CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCN, CCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
3.2.5. Tạo môi trường có trình độ công nghệ phù hợp trong KCN, CCN
- Đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại phù hợp với quá trình sản xuất.
- Cần tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến.
92
- Thông qua các dự án FDI thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ từ FDI vào các DN trong KCN, CCN. Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động chuyển giao công nghệ.
- Phải tạo sự phối hợp liên kết thường xuyên dưới nhiều hình thức, giữa cơ quan nghiên cứu khoa học với các DN trong KCN, CCN để từ đó có thể ứng dụng một cách tốt nhất công nghệ khoa học tiên tiến, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.
- Có chính sách khuyến khích các DN đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Các DN phải nắm bắt được sự thay đổi của công nghệ, để có chiến lược công nghệ đúng đắn.
93
KẾT LUẬN
Xây dựng các KCN, CCN nhằm mục đích phát triển sản xuất công nghiệp để xuất khẩu, gọi vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu kỹ thuật hiện đại và nhận công nghệ tiên tiến, đồng thời học tập kinh nghiệm và hình thành thói quen, phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến, sử dụng nguyên,nhiên vật liệu và lực lượng lao động tại chỗ, tạo việc làm mới và hỗ trợ giải quyết các vấn đề KT –XH của những vùng lạc hậu góp phần tăng trưởng kinh tế trong nước. Bên cạnh đó việc phát triển các KCN, CCN còn góp phần bổ sung bí quyết sản xuất và tìm thị trường, tiếp cận mạng lưới thị trường quốc tế. KCN là công cụ để thúc đẩy xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, tiếp thu chuyển giao kỹ thuật, tay nghề, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển.
Tại Gia Lai, các KCN, CCN tuy mới thành lập nhưng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong hơn 10 năm qua, các KCN, CCN đã có đóng góp lớn vào sự phát triển KT–XH của tỉnh. Cụ thể là: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH – HĐH, góp phần gia tăng năng lực nội sinh của tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và tăng thu ngân sách.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các KCN, CCN còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, trong đó nổi lên là: quy hoạch và xây dựng KCN, CCN chưa tương xứng với tiềm năng và không theo kịp với yêu cầu phát triển; cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, CCN yếu kém, thiếu đồng bộ; tiến độ triển khai dự án thứ cấp chậm tiến độ; trình độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong KCN, CCN.. Để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các KCN, CCN ở tỉnh Gia Lai theo hướng hiệu quả, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp cơ bản và đồng bộ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
[2] Ths.Phạm Quang Đức (2012), “Việt Nam, Malaysia chia sẻ kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp”.
[3] TS.Lê Thế Giới (2009), “Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy”, Tạp chí khoa học và công nghệ.
[4] TS. Phạm Thanh Hà (2011) ,“Các khu công nghiệp ở Việt Nam: Hướng tới sự phát triển bền vững”.
[5] Ths. Cảnh Chí Hoàng (2013), “Phát triển nguồn nhân lực cho KCN tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập.
[6] Ths. Nguyễn Mạnh Hùng (2014), “ Nhà ở cho công nhân KCN – Thực trạng và giải pháp”.
[7] PGS.TS Nguyễn Đình Mạnh (2011),“Giáo trình Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp”, Viện Môi trường và Tài nguyên.
[8] Nguyễn Phúc Nguyên (2013) ,“Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Miền Trung”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
[9] Trần Minh Ngọc (2010), “Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc”.
[10] Ths. Vũ Thị Kim Oanh (2014), “Phát triển các khu công nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
[11] Đặng Nguyên Phúc (2013), “Phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang”.
[12] TS. Trương Thị Minh Sâm (2004),"Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất" .
[13] Bộ Công Thương (2014), Tạp chí Công thương số 12/2014.
[14] Bộ Công Thương (2014), Tạp chí Công thương số 13/2014.
[15] Chi cục Thống kê thành phố Pleiku (2013), Niêm giám Thống kê thành phố Pleiku năm 2013.
[16] Luật quy hoạch đô thị năm 2009.
[17] Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm1994.
[18] Nghị định số 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
[19] Thông tư số 19/2009/TT – BXD của Bộ xây dựng Quy định quản lý xây dựng trong các khu công nghiệp.
[20] Nghị định số 192-CP ngày 28-12-1994 của Chính phủ về ban hành Quy chế KCN.
[21] Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 7/4/2008 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt nhiệm vụ rà soát , bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Gia Lai đến năm 2020.
[22] Quyết định 570/QĐ-UBND về việc bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013-2015.
[23] Thông tư 19/2008/TT - BXD ngày 19/12/2008 về việc hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế.
[24] “Khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh phía Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2002.
[25] Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 20/7/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố.