CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KTQT
1.2.1. Công cụ KTQT được sử dụng
a.Công cụ KTQT được sử dụng ở các nước phát triển
Tại Anh, Drury và cộng sự (1993) nghiên cứu việc áp dụng các công cụ KTQT ở 303 Công ty sản xuất và phát hiện rằng, có rất nhiều các công cụ KTQT được sử dụng. Mặc dù đã có nhiều sự điều chỉnh để phù hợp với lý thuyết, nhưng đó cũng là bằng chứng chứng minh sự phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn về việc vận dụng các công cụ KTQT.
Chenhall và Langfield-Smith (1998) nghiên cứu việc áp dụng 42 công cụ KTQT (gồm cả công cụ KTQT hiện đại và công cụ KTQT truyền thống) trong các công ty của Úc, các công cụ này được chia thành 5 nhóm dựa trên chức năng của KTQT gồm dự toán tài chính, dự toán hoạt động, tính giá, đánh giá thành quả, hỗ trợ ra quyết định. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các công cụ này được sử dụng trong các công ty được khảo sát, tuy nhiên tỷ lệ
áp dụng các công cụ KTQT truyền thống cao hơn so với các công cụ KTQT hiện đại, nhiều công ty cũng đang định hướng áp dụng một số công cụ mới trong tương lai gần, nhất là các công cụ KTQT dựa trên hoạt động và chuẩn so sánh. Thêm vào đó, những công cụ liên quan đến thông tin phi tài chính cũng được sử dụng rộng rãi trong các DN nghiên cứu tại Úc.
Trong một nghiên cứu gần đây của Hyvonen (2005) được thực hiện ở Phần Lan. Tác giả đã tìm thấy rằng, phần lớn các công cụ KTQT được sử dụng ở Phần Lan và 3 công cụ KTQT truyền thống được xem là hữu ích cao nhất là lợi nhuận bộ phận trong việc đánh giá thành quả, dự toán cho việc kiểm soát chi phí và tính giá theo phương pháp trực tiếp, những công cụ này sẽ được tiếp tục sử dụng trong tương lai. Nghiên cứu cũng cho rằng, trong tương lai cần đưa các công cụ phi tài chính để khảo sát sự hài lòng của khách hàng và thái độ của nhân viên.
Trong một khảo sát khác, Abdel-Kader và Luther (2006) nghiên cứu việc vận dụng 38 công cụ KTQT vào các DN trong ngành công nghiệp và nước giải khát ở Anh. Các công cụ này được chia thành 5 nhóm gồm tính giá, dự toán, đánh giá thành quả, thông tin cho việc ra quyết định và phân tích chiến lược. Kết quả khảo sát từ 122 DN cho thấy các công cụ KTQT truyền thống được sử dụng nhiều hơn so với các công cụ KTQT hiện đại như là phương pháp tính giá trực tiếp được sử dụng nhiều hơn phương pháp ABC, việc lập dự toán theo phương pháp truyền thống và phân tích lợi nhuận sản phẩm được sử dụng phổ biến. Ngược lại, các công cụ KTQT hiện đại như thẻ điểm cân bằng, đo lường dựa trên thành quả tài chính được cho là rất quan trọng nhưng chỉ có 40% số DN khảo sát áp dụng và hơn 50% số DN được khảo sát sử dụng quản trị lợi nhuận theo khách hàng.
Một số nghiên cứu khác ở châu Âu trong việc áp dụng các công cụ KTQT như là Anderson và Rohde (1994); Laitinen (1995); Israelsen và cộng
sự (1996); Bruggeman và cộng sự (1996); Pierce và O'Dea (1998); Szychta (2004); và Hyvonen (2005). Những nghiên cứu này đã chỉ ra một loạt các công cụ KTQT được vận dụng như tính giá, lập kế hoạch, đo lường đánh giá thành quả hoạt động và hỗ trợ ra quyết định. Ví dụ như Bruggeman và cộng sự (1996) đã điều tra việc sử dụng các công cụ KTQT trong các công ty của Bỉ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các công cụ KTQT truyền thống vẫn được sử dụng mặc dù công ty đã bắt đầu áp dụng các công cụ KTQT hiện đại như là phương pháp tính giá ABC.
b. Công cụ KTQT được sử dụng ở các nước đang phát triển
Joshi (2001) nghiên cứu các công cụ KTQT trong 60 DN vừa và lớn ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ áp dụng các công cụ KTQT truyền thống cao hơn so với các công cụ KTQT hiện đại. Các công cụ liên quan đến việc lập dự phòng theo cách truyền thống và hệ thống đánh giá thành quả được áp dụng rộng rãi, trong khi đó các công cụ KTQT hiện đại được áp dụng với tỷ lệ khá thấp và tỷ lệ áp dụng tăng lên khá chậm.
El-Ebaishi và cộng sự (2003) tiến hành khảo sát thực trạng áp dụng KTQT ở 121 DN vừa và lớn ở Saudi. 15 công cụ được đưa vào khảo sát gồm phân bổ chi phí bộ phận, phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí tiêu chuẩn, dự toán sản xuất, dự toán vốn bằng tiền, dự toán doanh thu, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán vốn, chu kỳ sống sản phẩm, quản trị hàng tồn kho kịp thời, tính giá dựa trên hoạt động và sử dụng các công cụ dự toán hồi quy. Kết quả khảo sát cho thấy các DN cho rằng các công cụ KTQT truyền thống được xem là hữu dụng và quan trọng đối với DN, các công cụ KTQT hiện đại như ABC chỉ được áp dụng trong một số DN.
Một khảo sát khác, Wu và cộng sự (2007) tiến hành khảo sát ở 64 DN liên doanh và 115 DN nhà nước ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy, các DN
Trung Quốc chủ yếu sử dụng các công cụ KTQT truyền thống. Cụ thể, các nhà quản trị DN nhà nước cho rằng họ sẽ tập trung vào các công cụ KTQT truyền thống, ngược lại các nhà quản trị DN liên doanh có xu hướng sử dụng công cụ KTQT hiện đại.
Bảng 1.2. Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng KTQT trong các nghiên cứu trước đây
Nhân tố Cách thức đo lường Tác giả
Thời gian hoạt động của DN
Tính từ khi DN thành lập đến thời điểm nghiên cứu
O’Connor (2004)
Thấp, trung bình, cao Laitinen (2001)
Sử dụng thang đo Likert Libby và Waterhouse (1996), Luther và Longden (2001),
Williams (2001), O’Connor (2004) Cạnh tranh
% doanh thu của đối tác Firth (1996)
Số lượng nhân viên Libby và Waterhouse (1996), O’Connor (2004), Williams (2001), Hoque và Jame (2000)
Tổng tài sản Firth (1996), Joshhi (2001), El- Ebaishi (2003), Hoque và Jame (2000)
Quy mô DN
Tổng doanh thu Hoque và Jame (2000) Ảnh hưởng của chính phủ Biến giả O’Connor (2004)
Hình thức sở hữu Biến giả O’Connor (2004), Wu (2007)
Giáo dục Biến giả O’Connor (2004)
Phân cấp quản lý Sử dụng thang đo Like Gordon và Nayananan (1984), Chia (1995)
Năng lực học tập của DN Sử dụng thang đo Like Libby (1996), Williams (2001) (Nguồn: trích từ Bảng 1-1, Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012)