TỔNG QUAN VỀ CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Định nghĩa DNVVN

Hiện nay, không có một sự thống nhất quốc tế nào về định nghĩa DNVVN, nó tùy thuộc vào từng quốc gia và từng ngành nghề kinh doanh.

DNVVN được xác định bởi một số tiêu chí như vị trí, quy mô, thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức, số lượng lao động, doanh thu bán hàng, giá trị tài sản, nguồn vốn, sự đổi mới hay công nghệ (Deros và cộng sự, 2006). Ở Việt Nam, theo nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2009, “DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, là những DN có quy mô nhỏ bé về vặt vốn, lao động hay doanh thu. DN nhỏ và vừa được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể như Bảng 2.1:

Bng 2.1. Quy định v DNVVN theo Ngh định 56/2009/NĐ-CP DN siêu

nh DN nh DN va

Quy mô

Khu vc S lao

động

Tng ngun

vn

S lao động

Tng ngun vn

S lao động I. Nông, lâm nghiệp

và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở

xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và

xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở

xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và

dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở

xuống

từ trên 10 người đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người (Ngun: Ngh định 56/2009/NĐ-CP) Định nghĩa này sẽ là tiêu chí đồng nhất để xác định được DNVVN trong từng ngành và khu vực, từ đó tạo điều kiện cho việc thiết lập chính sách phát triển trong tương lai, các chương trình hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật công nghệ chủ yếu ở Việt Nam cũng như sự quản lý của Nhà nước đối với các DN này.

2.1.2. Tng quan v DNVVN và lĩnh vc hot động a. Quy mô DNVVN

Theo kết quả điều tra năm 2012 như trình bày trong Bảng 2.2 ta thấy đại đa số các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là các DNVVN, các DN lớn chiếm tỷ lệ rất thấp.

Bng 2.2. Quy mô các DNVVN ti Đà Nng năm 2012

Quy mô S lượng T l (%)

DN siêu nhỏ 5,682 64.96

DN nhỏ 2,889 33.03

DN vừa 120 1.37

DN lớn 56 0.64

Tổng cộng 8,747 100

(Ngun: Niên giám thng kê năm 2013) Theo định nghĩa về sự phân loại DVVVN bao gồm: DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. Căn cứ vào tiêu chí số lượng lao động, cho thấy rằng 64.96%

là DN siêu nhỏ, một lượng đáng kể các DN vừa và nhỏ, trong đó bao gồm 3.009 DNVVN. Điều đó cho thấy rằng các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Đà Nẵng.

b.Quy mô và lĩnh vc hot động

Bảng 2.3 cho thấy rằng các DNVVN được chia thành 3 lĩnh vực chính:

sản xuất, thương mại, dịch vụ. Ba lĩnh vực này có số lượng các DN gần bằng nhau, trong đó lĩnh vực thương mại chiếm tỷ lệ cao hơn về số lượng các DN với 37,35% trong tổng số lượng DNVVN. Lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ lệ thấp hơn với 2.516 DN.

Bng 2.3. T l các DNVVN ti Đà Nng theo quy mô và lĩnh vc hot động năm 2012

Siêu nh Nh Va Tng cng

Quy mô

Lĩnh vc Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Sản xuất 1,177 20.71 1,250 43.27 89 74.17 2,516 28,95 Thương mại 2,552 44.91 691 23.92 3 2.50 3,246 37,35 Dịch vụ 1,953 34.37 948 32.81 28 23.33 2,929 33,70

Tổng 5,682 100 2,889 100 120 100 8,691 100

(Ngun: Niên giám thng kê năm 2013)

2.1.3. Tm quan trng ca DNVVN

DNVVN có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay thì các nước đều chú ý hỗ trợ các DNVVN nhằm huy động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ DN lớn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Đối với nước ta, Đà Nẵng là một điển hình thì vị trí của DNVVN lại càng quan trọng. Điều này thể hiện rõ nét trong những năm gần đây, cụ thể:

- DNVVN đã đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động của nền kinh tế. Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta, đặc biệt là trên địa bàn Đà Nẵng, DNVVN có sức lan tỏa vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Số lượng DNVVN chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số DN thuộc hình thức DN nhà nước, DN tập thể, DN tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cá thể. Do đó, lợi ích mà các DN này mang lại sẽ đóng góp không nhỏ vào kết quả hoạt động của nền kinh tế thành phố Đà Nẵng.

