CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á-
2.1.9. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2011-2013
47 a. Tình hình sử dụng nguồn vốn từ 2011 – 2013
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đà Nẵng từ 2011-2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2012/2011 2013/2012
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng nguồn vốn 855,000 100 1.212,000 100 1.256,000 100 357,000 41,8 44,000 3,6 Nguồn vốn huy động 652,000 76,3 918,000 75,7 971,000 77,3 266,000 40,8 53,000 5,8 Theo loại hình
+ VNĐ 575,000 67,3 855,000 70,5 888,000 70,7 280,000 48,7 33,000 3,9 + Ngoại tệ
77,000 9,0 63,000 5,2 83,000 6,6 -
14,000 -18,2 20,000 31,7 Theo thời hạn
+ Ngắn hạn 539,000 63,0 441,000 36,4 602,000 48,0 -98,000 -18,2 161,000 36,5 + Trung dài hạn
113,000 13,3 477,000 39,4 369,000 29,3 364,000 322 -
108,000 -28,6 Tiền vay Hội Sở Chính 109,000 12,7 223,000 18,4 210,000 16,7 114,000 104,5 -13,000 -5,83 Nhận ủy thác đầu tƣ 75,000 8,8 64,000 5,3 60,000 4,7 -11,000 -14,6 -4,000 -6,25 Nguồn vốn khác 19,000 2,2 7,000 0,6 15,000 1,2 -12,000 -63,2 8,000 114,3 (Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro)
48
Dựa vào bảng số liệu, cho thấy nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi và tiết kiệm. Vốn huy động năm 2011 là 652 tỷ đồng, đến năm 2012, vốn huy động tăng lên đến 918 tỷ đồng, tăng 266 tỷ so với năm 2011, tương ứng tăng 40,8%. Đến năm 2013, vốn huy động tiếp tục tăng lên thành 971 tỷ đồng, tăng 53 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 5,8%. Có thể nói, giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại mới ra đời, tuy nhiên ngân hàng Đông Á chi nhánh Đà Nẵng đã luôn duy trì và phát triển nguồn vốn huy động ở mức cao. Đó là nhờ vào những chiến lƣợc hợp lý của DongAbank Đà Nẵng nhằm thu hút nguồn vốn huy động nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Đặc biệt nhờ mối quan hệ tốt với khách hàng mà Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đà Nẵng đã xây dựng trong những năm qua, nên khách hàng vẫn luôn đặt niềm tin vào ngân hàng này.
Nếu phân chia theo loại hình thì nguồn vốn huy động bao gồm tiền đồng và ngoại tệ. Qua ba năm, nguồn huy động tiền đồng luôn chiếm tỷ lệ cao, năm 2011 chiếm 67,3% tổng nguồn vốn, năm 2012 chiếm 70,5% và năm 2013 chiếm 70,7%. Đây là dấu hiệu tốt đối với nền kinh tế vì theo nhƣ xu hướng hiện tại, tiền đồng có xu hướng giảm giá trị so với trước đây, và người tiêu dùng chuộng gửi tiền và tiết kiệm bằng ngoại tệ để giảm rủi ro. Nếu tình trạng này xảy ra, thì dần dần nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đứng trước tình hình khó khăn đó, ngân hàng TMCP Đông Á đã mạnh dạn tung ra các đợt khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng dành cho khách hàng gửi tiền và tiết kiệm bằng tiền đồng, nhằm thu hút và nâng cao giá trị tiền đồng, và kết quả nguồn huy động tiền đồng qua 3 năm luôn chiếm trên 65%.
Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Đông Á chi nhánh Đà Nẵng, nguồn vốn huy động ngắn hạn năm 2011 chiếm 63%, trong khi đó, nguồn vốn
49
trung dài hạn chỉ chiếm 13,3%, cho thấy tâm lý người tiêu dùng vẫn ngại gửi tiền và tiết kiệm kỳ hạn dài để tránh sự rủi ro về lãi suất, vì trong thời gian qua lãi suất biến động khá lớn. Nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao là dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp, vì doanh nghiệp sẽ không đƣợc sử dụng dài hạn nguồn vốn này. Đến năm 2012, với những chính sách thu hút gửi tiền và tiết kiệm dài hạn, ngân hàng đã thu hút đƣợc nguồn vốn trung dài hạn khá lớn, chiếm 39,4% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, do tình hình biến động, nên đến năm 2013, nguồn vốn ngắn hạn lại chiếm tỷ lệ lớn, 48%, trong khi đó nguồn vốn trung dài hạn chiếm 29,3%.
