Vai trò của KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Gia Lai (Trang 20 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN VỀ KCN, CCN VÀ PHÁT TRIỂN KCN, CCN

1.1.3. Vai trò của KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Trong quá trình hình thành và phát triển của các KCN, CCN không thể thiếu sự hiện diện của khu vực đầu tư nước ngoài. Ngoài các vai trò quan trọng như tăng nguồn vốn cho DN, chuyển giao công nghệ, tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực sự hiện diện của khu vực đầu tư nước ngoài còn

12

là một tác nhân thúc đẩy cạnh tranh; nhiều trường hợp có thể dẫn đến tình trạng giảm sút sản lượng, thậm chí có thể buộc doanh nghiệp rời khỏi thị trường hoặc có thể sống sót nếu vượt qua được giai đoạn điều chỉnh cơ cấu để thích nghi với môi trường cạnh tranh mới. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng quá trình sản xuất của mình, bằng việc sản xuất các hàng hóa trung gian và các yếu tố khác của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước có khả năng bứt phá để sau đó trực tiếp tiến hành xuất khẩu. Đó dường như là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và tiềm lực phát triển.

Bên cạnh đó mối quan hệ giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp phụ trợ trong nước có tính tương hỗ hai chiều và chỉ có thể phát triển bền vững trên nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi". Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, dù đặt cơ sở sản xuất ở đâu, cũng đều cần một lượng lớn các yếu tố đầu vào. Rõ ràng là, nếu có thể sử dụng các yếu tố này ở ngay nền kinh tế nước sở tại, thì họ sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất.

b. To vic làm và thu nhp cho người lao động

Trong những năm vừa qua, sự ra đời và hình thành các KCN, CCN đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, giải quyết được phần nào tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế.Việc thu hút nhiều lao động làm việc tại các KCN, CCN cho thấy hiệu quả xã hội đem lại từ các KCN, CCN là rất lớn.

Không những vậy các KCN, CCN còn đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động thông qua quá trình hoạt động và phát triển của mình. KCN, CCN là môi trường tốt nhất để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do áp lực phải sản xuất ra các mặt hàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, các nhà đầu tư buộc phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đội ngũ cán bộ quản lý. Vì thế, người lao động sẽ có cơ hội để tiếp thu tốt nhất công

13

nghệ sản xuất hiện đại, công nghệquản trị tiên tiến, ở đó, người lao động biết cần phải tự giác tham gia vào quá trình đào tạo, tự đào tạo lại để luôn thích ứng với yêu cầu phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, đây là địa điểm thuận lợi để đào tạo nguồn nhân lực mới có chất lượng cao, là tác động cơ bản, động lực mạnh mẽ, góp phần thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các KCN, CCN, các doanh nghiệp KCN, CCN và quy định lộ trình tăng lương tối thiểu của Chính phủ, thu nhập của người lao động trong các KCN, CCN dần được nâng cao, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đồng thời giảm hệ số chênh lệch giàu nghèo, tăng chỉ số phát triển con người.

c. Góp phn nâng cao trình độ công ngh và qun lý kinh doanh

Khu công nghiệp, cụm công nghiệp với hạt nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp trong nước: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các KCN, CCN là nhân tố tác động mạnh mẽ đến đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp trong nước. Thực tế cho thấy, việc áp dụng mô hình kinh tế các KCN, CCN đã thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ phát triển nhanh, cả về phạm vi và tốc độ. Chuyển giao công nghệ của khu vực đầu tư nước ngoài tới doanh nghiệp trong nước có ảnh hưởng lâu dài, đóng góp tích cực vào việc tăng năng suất trong ngành công nghiệp của nước sở tại. Có thể thấy, tác động lan tỏa công nghệ của khu vực FDI được thực hiện thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ.

Thông qua mối quan hệ với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước ứng dụng công nghệ sản xuất tương tự để sản xuất sản phẩm, dịch vụ thay thế và sản phẩm, dịch vụ khác để tránh cạnh tranh.Đồng thời có tác động tạo ra các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong nước để hỗ trợ cho hoạt động của các

14

doanh nghiệp FDI, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhìn chung, một số ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ là dầu khí, điện tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy và dệt may, giày dép, trong đó viễn thông, dầu khí được đánh giá có hiệu quả nhất. Thêm vào đó, những ảnh hưởng gián tiếp có thể còn quan trọng hơn. Các liên kết có thể trở thành những kênh có sức mạnh cho việc nhân rộng tri thức và kỹ năng giữa các công ty; đồng thời có thể kích thích hiệu quả, tăng năng suất, năng lực công nghệ và quản lý, đa dạng hoá thị trường cho nhà cung ứng.

d. Thúc đẩy chuyn dch cơ cu kinh tế theo hướng hin đại, hình thành và phát trin các khu đô th mi

