CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Những nhân tố tác động đến mức độ vận dụng các công cụ KTQT 92 4.2. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Từ kết quả trình bày ở mục 3.4.2, nghiên cứu tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng các công cụ KTQT như sau:
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT
Các nhân tố ảnh hưởng
Hệ thống công cụ KTQT Cạnh tranh
Phân cấp quản lý
Trình độ của các đối tượng
có liên quan đến hoạt động
KTQT
Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành
quản lý
Hệ thống tính giá (+) (+) (+) (na)
Hệ thống dự toán (+) (+) (+) (+)
Hệ thống đánh giá thành quả (+) (+) (+) (na)
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (+) (+) (+) (na)
Hệ thống KTQT chiến lược (+) (+) (+) (na)
Với (+): tác động cùng chiều (-): tác động ngược chiều (na): không có ý nghĩa thống kê
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) a. Cạnh tranh
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố cạnh tranh và mức độ vận dụng KTQT có mối liên hệ với nhau. Cụ thể là nhân tố cạnh tranh tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các công cụ: tính giá, dự toán, đánh giá thành quả, hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược. Do đó, giả thuyết H3a, h3b, H3c, H3d, H3e được chấp nhận.
Như vậy, với nguồn lực ngày càng khan hiếm như hiện nay thì các DN sẽ hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao, lúc này đòi hỏi DN phải phân bổ lại nguồn lực và sử dụng hợp lý các nguồn lực đang có như không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện kênh phân phối, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chính sách giá cả hợp lý…. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các DNVVN ở Đà Nẵng cần nhiều thông tin
phục vụ cho quản lý, để đạt được điều này cần sử dụng các công cụ KTQT nhiều hơn. Do đó, cường độ cạnh tranh tác động lớn đến mức độ vận dụng tất cả các công cụ KTQT.
b. Phân cấp quản lý
Kết quả nghiên cứu này cho thấy nhân tố phân cấp quản lý và mức độ vận dụng KTQT có mối liên hệ với nhau. Cụ thể là nhân tố phân cấp quản lý tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các công cụ: tính giá, dự toán, đánh giá thành quả, hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược.
Do đó, giả thuyết H4a, H4b, H4c, H4d, H4e được chấp nhận.
Phân cấp quản lý là phân chia trách nhiệm trong việc ra quyết định và xác định trách nhiệm của từng bộ phận có liên quan đến việc ra quyết định đó.
Như vậy, nhà quản lý sẽ cần rất nhiều thông tin để đẩy nhanh tốc độ ra quyết định và xác định rõ trách nhiệm của bộ phận có liên quan đến việc ra quyết định đó. Lúc này, họ sẽ sử dụng các công cụ KTQT như là một công cụ bổ sung để có được thông tin cần thiết liên quan đến việc lập kế hoạch, kiểm soát, tổ chức, đánh giá thành quả và ra quyết định.
Như vậy, phân cấp quản lý được xem là tiền đề để thực hiện việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp; một DN có mức độ phân cấp quản lý cao thì đòi hỏi phải vận dụng các công cụ KTQT càng nhiều để gắn trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình kinh doanh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong DN. Do đó, trong DN có mức độ phân cấp quản lý càng cao thì mức độ vận dụng các công cụ KTQT càng lớn.
c. Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nhân tố trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các công cụ: tính giá, dự toán, đánh giá thành quả, hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược. Do đó, giả thuyết H5a, H5b, H5c, H5d, H5e
được chấp nhận.
Việc áp dụng các công cụ KTQT, lập các báo cáo KTQT trong hoạt động quản lý của DN đòi hỏi người lập phải có trình độ nhất định. Nhân viên kế toán là người phụ trách công việc này. Nếu nhân viên kế toán trong doanh DN có trình độ cao thì việc sử dụng các công cụ KTQT sẽ không gặp nhiều khó khăn, do đó việc vận dụng công cụ này để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN sẽ càng nhiều. Ngược lại, nếu nhân viên kế toán trong doanh nghiệp hạn chế về trình độ, thì việc vận dụng công cụ này trong DN bị hạn chế. Do đó, trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT càng cao thì mức độ sử dụng các công cụ KTQT càng nhiều.
d. Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý có mối liên hệ cùng chiều với công cụ dự toán, nghĩa là nếu DN ứng dụng CNTT vào hoạt động lập dự toán thì mức độ áp dụng công cụ dự toán càng cao, do đó giả thuyết H6b được chấp nhận. Kết quả này phù hợp với thực tế các DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng khi đại đa số các DN sử dụng các công cụ dự toán trong hoạt động quản lý của mình, công cụ dự toán này được sử dụng với tỷ lệ khá cao, mức độ áp dụng khá lớn so với các công cụ còn lại. Do đó sẽ dễ dàng nhận thấy hiệu quả của việc ứng dụng khoa học thông tin vào việc dự toán hơn là các công cụ còn lại.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chưa đủ cở sở để khẳng định mối liên hệ giữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý và mức độ áp dụng các công cụ tính giá, hỗ trợ ra quyết định, đánh giá thành quả, KTQT chiến lược. Do đó, giả thuyết H6a, H6c, H6d, H6e không được chấp nhận.
Như vậy, việc vận dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều khối lượng công việc cũng như hạn chế
được những sai sót trong quá trình áp dụng. Trước đây, khi công nghệ thông tin chưa phát triển cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của DN còn rất hạn chế thì ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung, công nghệ phần mềm kế toán nói riêng, DN đã ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều trong hoạt động kế toán của mình và hầu hết các DN đều áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của DN. Tuy nhiên, việc các DN có sử dụng hay không sử dụng KTQT thì mặc nhiên DN cũng áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Do đó, nghiên cứu đã không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc ảnh hưởng của nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý sẽ tác động đến mức độ vận dụng KTQT của DN.
Ngoài ra, nghiên cứu đã kiểm định sự tác động của các yếu tố mang đặc tính DN đến mức độ vận dụng các công cụ KTQT, đó là nhân tố lĩnh vực hoạt động và quy mô DN.
- Lĩnh vực hoạt động
Kết quả phân tích về mức độ áp dụng KTQT cho nhóm DN sản suất và nhóm DN thương mại dịch vụ cho thấy: chưa có đầy đủ cở sở để khẳng định mức độ vận dụng KTQT trong hai nhóm lĩnh vực này có sự khác biệt nhau và có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết H1 không được chấp nhận.
- Quy mô DN
Kết quả phân tích về mức độ áp dụng KTQT cho hai nhóm quy mô DN vừa và DN nhỏ cho thấy: chưa có đầy đủ cở sở để khẳng định mức độ vận dụng KTQT trong hai nhóm quy mô này có sự khác biệt nhau và có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết H2 không được chấp nhận.