực hiện.

- Nâng cao tốc độ xử lý yêu cầu của khách hàng, đồng thời chú trọng chức năng tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng.

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, song song với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống thì cũng triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại như: SMS Banking, Internet Banking, WU, thanh toán, bảo lãnh quốc tế...

Công tác quản trị rủi ro tín dụng:

Kiểm soát rủi ro tín dụng dưới ngưỡng cho phép được xác định theo từng thời kỳ theo nghị quyết của HĐTV Agribank ( tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ dưới 5% theo nghị quyết 02 ngày 06/10/2011 của HĐTV ).

3.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của Agribank EaSup – Dak Lak

- Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, gắn công tác tín dụng với nhiệm vụ trọng tâm là huy động vốn và phát triển dịch vụ. Việc cấp tín

dụng nhằm mục tiêu cho “Tam nông” (Nông nghiệp- Nông thôn – Nông dân) - Không cho vay liên chi nhánh, ngoài địa bàn.

- Tập trung thu lãi đọng, lãi trên 365 ngày, thu nợ các khoản nợ đã xử lý rủi ro tín dụng đang hạch toán ngoại bảng để tăng thêm nguồn lợi nhuận.

- Thực hiện đánh giá, phân loại nợ một cách chính xác, khách quan, phản ánh đúng chất lượng tín dụng tại chi nhánh, hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% trên tổng dư nợ.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát nhằm hoàn thiện quản trị tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh.

- Hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức cán bộ và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Easup, Đăk Lăk (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)