Ngoài lƣợng vốn huy động đƣợc trên địa bàn, hàng năm chi nhánh Đà Nẵng còn nhận đƣợc nguồn vốn vay từ Hội sở . Năm 2011, tiền vay từ Hội sở là 109 tỷ đồng; tuy nhiên, đến năm 2012, số tiền vay từ Hội sở là 223 tỷ đồng, tăng đến 114 tỷ so với năm trước, tương ứng tăng 104,5%. Đến năm 2013, số tiền vay từ Hội sở là 210 tỷ, giảm 13 tỷ so với năm 2012, tương ứng giảm 5,83%. Tuy số tiền vay có giảm nhƣng vẫn còn ở mức khá cao, nguyên nhân là do DongAbank Đà Nẵng từ 2011 – 2013 phải sửa sang trụ sở và xây dựng thêm phòng giao dịch Cẩm Lệ, mua sắm thêm tài sản cố định nên nhận thêm tiền hỗ trợ từ Hội sở khiến cho lƣợng tiền vay tăng lên gấp đôi so với năm trước. Điều này cho thấy, nguồn vốn của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đà Nẵng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào Hội sở.
Ngoài hai nguồn vốn trên, ngân hàng Đông Á Đà Nẵng còn nhận đƣợc vốn ủy thác đầu tƣ từ nguồn vốn ADB và các nguồn vốn khác. Những khoản này chủ yếu là để cho vay mua, sửa chữa nhà với lãi suất ƣu đãi. Tuy nhiên, số vốn vay này có sự giảm sút trong ba năm qua. Trong năm 2011, nguồn vốn ủy thác đầu tƣ là 75 tỷ đồng, đến năm 2012, nguồn vốn ủy thác đầu tƣ giảm xuống còn 64 tỷ, giảm 11 tỷ so với năm 2011, tương ứng giảm 14,6%. Tương tự, đến năm 2013, nguồn vốn ủy thác đầu tƣ tiếp tục giảm chỉ còn 60 tỷ, giảm
50
4 tỷ so với năm 2012, tương ứng giảm 6,2%. Sự giảm sút này góp phần làm giảm một phần lợi nhuận của chi nhánh.
Phần còn lại của nguồn vốn là tài sản nợ khác, đây chính là các khoản phải trả của ngân hàng. Khoản vay này thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, dưới 3%. Năm 2011, nguồn vốn này chiếm 19 tỷ đồng, đến năm 2012, nhờ ngân hàng đã áp dụng các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn vốn nên số nợ phải trả đã giảm xuống còn 7 tỷ đồng, giảm 12 tỷ so với năm 2012, tương ứng giảm 63,2%. Tuy nhiên, đến năm 2013, do tình hình thị trường biến động nên số nợ phải trả là 15 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 114,3%.
Nhìn chung, ngân hàng đã có những hoạt động tích cực để tăng quy mô, chất lƣợng phục vụ cho tất cả các dịch vụ để có thể kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần làm tăng vị thế của ngân hàng trên thị trường đầy tính cạnh tranh khốc liệt này.
51 b. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2011-2013
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Á Đà Nẵng từ 2011-2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh
2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
1. Thu nhập từ lãi thuần 26,592 26,904 36,343 0,312 1,17 9,439 35,08
Thu từ lãi 95,067 142,166 158,428 47,099 49,54 16,262 11,44
Chi phí từ lãi 68,475 115,262 122,085 46,787 68,33 6,823 5,92
2. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 3,802 5,216 6,724 1,414 37,19 1,508 28,91 3. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối 0,891 0,690 0,470 - 0,201 - 22,56 - 0,220 - 31,89 4. Lãi thuần từ hoạt động khác 0,176 0,151 0,150 - 0,025 - 14,20 - 0,001 - 0,66
5. Chi phí hoạt động 11,227 15,001 20,557 3,774 33,62 5,556 37,04
6. Chi phí dự phòng rủi ro 8,791 0,171 0,917 - 8,620 - 98,05 0,746 436,26 7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh trước thuế 11,268 17,789 22,213 6,521 57,87 4,424 24,87
8. Thuế (28%) 3,155 4,981 6,219 1,826 57,87 1,238 24,85
9.Lợi nhuận sau thuế 8,113 12,699 15,994 4,586 56,53 3,295 25,95
(Nguồn:Phòng Quản lý rủi ro)
52
Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy rằng, thu nhập từ lãi thuần của ngân hàng Đông Á chi nhánh Đà Nẵng có xu hướng tăng lên, cụ thể thu nhập từ lãi thuần năm 2012 tăng 0,312 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 1,17%.
