Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm gia tăng thu hút đầu tư vào các KCN, CCN

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Gia Lai (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCN, CCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

3.2.3. Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm gia tăng thu hút đầu tư vào các KCN, CCN

Khi KCN đã hình thành, việc nhanh chóng thu hút được các nhà đầu tư phù hợp với mục tiêu quy hoạch ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng. Chính vì vậy, làm tốt công tác thu hút đầu tư sẽ tránh được lãng phí, góp phần tích cực vào phát triển KCN, từ đó phát triển KT - XH của tỉnh. Đây là nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi nếu môi trường đầu tư không hấp dẫn thì các nhà đầu tư không vào. Muốn vậy cần:

- Hoàn thiện khung pháp lý

+ Trước hết, phải rà soát lại toàn bộ chính sách liên quan đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm tìm ra những nội dung không còn phù hợp để đề xuất Chính phủ xem xét, bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Phải đảm bảo không chồng chéo, chính sách phải đơn giản và dễ thực hiện. Mặt khác, các chính sách ưu đãi phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ vận dụng, bảo đảm sự bình đằng giữa các nhà đầu tư, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào KCN, CCN Gia Lai.

+ Rà soát lại để xóa bỏ những ưu đãi không phù hợp với quy hoạch chung của Nhà nước, và không phù hợp với điều kiện của tỉnh.

+ Thiết lập chính sách một giá, theo đó không phân biệt nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư ngoài tỉnh hay nhà đầu tư địa phương trong các chính sách ưu đãi về thuế, về chi phí, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất, phí sử dụng hạ tầng, thuê nhà…

86

+ Cân xây dựng một quy trình rõ ràng về sự phối hợp giữa việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào.

- Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn

UBND Tỉnh phải tạo sân chơi bình đẳng đối với các doanh nghiệp KCN, CCN không thiên vị đối với loại hình doanh nghiệp nào. Hỗ trợ kịp thời đối với các khó khăn vướng mắc của DN, coi khó khăn của DN là khó khăn chung, xử lý nghiêm khắc những vi phạm trong sản xuất kinh doanh như vấn đề lừa đảo, vấn đề môi trường, vấn đề vi phạm các cam kết… từ đó tạo dựng lòng tin với nhà đầu tư.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính

Rà soát để hoàn thiện bộ máy hành chính để loại bỏ sự “chồng chéo”.

Cần cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, cơ quan.

Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng quản lý “một cửa, tại chỗ”, Chính quyền đồng hành với doanh nghiệp. Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin công tác chuyên môn; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành; nghiên cứu thực hiện các dịch vụ “hành chính công”. Hình thành quỹ đầu tư xúc tiến của tỉnh, để tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư trên cơ sở vốn ngân sách và huy động vốn đóng góp của doanh nghiệp.

- Chủ động kêu gọi đầu tư

+ Đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp vận động, xúc tiến đầu tư, thực hiện các hội chợ xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, địa bàn và đối tác cụ thể. Rà soát lại toàn bộ chính sách liên quan đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm tìm ra những nội dung không phù hợp, xem xét bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

- Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào KCN với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các Sở Đầu tư Tỉnh, Ban, Ngành và chính quyền Tỉnh. Có thể thành lập một bộ phận chuyên môn làm công tác

87

vận động xúc tiến đầu tư vào KCN, CCN.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai cần dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách của tỉnh cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư, tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục các các dự án ưu tiên đầu tư và các chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN, CCN trên các phương tiện truyền thông để các nhà đầu tư và người dân được biết. Cung cấp miễn phí các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, hiểu danh mục các dự án kêu gọi đầu tư…tiềm năng phát triển KT – XH của Tỉnh.

- Tiến hành tiếp thị các KCN, CCN của tỉnh, tăng cường quảng bá điểm khác biệt của KCN, CCN của Tỉnh để thu hút đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan, lập trang Web, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu tiềm năng kinh tế của tỉnh nhà.

- Bên cạnh đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân cùng đồng sức, đồng lòng, tích cực tham gia cải thiện môi trường đầu tư. Chú trọng công tác giải phóng mặt bằng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian chờ đợi của nhà đầu tư. Nâng cao tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, tạo môi trường cởi mở thân thiện với doanh nghiệp. Tôn vinh những người có công và doanh nhân có thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triển KCN, CCN và phát triển KT - XH.

Triển khai kịp thời, đồng bộ các cơ chế chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển các thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường khoa học, công nghệ… tạo hành lang pháp lý và sự cạnh tranh lành mạnh cho các nhà đầu tư.

- Thực hiện chính sách nhất quán, điều kiện và môi trường đầu tư ổn định, thị trường tài chính lành mạnh sẽ là biện pháp quan trọng cho việc thu hút đầu tư.

88

- Với các doanh nghiệp đầu tư trong tỉnh, Tỉnh Gia Lai cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư phát triển hạ tầng, chi phí đền bù giải tỏa hoặc hỗ trợ lãi suất tiền vay để đầu tư hạ tầng KCN, nhằm làm giảm giá giá thành thuê đất. Mặt khác cần áp dụng Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thu hút nhiều lao động bằng một loạt chính sách như miễn giảm thuế đất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành quy chế thưởng trong hoạt động xuất khẩu…

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Gia Lai (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)