Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Easup, Đăk Lăk (Trang 44 - 48)

7. Bố cục đề tài

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại

a. Nhân tố bên ngoài

* Những yếu tố thuộc khách hàng hộ kinh doanh

Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng có thể gặp nhiều trở ngại từ ý thức khách hàng vay vốn. Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo chây ỳ, gian dối, không trung thực có thể gây khó khăn cho các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều rủi ro tín dụng phát sinh từ nguyên nhân này. Năng lực, trình độ của khách hàng cũng là yếu tố cần lưu tâm. Một phương án vay vốn sau khi đã đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng, nhưng khi được vận hành hoạt động không tốt, không thu hồi được vốn sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng.

* Môi trường pháp lý

Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố thuộc về môi trường pháp lý. Nếu môi trường pháp lý tốt, đầy đủ và đồng bộ sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả của các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không đồng bộ sẽ tạo ra nhiều bất cập trong quá trình thực hiện các nội dung quản trị rủi ro. Mặt khác, sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh không lành mạnh, tạo nhiều sơ hở thuận lợi cho các hoạt động bất hợp pháp từ khách hàng vay vốn … có thể vô hiệu hoá các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

* Môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội:

Sự biến động của nền kinh tế thị trường như lạm phát, suy thoái….sẽ tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp, có thể làm suy giảm khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp, từ đó xảy ra rủi ro tín dụng, cũng như hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ở các mức khác nhau.

Môi trường chính trị, văn hóa xã hội cũng có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, tuy nhiên các ảnh hưởng này không rõ nét, không mang tính chất quyết định đến hiệu quả của các biện pháp quản trị rủi ro. Các nhân tố thuộc về môi trường tự nhiên có thể là thiên tai lũ lụt, bệnh dịch, hỏa hoạn…gây sự cố cho các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, đưa đến các trở ngại trong việc triển khai các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

b. Nhân tố bên trong

Các nhân tố chủ quan là nhân tố xuất phát từ chính bản thân ngân hàng, đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến mức độ quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh. Các yếu tố này bao gồm:

- Cơ cấu tổ chức của ngân hàng: Cơ cấu tổ chức tốt sẽ tạo ra cách thức quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao. Khi các bộ phận được phân định rõ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ sẽ tạo nên sự vận động nhịp nhàng của bộ máy, đồng thời dễ cho nhà quản lý phát hiện sai sót ở khâu nào kịp thời giải quyết.

- Chính sách cho vay hộ kinh doanh và quy trình tín dụng của ngân hàng:

Chính sách cho vay hộ kinh doanh và quy trình tín dụng sẽ tạo ra một cơ chế đảm bảo tính nhất quán. Chính sách tín dụng bao gồm nhiều nội dung như quy định về tiểu chuẩn đối với danh mục cho vay, mức giới hạn tối đa đối với giới hạn tín dụng, giới hạn cho vay, bảo lãnh …, xác định quyền hạn và trách nhiệm đối với từng cán bộ tín dụng, đánh giá và giải quyết đối với đề nghị vay vốn.

Việc xây dựng một chính sách tín dụng và xác lập một quy trình tín dụng phù hợp, không ngừng hoàn thiện nó là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với NHTM. Một quy trình tín dụng hợp lý, giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh, phải đảm bảo thực hiện tốt các khâu :

+ Hệ thống thông tin, báo cáo của ngân hàng: Hệ thống thông tin nội bộ và hệ thống thông tin bên ngoài giúp cho ngân hàng kịp thời ra những quyết định đúng đắn trong suốt quá trình cho vay, qua đó phát hiện và xử lý sớm các sai phạm sảy ra, giúp cho công tác quản trị tín dụng trở nên hiệu quả hơn.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ bao gồm việc ban hành và thực hiện các quy trình kiểm tra giám sát các hoạt động nghiệp vụ, kế hoạch kiểm tra kiểm soát nội bộ, nhằm ngăn ngừa hiện tượng thông đồng giữa các bộ phận nghiệp vụ.

- Đội ngũ cán bộ ngân hàng: Con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi lĩnh vực. Trong quá trình thực hiện các chính sách, quy trình nhìn nhận chủ quan của người đánh giá luôn chi phối đến quyết định cuối cùng. Do vậy, để có thể đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn, cần thiết phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt, giúp công tác quản trị rủi ro tín dụng được tốt hơn. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng là điều rất đáng quan tâm, đây cũng là một trong các yếu tố trọng yếu dẫn đến rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả giới thiệu một cách tổng quan những lý luận cơ bản về hộ kinh doanh, RRTD trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM, từ đó đề cập đến mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh, cũng như các tiêu chí phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại.Trên cơ sở lý luận đó, ở chương 2 tác giả sẽ phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank EaSup – Dak Lak, những thành công về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh và những tồn tại, hạn chế để tìm một hướng giải pháp cho những vấn đề này.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Easup, Đăk Lăk (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)