Tuy nhiên, đến năm 2013, thu nhập lãi thuần tăng rõ rệt, mức tăng là 9,439 tỷ so với năm 2012, tương ứng tăng 35,08%. Nguyên nhân là mức lãi suất huy động biến động tăng ở các ngân hàng, vƣợt quá 10,5% và lên đến 14% vào cuối năm 2013, do đó kéo theo lãi suất cho vay tăng nhanh, dẫn đến đó thu nhập trả lãi năm 2013 tăng 16,262 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 11,44% trong khi đó chi phí trả lãi năm 2013 chỉ tăng 6,823 tỷ đồng, tương ứng tăng 5,92%. Nhƣ vậy, mức tăng của thu nhập từ lãi lớn hơn nhiều so với mức tăng của chi phí trả lãi nên đã đẩy thu nhập từ lãi thuần tăng lên đem lại khoản thu nhập lớn cho ngân hàng. Việc tăng thu nhập lãi thuần trong 3 năm vừa qua là một dấu hiệu tốt cho chi nhánh, vì đây là khoản thu nhập chính của ngân hàng, phản ánh đúng bản chất của ngân hàng là nhận tiền gửi để cho vay.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong 3 năm vừa qua cũng có xu hướng tăng nhanh, cụ thể, năm 2012, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 1,414 tỷ đồng, tương ứng tăng 37,19% so với năm 2011, năm 2013 tăng 1,508 tỷ đồng, tương ứng tăng 28,91%, chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả, đạt đƣợc lợi nhuận cao ở các sản phẩm tiền gửi, cho vay và các dịch vụ thanh toán. Trong khi đó, thì hoạt động kinh doanh ngoại hối trong thời gian qua không ổn định, do biến động thị trường đô la Mỹ qua 3 năm 2011-2013. Vì đồng đô la tăng giá, nên người dân có xu hướng giữ đô la trong tay chứ không gửi ngân hàng; do đó, ngân hàng không thể tiến hành cho vay hiệu quả, vì vậy mà lãi thuần giảm sút rõ rệt qua 3 năm, cụ thể, năm 2012 giảm 0,201 tỷ đồng, tương ứng giảm 22,56%, năm 2013 giảm 0,220 tỷ đổng, giảm 31,89%.
Có thể thấy rằng, trong năm 2013, thu nhập thuần từ lãi và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ là hai khoản thu nhập lớn cho ngân hàng tăng nhanh, thu
53
nhập thuần từ lãi tăng lên 35,08% còn lãi thuần từ hoạt động kinh doanh tăng cũng tăng 28,91%, nhƣng do chi phí hoạt động qua 3 năm cũng tăng lên nhanh nhóng, mức tăng cũng xấp xỉ mức tăng của thu nhập, cụ thể là năm 2012, chi phí hoạt động tăng 3,774 tỷ đồng, tương ứng tăng 33,62%, và năm 2013 tăng 5,556 tỷ đồng, tương ứng với 37,04%. Do đó, lợi nhuận năm 2013 tuy có tăng, nhưng mức tăng giảm sút so với năm trước, năm 2012 lợi nhuận tăng 4,586 tỷ đồng, tương ứng tăng 56,53%, trong khi đó năm 2013, lợi nhuận chỉ tăng 3,295 tỷ đồng, tương ứng tăng 25,95%. Khoản chi phí tăng lên trong 3 năm gần đây là do ngân hàng mở rộng thêm phòng giao dịch Cẩm Lệ, cũng nhƣ đầu tƣ chi phí xúc tiến bán hàng do đó chi phí tăng lên là điều dễ hiểu, phản ánh hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt đẹp, tuy nhiên ngân hàng cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản chi phí nhằm đạt đƣợc mức lợi nhuận cao hơn nữa trong thời gian sắp tới.