CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CHO VAY HỘ KINH DOANH
2.3.1.Thành công
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2013, công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank EaSup – Dak Lak được thực hiện, đã đạt được những thành công sau:
- Đạt được mục tiêu khống chế nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay hộ kinh doanh: Chi nhánh đã đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra là kiểm soát nợ xấu dưới 2.5% trong 3 năm qua.Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua 3 năm luôn ở mức thấp dưới 2,5%. năm 2011 tỷ lệ nợ xấu cao là: 2.38 % là do trong năm này giá cả các mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu, điều, và các mặt hàng lương thực như lúa, mì, bắp xuống thấp, thiên tai dịch bệnh diễn ra trầm trọng đã ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thu của khách hàng hộ kinh doanh dẫn đến không có nguồn trả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm mạnh, do đã xử lý dứt điểm nhiều món nợ vay xấu.
- Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh một cách hợp lý: Chi nhánh xây dựng được mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tương đối chặt chẽ, về cơ bản phân tách rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong các dây chuyền nghiệp vụ tín dụng đã được kiểm soát chặt chẽ qua ít nhất 3 khâu: Đề xuất – phê
duyệt/quản lý rủi ro – tác nghiệp.
- Phân quyền phán quyết tín dụng trong cho vay HKD phù hợp với khả năng của cán bộ nhân viên Chi nhánh
- Đa dạng được danh mục cho vay HKD phù hợp với đặc điểm địa bàn - Công tác đảm bảo tiền vay được thực hiện tương đối tốt
- Công tác xử lý nợ có vấn đề, đặc biệt là xử lý nợ xấu được chú trọng - Dự phòng XLRR cụ thể đủ để bù đắp tổn thất thiệt hại do RRTD trong cho vay hộ kinh doanh gây ra.
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như:
Một là: Mô hình quản trị rủi ro dạng phân tán tại chi nhánh đã bộc lộ nhiều điểm yếu như: Chưa có sự tách bạch giữa chức năng bán hàng (cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quản lý quan hệ khách hàng, marketing…) với chức năng quản trị rủi ro (phân loại khách hàng, phân tích, thẩm định dự án, dự báo rủi ro, quản lý nợ có vấn đề…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, giải ngân, thu nợ, theo dõi khoản vay…). Cán bộ tín dụng thực hiện hầu như toàn bộ các bước trong quy trình tín dụng, đối với khoản vay trong hạn mức còn làm luôn công việc thẩm định, điều này rất dễ dẫn đến việc tiêu cực xảy ra, nên rất khó kiểm soát.
Hai là: Chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng đối với HKD, mà áp dụng chung hệ thống XHTDNB khách hàng cá nhân, hệ thống XHTDNB độ chính xác chưa cao, mới chỉ áp dụng kết quả xếp loại khách hàng để quyết định cho vay hay không cho vay, chưa áp dụng đối với việc ấn định lãi suất, xác định phương thức đảm bảo tài sản
Ba là: Quyết định cho vay chủ yếu dựa vào TSĐB, chưa chú trọng đến năng lực tài chính của hộ vay, tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh; song việc thẩm định TSĐB còn nhiều thiếu sót. Việc định giá TSĐB
còn thực hiện theo chủ quan của CBTD trên khung giá đất do UBND tỉnh Dak Lak quy định có tham khảo giá thị trường, chưa tiến hành đưa ra cơ quan định giá độc lập như một số TCTD khác nên rất dễ bị rủi ro, đặc biệt như phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưỡng… có mức độ hao mòn vô hình rất nhanh do bị lạc hậu về công nghệ.
Bốn là: Hạn chế về mặt nhân sự và quản trị nhân sự:
- Chất lượng CBTD tại chi nhánh chưa cao, chưa đồng đều, tốt nghiệp Đại học không đung chuyên ngành và chưa được đào tạo chuyên sâu về thẩm định dự án, hạn chế về phân tích, thẩm định cho vay những dự án phức tạp về ngành nghề, thị trường, định mức kinh tế kỹ thuật, phân tích và dự báo rủi ro.
- Việc chưa có được một mô hình quản trị nhân sự hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng là một rủi ro tiềm tàng cho hoạt động kinh doanh của Agribank, phân quyền tín dụng còn nặng về định tính, thiếu định lượng tất yếu sẽ dẫn đến trường hợp phân quyền vượt quá năng lực của cán bộ, tạo điều kiên cho tiêu cực phát sinh.
Năm là: Chưa xác định mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh một cách cụ thể, đầy đủ.Chưa xác định đầy đủ và có hệ thống nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh. Công tác kiểm tra giám sát khoản vay sau khi cho vay thực hiện chưa đầy đủ, thường xuyên, các báo cáo về vấn đề này chỉ mang tính hình thức. Bảo hiểm tín dụng chỉ mới bước đầu với hình thức bảo an tín dụng, nhưng mức bồi thường tối đa quá thấp và thủ tục phức tạp.
Sáu là: Chi nhánh chưa quan tâm đầy đủ đến công tác quản trị RRTD trong tín dụng nói chung và cho vay hộ kinh doanh nói riêng: chưa xây dựng các chỉ tiêu cụ thể trong mục tiêu quản trị RRTD cho vay HKD, chưa thực hiện tổng kết đánh giá định kỳ để rút kinh nghiệm trong công tác này.Nguồn thông tin tín dụng khách hàng HKD không đầy đủ và không chính xác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EaSup – Dak Lak cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh đã được thực hiện từ năm 2011 và từng bước hoàn thiện việc nhận diện các dấu hiệu rủi ro, các công cụ đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh. Công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh đã phản ánh đúng bản chất, mức độ rủi ro của từng khoản nợ, nợ xấu được kiểm soát dưới ngưỡng cho phép, đã đem lại nguồn lợi nhuận ổn định và chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của chi nhánh, đời sống của người lao động được đảm bảo.Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của Agribank EaSup – Dak Lak tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng: Chưa quan tâm đầy đủ đến công tác quản trị RRTD trong cho vay hộ kinh doanh. Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh của người vay không thuận lợi…
Từ những cơ sở lý luận về RRTD trong cho vay hộ kinh doanh và QTRRTD trong cho vay hộ kinh doanh được nêu ra ở chương một, kết hợp với việc phân tích nguyên nhân gây ra RRTD trong cho vay hộ kinh doanh và kết quả khảo sát thực trạng công tác quản trị RRTD trong cho vay hộ kinh doanh của Agribank EaSup – Dak Lak ở chương hai, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tốt hơn công tác quản trị RRTD trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank EaSup- Dak Lak ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3