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển để trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Sự hoạt động của các KCN, CCN làm tăng đóng góp ngày cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại có xu hướng tăng, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống so với cơ cấu chung nhưng giá trị sản xuất, đóng góp vào GDP và các chỉ số tăng trưởng kinh tế đều tăng. Từng bước thay đổi chuyển dịch từ thuần nông sang sản xuất hàng hóa có sự thay đổi về tỷ trọng nội bộ ngành nông nghiệp nông thôn, các ngành dịch vụ thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển nhanh, mạnh, chiếm tỷ trọng tăng lên dần so với ngành nông nghiệp, cơ cấu theo vùng lãnh thổ dần dần hình thành các vùng tập chung, chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm, đời sống nhân dân nông thôn trong tỉnh được nâng lên, bộ mặt xã hội nông thôn thay đổi. Bên cạnh đó còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các DNTN tại các KCN, CCN với sự tăng trưởng mạnh, năng

15

động, hiệu quả đã tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự mở rộng thị trường, tạo thế và lực mới cho nền kinh tế,... Góp phần quan trọng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, các KCN, CCN thường có khả năng chuyển nhanh các khu vực thuần nông, trở thành một thành phố công nghiệp với kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và ổn định.

e. Thúc đẩy quá trình hin đại hoá h thng cơ s h tng

Qua quá trình xây dựng và phát triển, ngoài các tác động như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tăng trưởng kinh tế nhanh, các KCN, CCN còn đã thúc đẩy liên kết hạ tầng kỹ thuật, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế-xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều.

Các KCN, CCN trong quá trình quy hoạch đã cơ bản đảm bảo được sự gắn kết hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, CCN.

Chính hạt nhân từ các KCN, CCN đã hình thành các khu đô thị mới, cùng các công trình hạ tầng xã hội đã đưa mạng lưới đô thị các tỉnh ngày càng mở rộng và phát triển. Các khu đô thị, dịch vụ sau khi triển khai đầu tư sẽ có công trình văn hóa, cơ sở phúc lợi xã hội và các công trình hạ tầng xã hội khác đáp ứng cho người lao động tại KCN, CCN và dân cư địa phương.

Theo đó, hệ thống các tuyến đường giao thông ở các Tỉnh lộ được quy hoạch đầu tư xây dựng nối các KCN, CCN, khu đô thị thành mạng lưới giao thông khép kín, liên hoàn; quy hoạch mạng lưới điện của tỉnh thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung; mạng lưới cung cấp nước sạch cho các KCN, CCN và khu đô thị được chú trọng đầu tư, nhiều nhà máy cấp nước sạch được xây dựng. Hệ thống hạ tầng viễn thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cũng được kéo theo cùng với việc xây dựng hạ tầng các KCN, CCN. Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học,

16

bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hoá, thể thao…đảm bảo cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội.

f. To điu kin thun li cho vic x lý ô nhim môi trường, bo v môi trường sinh thái cho phát trin bn vng

Bảo vệ môi trường là nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Các nước đang phát triển thực hiện CNH, HĐH cần chú ý sự phát triển cân bằng cả kinh tế, xã hội và môi trường. Vấn đề môi trường là một yếu tố quan trọng mà bất cứ một DN sản xuất nào đều phải giải quyết và xử lý. Với mục tiêu chỉnh trang các đô thị theo hướng hiện đại, văn minh và bảo vệ môi trường, phải di dời nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các đô thị ra các vùng ngoại thành. Nếu các DN phân bố phân tán, mặt khác việc xử lý chất thải do từng doanh nghiệp thực hiện riêng rẽ sẽ rất tốn kém và không đồng bộ. Việc tập trung nhiều doanh nghiệp trên cùng một địa bàn sẽ cho phép xây dựng các trung tâm xử lý chất thải với chi phí bớt tốn kém hơn. KCN, CCN là nơi tập trung các DN công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải để xử lý, góp phần khắc phục tình trạng khó kiểm soát chất thải của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. Nhờ có sự hình thành các KCN, CCN mà việc đầu tư cho môi trường được quan tâm hơn, các bãi rác tập trung vốn đã chật hẹp, hết công suất và chưa có bãi chôn lấp xử lý chất thải rắn, độc hại nay đã được các Khu xử lý rác thải hiện đại, Nhà máy xử lý rác thải công suất xử lý. Việc xử lý rác thải ngay tại KCN, CCN, nơi phát sinh nguồn thải theo mô hình 3R (giảm thiểu (Reduce), tái chế (Recycle) và tái sử dụng (Reuse)) đang là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát được ô nhiễm môi trường, tránh gian lận thương mại, tăng nguồn thu cho ngân sách, góp phần xây dựng khu công nghiệp xanh, thân thiện môi trường.

Tuy nhiên, trong quá trình đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các KCN, CCN ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng trầm

17

trọng, nếu không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Vì vậy bảo vệ môi trường ở các KCN, CCN vừa là điều kiện vừa là mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm cho sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Gia Lai (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)