Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực phục vụ các KCN, CCN

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Gia Lai (Trang 97 - 100)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCN, CCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

3.2.4. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực phục vụ các KCN, CCN

Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của các KCN, CCN dẫn đến giảm hiệu quả phát triển KT- XH của nhiều địa phương là thiếu lực lượng lao động được đào tạo. Thông thường sau khi được tuyển chọn, người lao động được tham gia những khóa đào tạo ngắn hạn tại DN để làm quen công việc, quen thao tác trên dây chuyền.

Nhìn chung, việc cung cấp lao động cho các KCN, CCN ở Gia Lai đang gặp mâu thuẫn: thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề, trong khi số lao động cần bố trí việc làm ở tỉnh vẫn dư thừa nhiều. Đất đai nông nghiệp được chuyển đổi sang đất KCN, CCN thì tương đối nhanh, nhưng năng lực của lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển KCN (đây là một bộ phận nguồn lực sản xuất ngoài đất đai) thìkhông theo kịp. Dường như các cấp chính quyền của Tỉnh chưa có sự chuẩn bị trước về lao động cho phát triển KCN, CCN. Việc tuyển dụng lao động cho các KCN về cơ bản được hình thành gần như tự phát. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, CCN tỉnh Gia Lai cần tổ chức hoạt động đào tạo lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà đầu tư. Để giải quyết tốt vấn đề này, phải có một giải pháp phát triển nguồn nhân lực cung cấp cho các KCN, CCN trong thời gian tới như:

- Nâng cao việc nhận thức và thực hiện tốt việc đào tạo nghề cho người

89

lao động để đáp ứng đòi hỏi của sản xuất tiên tiến, hiện đại. Đây là yêu cầu đầu tiên hướng tới phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực cho KCN, CCN nói riêng.

- Phát triển các trường dạy nghề dưới nhiều hình thức: đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn. Khuyến khích và tạo điều kiện để các chủ đầu tư trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài tổ chức đào tạo tại các DN, các trung tâm.

- Quan tâm và đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo nghề. Tình trạng phổ biến nhất hiện nay ở nước ta nói chung và Gia Lai nói riêng là tình trạng

thừa thầy,thiếu thợ”. Các cơ sở dạy nghề như : Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai, các trường Trung cấp Nghề tại các huyện tuy đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại nhưng phần lớn lao động đào tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế buộc các DN phải đào tạo lại, rất tốn kém. Để giải quyết tình trạng này, các DN buộc phải tuyển dụng lao động ngoại tỉnh, trong khi đó lực lượng lao động trong Tỉnh lại dư thừa. Cần phát triển mô hình liên kết đào tạo giữa nhà trường, trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề với các cơ sở sản xuất để đào tạo theo đơn đặt hàng, làm cho quá trình đào tạo gắn bó với huy động của các DN.

- Có chính sách khuyến khích tổ chức cá lớp đào tạo dạy nghề có thực hành cụ thể cho các huyện vùng sâu như: An Khê, KrongPa, KongChro....

Làm được điều này sẽ có lợi cho cả hai phía, phía người lao động được học nghề tại chỗ và thường được bảo đảm về việc làm sau khi học xong, chi phí cho việc đi học cũng được giảm đi đến mức tối thiểu vì quá trình học cũng là quá trình tạo ra sản phẩm, sẽ được trả lương để chi trả trong thời gian học nghề. Phía nhà doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn tuyển dụng. Để nâng cao hiệu quả đào tạo, bổ sung chất lượng nguồn nhân lực, các trường, các trung tâm, các cơ sở dạy nghề cần có sự liên hệ với các cơ sở sản xuất để có sự phối hợp trong công tác đào tạo và sử dụng lao động khi họ ra trường.

Mặt khác, tăng cường, khuyến khích việc đào tạo nghề cho người lao động ở nước ngoài, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ người đi học như cho vay ưu đãi

90

với thời gian, điều kiện, phương thức trả nợ thích hợp, hoặc hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo.

- Một vấn đề hết sức quan trọng nữa đó là việc nghiên cứu quy hoạch các DN với nhu cầu lao động theo giới tính để đảm bảo cơ cấu lao động theo giới tính một cách hợp lý trên phạm vi của Tỉnh. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ bảo đảm tính ổn định của nguồn lao động cũng như đời sống tinh thần cho người lao động cho Tỉnh nhà.

- Hiện nay, phần lớn số lao động trong các KCN, CCN ở Gia Lai xuất thân từ nông thôn, trình độ văn hóa hạn chế, không nắm được những quy định của pháp luật nên chưa tự bảo vệ được quyền lợi của mình khi làm việc ở doanh nghiệp. Vì vậy, cần nâng cao kiến thức về pháp luật cần thiết cho người lao động hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với DN và đối với xã hội là việc cần được chú trọng.

- Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể, nhất là Công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Cần có kế hoạch vận động thành lập công đoàn ở tất cả các DN; xây dựng tổ chức công đoàn thật sự trở thành người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, giám sát chủ đầu tư thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước.

- Tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Tái sản xuất sức lao động là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. UBND tỉnh Gia Lai và chính quyền nơi có KCN, CCN phải tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người lao động thông qua việc quy hoạch các khu định cư, nâng cấp hoặc xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào ( bệnh viện, trường học, khu thương mại, khu giải trí, đường xá…). Khi xây dựng KCN, đặc biệt đối với huyện nơi có nhiều KCN,CCN cần gắn liền với việc quy hoạch xây dựng khu dân cư, khu nhà ở cho công nhân. Từng bước thực hiện để đáp ứng nhu cầu thực tế. Quy hoạch KCN, cần gắn với xây dựng

91

các đô thị công nghiệp. UBND tỉnh cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, với các chủ đầu tư trong các KCN và với chính người lao động, tạo sức mạnh chung để thực hiện công tác này.

Như vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển các KCN, CCN từ đó phục vụ cho sự phát triển KT – XH của tỉnh phải được giải quyết trên cơ sở hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đào tạo, sự thay đổi nhận thức của người dân, người lao động cũng như từ phía người sử dụng lao động.

Tất cả những giải pháp trên cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư và là điều kiện hết sức quan trọng để thu hút đầu tư vào các KCN, CCN của tỉnh Gia Lai.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Gia Lai (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)