Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đăk Lăk (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

2.2. TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH ĐĂK LĂK

2.2.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

2.2.2.2. Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

- Cấp tín dụng tập trung quá lớn vào một ngành nghề, thành phầm kinh tế: Việc cấp tín dụng quá lớn vào một ngành nông nghiệp và thương mại cà

phê mà khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, không tuân thủ nguyên tắc phân tán rủi ro tín dụng đã làm xảy ra rủi ro tín dụng rất lớn mà kết quả là nợ ngoại bảng còn tồn đọng trên 60 tỷ đồng như Công ty vật tư vận tải và XNK Đăk Lăk trên 12 tỷ đồng, Công ty cà phê Phước An trên 11 tỷ đồng, Công ty Đầu tư và Phát triển Buôn Ja Wầm trên 6 tỷ đồng,...

- Công tác kiểm tra nội bộ tại BIDV Đăk Lăk chưa đề cao đúng mức:

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của BIDV Đăk Lăk hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống "thắng" của cổ xe tín dụng. Cổ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới, mặt khác bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh lại trực thuộc và chịu sự điều hành trực tiếp cả về tổ chức và nghiệp vụ của Giám đốc chi nhánh do vậy hiệu lực của công tác kiểm tra nội bộ chưa cao chẳng khác nào "vừa đá bóng, vừa thổi còi".

- Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Mặt khác việc thăng tiến của cán bộ nghiệp vụ chưa đáp ứng đủ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động của NH.

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: BIDV Đăk Lăk thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay là lơi

lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi NH cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của NH nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và NH nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua BIDV Đăk Lăk chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ NH, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các DN quá lạc hậu, không cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin mà BIDV yêu cầu (đặc biệt là các DNTN, công ty TNHH, cổ phần;...)

- Sự hợp tác giữa các NH quá lỏng lẻo, vai trò CIC chưa thực sự hiệu quả:

+ Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều NH (như Công ty Đầu tư XNK Tây Nguyên có quan hệ tín dụng với 22 ngân hàng, Công ty 2/9 Đak Lak quan hệ trên 15 ngân hàng, Công ty TNHH Anh Minh quan hệ trên 7 ngân hàng,...) Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều NH cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một NH nào.

+ Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay NH dữ liệu của CIC chưa đầy đủ thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đăk Lăk (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)