ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3. ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ

2.3.1. S vn dng các công c KTQT

Nhân tố sự vận dụng các công cụ KTQT được đo lường tương tự như trong nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), Kamilah Ahmad (2012).

Để phù hợp với các DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu đã

tổng hợp 33 công cụ KTQT được phân loại theo chức năng thành 5 nhóm:

tính giá, dự toán, hỗ trợ ra quyết định, đánh giá thành quả và KTQT chiến lược để khảo sát. Thang đo Likert từ 1 (rất thấp) đến 5 (rất cao) được sử dụng để đánh giá mức độ sử dụng của từng công cụ KTQT này.

2.3.2. Quy mô DN

Tùy theo tiêu chí của mỗi nước mà quy mô DN được đo lường thông qua tổng doanh thu, tổng tài sản hoặc số lượng nhân viên. Các nghiên cứu trước đây ở các nước phát triển, tổng doanh thu thường được sử dụng làm tiêu chí để xác định quy mô DN, ở các nước đang phát triển, số lượng nhân viên thường được sử dụng nhiều hơn. Cũng theo Chenhall (2003), việc sử dụng khía cạnh tài chính để đánh giá có thể khó khăn giữa các DN vì các DN có thể sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau. Do đó, số lượng nhân viên được sử dụng làm tiêu chí để xác định quy mô DN trong nghiên cứu này. Như vậy thang đo danh nghĩa được sử dụng để phân loại quy mô DN làm 4 nhóm: DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa và DN lớn.

2.3.3. Lĩnh vc hot động

Trong nghiên cứu này, thang đo danh nghĩa được sử dụng để phân loại Lĩnh vực hoạt động được chia thành 3 lĩnh vực: sản xuất, thương mại dịch vụ và lĩnh vực khác.

2.3.4. Cnh tranh

Nghiên cứu này dựa trên cách thức đo lường phổ biến được đề xuất bởi Khandwalla (1977) để đánh giá cạnh tranh (Libby và Waterhouse, 1996; Williams và Seaman, 2001). Do đó, mức độ cạnh tranh của một DN được đo lường dựa trên 7 khía cạnh: nguyên liệu; nhân sự; bán hàng và phân phối; chất lượng sản phẩm; sự đa dạng của các sản phẩm; giá cả và các khía cạnh khác. Thang đo Likert từ 1 (rất thấp) đến 5 (rất cao) được sử dụng để đánh giá mức độ cạnh tranh trong DN.

2.3.5. Phân cp qun lý

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ phân cấp quản lý được xây dựng bởi Gordon và Narayanan (1984). Theo đó phân cấp quản lý được đánh giá trên 5 khía cạnh khác nhau gồm: phát triển sản phẩm và dịch vụ mới; thuê và sa thải nhân viên; chọn lựa việc đầu tư; phân bổ ngân sách; quyết định về giá. Thang do Likert để đánh giá mức độ phân cấp quản lý từ 1 - rất thấp đến 5 - rất cao.

2.3.6. Trình độ ca các đối tượng có liên quan đến hot động KTQT Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT được đánh giá về mức độ kiến thức tổng hợp và năng lực tự học tập nâng cao trình độ của các nhân viên trong DN. Theo đó trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT được đánh giá ở 3 cấp độ: trình độ của nhà quản trị cấp cao; trình độ của nhà quản trị cấp trung và trình độ của nhân viên kế toán.

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert được đề xuất bởi Ismail và King (2007) từ 1- rất thấp đến 5 – rất cao để đánh giá trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT trong DN được khảo sát.

2.3.7. ng dng công ngh thông tin trong điu hành qun lý

Nhân tố này được đo lường thông qua mức độ vận dụng CNTT trong việc sử dụng các công cụ KTQT và việc ứng dụng thông tin trong việc phân quyền sử dụng và chia sẻ thông tin thu thập được từ bộ phận kế toán, bộ phận quản lý bán hàng, quản lý nhân sự để phục vụ cho việc áp dụng KTQT, lập các báo cáo KTQT. Theo đó, ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành được đánh giá ở 3 lĩnh vực: ứng dụng CNTT trong quản lý bán hàng; ứng dụng CNTT trong quản trị nhân sự và ứng dụng CNTT trong công tác kế toán.

Thang đo Likert từ 1-rất thấp đến 5-rất cao được sử dụng để đánh giá mức độ vận dụng công nghệ thông tin trong việc sử dụng KTQT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)