Tình hình rủi ro tín dụng tại BIDV Đăk Lăk

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đăk Lăk (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

2.2. TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH ĐĂK LĂK

2.2.1. Tình hình rủi ro tín dụng tại BIDV Đăk Lăk

2.2.1.1. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu phân theo ngành kinh tế

Theo kết quả phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế tại Bảng 2.4 sau đây thì nợ xấu phát sinh tại BIDV Đăk Lăk năm 2011 chủ yếu tập trung vào ngành xây dựng; ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Bảng 2.5: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo ngành kinh tế các năm 2009-2011.

ĐVT: tỷ đồng 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011

Ngành Nợ

xấu % Nợ

xấu % Nợ xấu %

Xây dựng 9.489 22.04 19 40.51 27 53.07 Sản xuất và phân phối điện, khí

đốt và nước

Sản xuất chế biến

Công nghiệp khai thác mỏ

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 28.56 66.34 15 31.98 12.58 24.72

Thương mại và dịch vụ

Khách sạn và nhà hàng 3 6.97 3 6.40 0

Ngành khác 2.001 4.65 9.9 21.11 11.3 22.21

Cộng 43.05 100 46.9 100 50.88 100

“Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Đăk Lăk”

- Ngành xây dựng: Nợ xấu ngành xây dựng chiếm tỷ trọng 53,07% trên tổng số nợ xấu với giá trị 27 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu của việc phát sinh nợ xấu của ngành xây dựng chủ yếu là nguồn thanh toán các công trình xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách thường xuyên bị chậm trễ so với dự toán như trường hợp phát sinh nợ xấu của Công ty CP xây dựng Quyết Thắng, Công ty TNHH Vĩnh Lộc,… Một nguyên nhân nữa là do sự đầu tư dàn trải nhiều ngành nghề trong lúc tình hình tài chính của công ty còn yếu kém như Công ty TNHH Yến Ngân.

- Ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Tỷ lệ nợ xấu của ngành lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22,21% trên tổng dư nợ với giá trị khoảng 12,58 tỷ đồng. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu chủ yếu của ngành này là các doanh nghiệp nhà nước hoạt hoạt động lình vực kinh doanh chế biến cà phê không hiệu quả do giá giá cả cà phê biến động thất thường, có nhiều thời điểm giá bán cà phê thấp hơn giá thành. Đối với lĩnh cà phê là ngành kinh doanh cío độ rủi ro cao nhất tại đìa bàn Đăk Lăk.

- Ngoài ra còn một khoản nợ xấu do cán bộ Quản trị tín dụng dụng - Đặng Thành Nam giả chữ ký của khách hàng, của cán bộ lãnh đạo, ăn cắp user chiếm đoạt của ngân hàng 9 tỷ đồng.

2.2.1.2. Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.6: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp từ 2009-2011 ĐVT: tỷ đồng

31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011

Loại hình

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNNN 20.34 47.25 11.42 24.35 9.58 18.83

SMEs 17.71 41.14 22.48 47.93 24 47.17

Cá nhân 5 11.61 13 27.72 17.3 34.00

Cộng 43.05 100 46.9 100 50.88 100

“Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Đăk Lăk”

- Loại hình doanh nghiệp Nhà nước được đánh giá là loại hình cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, cho vay chủ yếu ở hình thức tín chấp, tài sản bảo đảm chỉ là biện pháp bổ sung. Ngành nghề của của loại hình doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là các ngành nông, lâm nghiệp nên có nhiều yếu tố rủi ro về thời tiết, thời vụ, giá cả và cho vay theo sự chỉ đạo của tỉnh để phát triển kinh tế địa phương.

- Loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh và khách hàng thể nhân là những khách hàng chính trong hoạt động tín dụng hiện nay của

BIDV Đăk Lăk, đây là những khách hàng năng động, hầu hết dư nợ đều có tài sản bảo đảm. Tuy phát sinh nợ xấu nhưng đều có khả năng thu được toàn bộ gốc và lãi vay. Trong tổng nợ xấu tại thời điểm 31/12/2011, chỉ có một phần dư nợ do CB QTTD chiếm đoạt 9 tỷ đồng là không có tài sản bảo đảm và nợ xấu vay tín chấp tồn động của cán bộ công nhân viên của các cơ quan trong tỉnh từ những năm 2003 trở về trước là chưa xử lý được.

Nợ xấu phát sinh của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết là những đơn vị mới đi vào hoạt động, kinh nghiệm đều hành sản xuất kinh doanh chưa có, năng lực tài chính yếu kém, chưa có đầu ra ổn định như Công ty TNHH XD Vĩnh Lộc thành lập năm 2009, Công ty TNHH XD Phúc Cường thành lập năm 2007, Công ty TNHH xây dựng Lâm Nguyên thành lập năm 2007. Ngoài ra một số doanh nghiệp đầu tư sang các lĩnh vực khác ngoài ngành kinh doanh chính trong lúc tiềm lực tài chính yếu kém dẫn đến mất khả năng thanh toán, khả năng thu hồi các khoản đầu tư chậm như Công ty TNHH XD Yến Ngân.

2.2.1.3. Nợ xấu phân theo tài sản bảo đảm:

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp nợ xấu và tài sản bảo đảm

ĐVT: tỷ đồng 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Loại cho vay

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng nợ xấu 43.05 100 46.9 100 50.88 100 Nợ xấu có TSBĐ 39.05 90.71 34.2 72.92 38.88 76.42 Nợ xấu không có

TSBĐ 4 9.29 12.7 27.08 12 23.58

“Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Đăk Lăk”

Theo kết quả phân tích nợ xấu trên cho ta thấy hầu hết nợ xấu là có TSBĐ, chỉ một phần nhỏ không có tài sản là do khoản vay của Đặng Thành Nam chiếm đoạt 9 tỷ đồng (rủi ro đạo đức) và cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên thông qua bảo lãnh các đơn vị 2 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản thế

chấp của các khoản nợ xấu phát sinh thì đa số đủ điều kiện để xử lý thu thu hồi nợ, chỉ một phần nhỏ tài sản là giá trị vườn cây cà phê của Công ty cà phê Phước An và Công ty cà phê Tháng Mười là chưa đủ điều kiện khấu trừ theo quy định (TSBĐ chưa công chứng, chứng thực, chưa đăng ký giao dịch bảo đảm).

2.2.1.4. Rủi ro tín dụng từ các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố đã nghiên cứu trên, hoạt động tín dụng tại BIDV Đăk Lăk luôn chứa đựng nhiều rủi ro khác như rủi ro về điều kiện môi trường kinh doanh, tư cách khách hàng, rủi ro từ quy trình tín dụng của ngân hàng, rủi ro từ công tác kiểm tra kiểm soát trong quá trình cho vay,… Tuy nhiên với phạm vi của bài viết chưa thể đi sâu và phân tích hết được tất cả các yếu tố rủi ro nêu trên.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đăk Lăk (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)