- DNVVN tạo việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy, toàn bộ các DNVVN mà phần lớn là khu vực ngoài quốc doanh là nguồn chủ yếu tạo ra công ăn việc làm trong tất cả các lĩnh vực. Cụ thể từ số liệu của cục Thống kê Đà Nẵng cho thấy DNVVN tuyển dụng 252.483 lao động chiếm 50,71% lực lượng lao động trong toàn thành phố. Do đó nó tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo, khoảng cách về thu nhập cũng giảm phần nào. Điều này thể hiện ở việc tỷ lệ nghèo ở Đà Nẵng từ 2.98% trong năm 2011giảm xuống còn 0.97% trong năm 2012.

- Ngoài ra, DNVVN cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hóa đáng kể về cả vật chất, số lượng và chủng loại. Các DNVVN thu hút một lượng lớn lao động và tài nguyên để sản xuất ra hàng hòa, tạo ra một lượng lớn hàng

hóa, đa dạng về chất lượng và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội được lựa chọn, góp phần đáng kể vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệu từ cục thống kê năm 2012, các DNVVN đã đóng góp 35.233 tỷ đồng tổng sản phẩm trong nước (theo giá so sánh năm 2010) trên địa bàn Đà Nẵng, đạt 1.46% trong tổng GDP cả nước (2.412.778 tỷ đồng) và tính đến tháng 11/2012, tổng kim ngạch xuất khẩu là 810,27 triệu USD chiếm 0,4 % tổng kim ngạnh xuất khẩu cả nước (207.870 triệu USD). Điều đó cho thấy rằng, các DNVVN không chỉ cung cấp một khối lượng hàng hóa trong nước mà còn có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế. Do đó, các DNVVN góp phần vào việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

- Bên cạnh đó, DNVVN làm cho nền kinh tế năng động và có hiệu quả.

Các DN và tập đoàn có quy mô lớn không có tính năng động bằng các DN có quy mô nhỏ. Cụ thể, các đơn vi kinh tế càng lớn thì càng thiếu tính linh hoạt, thiếu khả năng phản ứng nhanh, do đó một nền kinh tế nếu đặt một tỷ lệ quá lớn nguồn lao động và tài nguyên vào DN có quy mô lớn sẽ nên chậm chạp, không bắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị trường. Ngược lại, một nền kinh tế có tỷ lệ các DN có quy mô vừa và nhỏ thích hợp sẽ trở nên nhanh nhẹn hơn, phản ứng kịp thời hơn, và tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ được nâng cao hơn.

- DNVVN sẽ hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động. Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi DN phụ thuộc rất nhiều vào những nhà sáng lập ra chúng. Do đặc thù là số lượng DNVVN là rất lớn và thường xuyên phải thay đổi để thích nghi với môi trường xung quanh, phản ứng với những tác động bất lợi do sự phát triển, xu hướng tịch thu và tập trung hóa sản xuất, do đó sự sát nhập, giải thể và xuất hiện các DNVVN thường xuyên diễn ra trong mọi giai đoạn. Đó là sức ép buộc những người

quản lý và sáng lập ra chúng phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạo hiểm, sự có mặt của đội ngũ những người quản lý này cùng với khả năng, trình độ, nhận thức của họ về tình hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động lớn đến hoạt động của từng DNVVN. Họ luôn là người đi đầu trong đổi mới, tìm kiếm phương thức mới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh.

Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của đội ngũ này, và chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt phù hợp với thị trường.

Nhìn chung, DNVVN đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở Đà Nẵng. Trong tương lai, các DNVVN này sẽ là động lực quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế chung của cả nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)