CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN, CCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
2.2.2. Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, CCN
Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, các KCN, CCN đã trở thành nhân tố quan trọng thúc trong quá trình CNH, HĐH của tỉnh, đã thúc đẩy liên kết hạ tầng kỹ thuật, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực trong thành phố Pleiku và ngoài thành phố. Các KCN, CCN được quy hoạch nằm dọc theo các tuyến quốc lộ và các đường Tỉnh lộ, trong quy hoạch đã cơ bản đảm bảo được sự gắn kết hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, CCN về giao thông. Đây cũng là thành công bước đầu của Gia Lai về sự gắn kết này.
Theo đó, hệ thống các tuyến đường giao thông Tỉnh lộ được quy hoạch đầu tư xây dựng nối các Khu công nghiệp, Khu đô thị thành mạng lưới giao thông khép kín, liên hoàn; quy hoạch mạng lưới điện của tỉnh thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung; mạng lưới cung cấp nước sạch cho các KCN, CCN được tỉnh chú trọng đầu tư, các nhà máy cấp nước sạch được xây dựng trên địa bàn tỉnh. Hệ thống hạ tầng viễn thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cũng được kéo theo cùng với việc xây dựng hạ tầng các KCN, CCN. Việc đầu tư cho môi trường được quan tâm do các bãi rác tập trung vốn đã chật hẹp, hết công suất và chưa có bãi chôn lấp xử lý chất thải rắn, độc hại nay Khu xử lý rác thải hiện đại đã được đầu tư và đi vào sử dụng tại Trà Đa với diện tích hơn 40 ha, Nhà máy xử lý rác thải công suất 50tấn/ngày tạiKhu công nghiệp Cửa khẩu Lệ Thanh doChủ đầu tư là Tổng Công ty Toàn Cầu cũng đang được chuẩn bị đầu tư. Các dịch vụ khác trong KCN, CCN như Ngân hàng, Hải quan, bảo hiểm...được hình thành ở hầu hết các KCN, CCN đã đi vào hoạt động. Ngoài
43
ra, hạ tầng xã hội được đầu tư theo tiến độ quy hoạch và xây dựng các KCN, CCN như: Trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hoá, thể thao…
Hiện nay hầu hết cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các KCN, CCN đã và đang hoàn thiện. Cụ thể KCN Trà Đa với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Trà Đa
STT Cơ sở hạ tầng Tình trạng
1 Hệ thống giao thông
- Mặt đường trải thảm bê tông nhựa nóng theo tiêu chuẩn VNH18-H30.
- Lộ giới được nội bộ: 4 – 6 làn xe.
2 Hệ thống cấp điện - Sử dụng lưới điện quốc gia
- Điện cung cấp đến hàng rào công trình của các doanh nghiệp, có điện áp 22 kV.
- Tần số: 50 Hz, tổng công suất: 80 MVA.
3 Hệ thống cấp nước - Sử dụng nguồn nước từ Nhà máy nước Biển Hồ có công suất 300.000 m3/ngày – đêm.
- Nguồn cung cấp nước ngầm từ Nhà máy khai thác nước ngầm từ xã Trà Đa do Công ty Nhựt Thành làm chủ đầu tư. Công suất: 2000 m3/ngày- đêm.
4 Hệ thống thông tin liên lạc
- Mạng lưới thông tin liên lạc được cung cấp bởi VNPT - HCMC.
- ADSL, IDD.
5 Hệ thống xử lý nước thải
- Nước thải từ các Nhà máy phải được xử lý cục bộ tối thiểu đạt loại B theo Qui chuẩn Việt Nam QCVN: 24/2009/BTNMT trước khi xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN
- Công suất nhà máy xử lý nước thải của KCN Trà Đa: 5.000 m3/ngày-đêm.
( Nguồn: Ban quản lý các KKT Gia Lai)
44
Đặc biệt sau khi được phê duyệt mở rộng hiện KCN Trà Đa đang thực hiện xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Thảm bê tông nhựa đường số 3 và 3A - KCN Trà Đa, các hạng mục hệ thống cấp nước, hệ thống đường giao thông và thoát nước mặt, hệ thống cấp nước, điện chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè , bồn hoa đang tiến hành xây dựng. Các công trình xây dựng cơ bản chuyển tiếp năm 2013 đã có chủ trương thanh toán khối lượng hoàn thành, tất cả các hạng mục đều hoàn thành đưa vào sử dụng. Riêng KCN Cửa khẩu Lệ Thanh, hệ thống cấp thoát nước vẫn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho việc cung cấp nước vào mùa khô. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội : nhà ở cho công nhân, công trình phục vụ cho đời sống công nhân còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do hiện nay quỹ đất còn hạn hẹp, việc vay vốn ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn do các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân đều có lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm.
Đối với các KCN Tây Pleiku, CCN Chư Sê, Chu Păh, Diên Phú, Iagrai, Kongchro, Ia Sao , Mangyang, Đăkpơ , Ban quản lý KCN thường xuyên chỉ đạo các trong việc thực hiện tốt công tác sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả, đúng mục đích, trình tự thủ tục theo quy định của cơ quan cấp trên. Kiểm tra đôn đốc các dự án đang triển khai xây dựng tại các DN đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ đó, một số KCN, CCN Gia Lai dù mới được thành lập và đi vào hoạt động, nhưng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã tương đối đồng bộ, bước đầu đã đáp ứng được công tác đầu tư xây dựng và hoạt động của các doanh nghiệp KCN, CCN. Tuy nhiên do vẫn còn vướng mắc nhiều yếu tố như: vốn, trình độ quản lý của DN, một số chính sách của tỉnh… dẫn đến DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phục vụ các nhà đầu tư thứ cấp. Vì vậy cần nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước nói chung, và của tỉnh Gia Lai nói riêng trong nhũng bước đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với các KCN, CCN.
45